Di chúc miệng là gì? Điều kiện để di chúc miệng có hiệu lực?

Di chúc miệng là một trong hai hình thức di chúc được quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên không phải ai cũng biết di chúc miệng là gì? Di chúc miệng cần phải thỏa mãn điều kiện gì thì được coi là hợp pháp? Thông qua bài viết dưới đây, Apolat Legal sẽ giải đáp các thắc mắc trên đồng thời cung cấp các thông tin về điều kiện của người lập và làm chứng di chúc, trường hợp di chúc có thể bị hủy bỏ.

Di chúc miệng của vợ chồng như thế nào để đúng luật?
Di chúc miệng là gì? Di chúc miệng cần thỏa mãn điều kiện gì thì hợp pháp?

1. Di chúc miệng là gì?

Di chúc miệng là sự bày tỏ ý nguyện bằng lời nói của cá nhân về việc chuyển tài sản của mình hoặc của người khác sau khi chết cho những người còn sống sau khi người lập di chúc qua đời theo quy định tại Điều 629 và 630 Bộ luật dân sự 2015. Di chúc miệng chỉ được áp dụng khi không thể lập di chúc bằng văn bản, tức là trong tình huống mà tính mạng của người lập di chúc bị đe dọa và không thể thực hiện việc lập di chúc bằng văn bản. Mặc dù đã có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, thực tế việc lập và thực hiện di chúc miệng hiện nay vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn.

Ví dụ: Khi một người đang trong tình trạng hấp hối hoặc bị đột quỵ một cách bất ngờ và trong hoàn cảnh đó họ cảm thấy không thể qua khỏi, những lời cuối cùng mà họ nói về việc chuyển giao tài sản cho những người còn sống có thể được xem như việc thiết lập di chúc bằng miệng.

Tuy nhiên vẫn xuất hiện trường hợp có người muốn nhận di sản thừa kế của người mất nên đã tiến hành lừa dối, gian lận khiến người mất để lại di chúc miệng không thể hiện đúng ý chí của người mất. Do đó, để tránh trường hợp này pháp luật đã quy định di chúc miệng cần đảm bảo các điều kiện được nêu trong bộ luật Dân sự 2015 thì mới có hiệu lực và có thể áp dụng.

2. Điều kiện để di chúc miệng có hiệu lực?

Để di chúc miệng có hiệu lực, di chúc này phải thỏa mãn 3 điều kiện gồm: điều kiện với người lập di chúc, điều kiện với người làm chứng và điều kiện thời điểm lập di chúc miệng. Cụ thể như sau:

Điều kiện để di chúc miệng có hiệu lực?
3 điều kiện để di chúc miệng có hiệu lực

2.1. Điều kiện đối với người lập di chúc

Căn cứ theo điểm a khoản 1, Điều 630, Bộ luật Dân sự 2015 quy định một di chúc hợp pháp thì người lập di chúc phải thỏa mãn điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Như vậy, người lập di chúc phải có năng lực hành vi dân sự để thực hiện quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình. Trạng thái của người lập di chúc miệng phải minh mẫn sáng suốt, không bị lừa dối, cưỡng ép hay đe dọa trong quá trình lập di chúc miệng.

2.2. Điều kiện đối với người làm chứng

Tại khoản 5, Điều 630 và Điều 632, Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định rõ về điều kiện đối với người làm chứng là:

  • Có ít nhất 02 người làm chứng và được người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên (điểm chỉ) ngay sau khi người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng;
  • Có khả năng nhận thức và kể lại được nội dung di chúc mà mình chứng kiến.
  • Có đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Không phải là người được thừa kế trong di chúc;
  • Không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc;
  • Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm hư hại hoặc giả mạo di chúc;

Như vậy, người làm chứng di chúc miệng phải đủ tiêu chuẩn về năng lực hành vi, không có điều kiện để can thiệp vào di chúc và có khả năng ghi nhớ lại nội dung di chúc một cách chính xác.

2.3. Điều kiện về thời điểm lập di chúc miệng

Căn cứ vào khoản 5, Điều 630, Bộ luật Dân sự 2015, đìều kiện về thời điểmm di chúc miệng được phép lập khi người để lại di chúc lâm vào hoàn cảnh tính mạng bị đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản. Trong trường hợp này, nếu người đó vẫn có nguyện vọng để lại di sản cho người khác nhưng sức khỏe không cho phép tự mình viết thành văn bản thì có thể truyền đạt nguyện vọng của mình qua lời nói dưới sự chứng kiến của người làm chứng và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, người lập di chúc miệng cần thể hiện ý chí của mình trước mặt ít nhất 2 người làm chứng. Ngay sau khi người có di sản để lại di chúc miệng thì người làm chứng phải ghi chép và cùng ký tên/điểm chỉ vào văn bản này. Sau đó, trong vòng 5 ngày làm việc, chữ ký/điểm chỉ của người làm chứng trên văn bản ghi chép di chúc miệng phải được công chứng/chứng thực.

3. Có thể lập di chúc miệng trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 629, Bộ luật Dân sự 2015, Có thể lập di chúc miệng trong trường hợp sau:

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Như vậy, trong trường hợp người có di sản gặp bạo bệnh, sắp chết và không thể lập di chúc bằng văn bản được thì có thể lập di chúc miệng. Tuy nhiên sau 03 tháng từ thời điểm lập di chúc miệng mà người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng đã lập sẽ bị hủy bỏ.

4. Một số câu hỏi thường gặp về di chúc miệng

4.1. Di chúc miệng có thể bị hủy bỏ trong trường hợp nào?

Theo khoản 2, Điều 629, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về trường hợp di chúc miệng có thể bị hủy bỏ khi:

Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Ngoài ra, nội dung của bản di chúc và người lập di chúc miệng nếu không đáp ứng những điều kiện để di chúc miệng có hiệu lực theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc cũng sẽ bị hủy bỏ.

4.2. Di chúc miệng không có người làm chứng thì có hiệu lực không?

Trường hợp di chúc miệng không có người làm chứng sẽ không hợp pháp và không có hiệu lực áp dụng.(theo khoản 5, Điều 630, Bộ luật Dân sự 2015)

4.3. Di chúc miệng không có giá trị pháp lý phân chia tài sản thừa kế thì làm sao?

Tại Điểm b, Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: Nếu di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ được chia theo pháp luật theo 2 cách sau đây:

  • Cách 1: Những người có quyền thừa kế sẽ tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản
  • Cách 2: Yêu cầu Tòa án tiến hành chia thừa kế theo quy định của pháp luật

Trên đây là những thông tin về di chúc miệng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng vào thực tế cuộc sống trong những trường hợp cần thiết. Việc am hiểu về di chúc, đặc biệt là di chúc bằng miệng sẽ giúp bạn biết cách xử lý trong những tình huống liên quan đến di chúc.

Thông tin liên hệ:

  • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
  • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Phone: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com

Tham khảo các bài viết liên quan đến di chúc miệng

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.