Dịch vụ

Tư vấn thừa kế theo di chúc, điều kiện và quy định cần biết

Thừa kế luôn là vấn đề xảy ra nhiều tranh chấp, nếu xảy ra vấn đề tranh chấp trong quá trình thừa kế di chúc cần giải quyết ra sao? Trong những trường hợp như vậy, có nhiều người tìm đến luật sư để tư vấn thừa kế theo di chúc. Vậy thừa kế theo di chúc là gì? Điều kiện, quy định, người thừa kế như thế nào? Cùng Apolat Legal khám phá thông qua bài viết dưới dây nhé!

Tư vấn thừa kế theo di chúc
Tư vấn thừa kế theo di chúc, điều kiện và quy định cần biết

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015.

2. Thừa kế theo di chúc là gì

Chương XXII Bộ luật Dân sự 2015 từ Điều 624 đến Điều 648 có những quy định cụ thể về thừa kế theo di chúc, có thể kể đến như Di chúc miệng, di chúc bằng văn bản có nhân chứng, di chúc bằng văn bản không có nhân chứng… Từ những quy định trên, có thể hiểu quyền định đoạt tài sản của bản thân dựa theo di chúc là quyền lợi cơ bản của một người có tài sản hợp pháp được pháp luật bảo vệ.

Thừa kế di chúc là hình thức thừa kế được pháp luật ưu tiên hàng đầu. Chỉ trong một số trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không được công nhận một phần hoặc toàn bộ thì mới xem xét định đoạt tài sản của người đã mất bằng các hình thức khác, hay còn gọi là thừa kế theo pháp luật.

Ví dụ: Ông B qua đời, lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho con trai cả của mình. Mong muốn của ông B được thể hiện qua di chúc và pháp luật sẽ tôn trọng, bảo vệ cho điều này.

Định nghĩa thừa kế theo di chúc
Định nghĩa thừa kế theo di chúc

3. Điều kiện để di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật

Dưới đây là những điều kiện cần đáp ứng để bản di chúc được coi là có hiệu lực về mặt pháp lý:

3.1. Về chủ thể lập di chúc

Căn cứ theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ thể lập di chúc bao gồm những đối tượng sau đây:

“1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”

3.2. Về nội dung di chúc văn bản

Nội dung di chúc hợp pháp cần đáp ứng được đầy đủ các điều kiện quy định tại điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 630. Di chúc hợp pháp

  1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

               a.Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

               b. Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”

Bên cạnh 2 điều kiện quan trọng nêu trên, nội dung di chúc còn phải đảm bảo đáp ứng thêm các điều kiện khác của Bộ luật Dân sự năm 2015. Một trong số đó chính là hình thức của di chúc: Hiện nay, pháp luật chấp nhận hai hình thức di chúc hợp pháp, đó là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng, được quy định cụ thể tại Điều 627 của Luật này.

Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc bằng văn bản gồm có các loại sau đây:

  • Di chúc bằng văn bản có nhân chứng.
  • Di chúc bằng văn bản không có nhân chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

3.3. Về người làm chứng di chúc văn bản

Người làm chứng di chúc văn bản được quy định tại Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.”

Di chúc bằng văn bản có nhân chứng phải có ít nhân 2 cá nhân làm chứng, đồng thời chữ ký, điểm chỉ trong di chúc được mọi người xác nhận là của người lập di chúc. Chỉ như vậy thì mới đáp ứng được điều kiện về hình thức của di chúc bằng văn bản có nhân chứng.

Di chúc chỉ được coi là hợp pháp và có hiệu lực nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện cả về hình thức và nội dung. Nếu một trong hai điều kiện trên không được đảm bảo thì đồng nghĩa với việc di chúc không có hiệu lực. Trong trường hợp di chúc không có hiệu lực, tài sản của người đã mất sẽ được phân chia theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế theo pháp luật.

Điều kiện để di chúc hợp pháp theo quy định

4. Quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Các trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”

Những trường hợp được thừa kế theo quy định của pháp luật
Những trường hợp được thừa kế theo quy định của pháp luật

5. Quy định về người thừa kế theo pháp luật

Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật bao gồm các đối tượng dưới đây:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”

Như vậy, những đối tượng trong cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần tài sản như nhau. Hàng thừa kế sau chỉ được nhận di sản trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết hoặc không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hay từ chối nhận.

Hàng thừa kế thứ nhất

Bao gồm: Vợ chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ và con nuôi của người đã chết

Đối tượng thừa kế là vợ/chồng: Cần được xác định thông qua cơ sở là kết hôn và đã thiết lập quan hệ vợ chồng. Quy định về việc đăng ký kết hôn thể hiện đầy đủ tại Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:

“Điều 9. Đăng ký kết hôn

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của luật này và pháp luật về hộ tịch

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn

ĐIều 665 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc thừa kế tài sản trong trường hợp hai vợ chồng đã phân chia tài sản chung, đã ly hôn hoặc kết hôn với người khác như sau:

1. Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

2. Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.”

Thực tế, trong một số trường hợp hai vợ chồng muốn sống riêng nhưng không ly hôn nên đã tiến hành chia tài sản chung. Nếu sau đó có một người chết thì họ vẫn còn quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý, do đó người còn lại mặc nhiên sẽ được thừa kế di sản của người đã chết và thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Trừ trường hợp từ chối nhận di sản thì họ đương nhiên có quyền sở hữu đối với phần tài sản thừa kế của mình.

  • Đối tượng thừa kế là cha/mẹ/con:
    • Theo quy định, cha mẹ đẻ là hàng thừa kế thứ nhất của con đẻ mình và ngược lại. Con đẻ ở đây bao gồm cả con trong và ngoài giá thú, nên con ngoài giá thú vẫn được công nhận là người thừa kế hàng thứ nhất của cha mẹ.
    • Con nuôi và cha mẹ nuôi không chỉ được thừa kế tài sản của nhau mà còn được thừa kế tài sản theo quy định thừa kế thế vị, và quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ.
    • Gia đình cha mẹ nuôi chỉ được thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi chứ không có quan hệ thừa kế đối với con nuôi. Cha mẹ đẻ của người nuôi con nuôi cũng không có quyền thừa kế tài sản của người con nuôi đó.
    • Nếu cha mẹ nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi không trở thành con nuôi của người đó. Chính vì vậy, đối tượng kết hôn này và con nuôi không có quan hệ thừa kế.
    • Người con nuôi dù đã trở thành con nuôi của người khác thì vẫn có quyền thừa kế tài sản của cha mẹ đẻ, ông bà nội ngoại cũng như anh chị em ruột, cô, dì, chú, cậu ruột của mình như bình thường.
    • Con riêng và mẹ kế, bố dượng nếu có quan hệ nuôi dưỡng và chăm sóc nhau như cha mẹ con bình thường thì vẫn được thừa kế tài sản của nhau, ngoài ra còn được thừa kế thế vị và thừa kế theo quy định tại Điều 653 Bộ luật Dân sự về quan hệ thừa kế giữa con nuôi, cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ.
Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ chồng, cha mẹ, con cái và người đã mất
Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ chồng, cha mẹ, con cái và người đã mất

Hàng thừa kế thứ 2

Bao gồm ông bà nội ngoại, anh chị em ruột của người đã mất, cháu ruột của người chết trong trường hợp người chết là ông bà nội, ngoại.

  • Ông bà nội, ngoại được quy định là hàng thừa kế thứ 2 của cháu nội, cháu ngoại, Ngược lại, nếu người chết không có con hoặc có con nhưng con không có quyền thừa kế, khước từ nhận di sản thì cháu ruột sẽ được thừa kế tài sản của ông bà.
  • Anh chị em ruột được quy định là hàng thừa kế thứ 2 của nhau, cả trong trường hợp cùng mẹ hoặc cùng cha. Một người mẹ đẻ bao nhiêu con thì tất cả họ đều được pháp luật coi là anh, chị em ruột của nhau, không phụ thuộc vào các yếu tố khác như cùng cha hay con ngoài giá thú.
  • Con riêng của vợ và con riêng của chồng không được coi là anh, chị em ruột.
  • Con nuôi của một người đương nhiên không phải là anh, chị, em ruột của con đẻ người đó. Chính vì vậy, họ không có quyền thừa kế tài sản của nhau.
  • Dù đã trở thành con nuôi của người khác thì người con nuôi này vẫn được coi như là người thừa kế hàng thứ hai của anh, chị, em ruột. Người có anh, chị, em ruột làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế hàng thứ 2.
Hàng thừa kế thứ hai bao gồm ông bà ngoại, anh chị em ruột và chau cua người đã mất
Hàng thừa kế thứ hai bao gồm ông bà ngoại, anh chị em ruột và chau cua người đã mất

Hàng thừa kế thứ 3

Bao gồm cụ nội ngoại của người chết, bác, dì, chú, cậu, cô ruột của người chết, cháu ruột nếu người chết là cô, dì, chú, bác, cậu ruột, chắt ruột nếu người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Cụ nội, cụ ngoại được định nghĩa là người sinh ra ông bà nội hoặc ông bà ngoại của người đã mất. Trong trường hợp cụ nội, ngoại chết mà không có người thừa kế là con cháu ruột, hoặc người thừa kế không có quyền nhận di sản, từ chối nhận di sản thì chắt ruột sẽ được thừa hưởng tài sản của cụ.

Cô, dì, chú, bác, cậu ruột được định nghĩa là những người có quan hệ anh, chị, em ruột với cha đẻ và mẹ đẻ của người đã khuất. Trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất hoặc thứ 2, hoặc có người thừa kế nhưng không được công nhận, khước từ nhận di sản thì cháu ruột sẽ được thừa kế nếu người chết là cô, dì, chú, bác, cậu ruột. Ngược lại, cháu ruột chết nhưng không có người thừa kế hàng thứ nhất, thứ 2, hoặc có nhưng không có quyền nhận di sản, khước từ nhận di sản thì cô, dì, chú, bác, cậu ruột sẽ được thừa hưởng di sản của cháu.

Hàng thừa kế thứ ba bao gồm cụ nội ngoại của người đã mất
Hàng thừa kế thứ ba bao gồm cụ nội ngoại của người đã mất

6. Dịch vụ tư vấn thừa kế theo di chúc tại Apolat

Apolat Legal có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý. Trong đó, nổi bật là dịch vụ tư vấn thừa kế theo di chúc. Với đội ngũ luật sư giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, đã từng giải quyết thành công nhiều vụ việc chắc chắn sẽ giúp bạn có được kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cam kết với khách hàng những điều sau đây:

  • Chi phí dịch vụ phù hợp so với mặt bằng chung.
  • Hỗ trợ khách hàng tất cả các công việc cần thiết, tư vấn mọi thông tin liên quan đến quy định hiện hành.
  • Hỗ trợ tìm kiếm bằng chứng xác minh, tổng hợp giấy tờ có liên quan.
  • Thay mặt khách hàng tham gia các phiên xét xử của tòa dưới danh nghĩa luật sư.
  • Quy trình làm việc nhanh chóng, đúng thời hạn.

Hy vọng một số thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi di chúc hợp pháp là như thế nào, cũng như ai có quyền được thừa hưởng di chúc. Liên hệ ngay với Apolat Legal nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì, hoặc muốn được gặp trực tiếp luật sư để được tư vấn thừa kế theo di chúc.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
  • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Phone: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com

Tham khảo các bài viết liên quan đến tư vấn thừa kế theo di chúc

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.