Dịch vụ

Tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con: Quy định, điều kiện và nghĩa vụ cần biết

Trong quá trình ly hôn, việc tranh chấp về quyền nuôi con thường là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa vợ và chồng. Pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể về điều kiện được giành quyền nuôi con, cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm của cha mẹ sau khi ly hôn đối với con cái. Tất cả sẽ được Apolat Legal giải đáp và tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con.

Tư vấn về việc giành quyền nuôi con sau ly hôn
Tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con theo quy định của pháp luật

1. Quy định của pháp luật về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn được quy định cụ thể như sau: 

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Quy định của pháp luật về việc giành quyền nuôi con
Quy định của pháp luật về việc giành quyền nuôi con

2. Điều kiện giành quyền nuôi con theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo những quy định nêu trên trong Luật Hôn nhân và gia đình, cha mẹ sau khi ly hôn nếu muốn giành quyền nuôi con thì phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện: 

  • Tự thỏa thuận về đối tượng trực tiếp nuôi con cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con cái. 
  • Nếu không tự thỏa thuận được thì phải chứng minh các điều kiện của mình, có thể đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con cái, chẳng hạn như: 
    • Điều kiện liên quan đến đời sống vật chất: Ăn, ở, điều kiện sinh hoạt và học tập… 

Cha mẹ có thể chứng minh bằng bảng lương hoặc giấy tờ chứng minh thu nhập của bản thân, giấy tờ chứng minh các nguồn tài chính khác cũng như cách chăm sóc con sau ly hôn… 

    • Điều kiện liên quan đến đời sống tinh thần: Thời gian dạy dỗ và chăm sóc con cái, tình cảm dành cho con trong thời gian vừa qua, điều kiện vui chơi giải trí, nâng cao nhân cách đạo đức và trình độ học vấn… của hai bên cha mẹ. 

Lưu ý: Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi là ngoại lệ sẽ đưa cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, con đủ 7 tuổi có quyền đưa ra nguyện vọng chọn người trực tiếp nuôi dưỡng mình. 

Điều kiện giành quyền nuôi con theo quy định của pháp luật
Điều kiện giành quyền nuôi con theo quy định của pháp luật

3. Quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sẽ được tiến hành trong những trường hợp sau: 

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Có thể thấy, cha hoặc mẹ sẽ được nhận quyền trực tiếp nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu đủ căn cứ chứng minh người đó không có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và trông nom con cái, hoặc có những thỏa thuận khác dựa trên lợi ích của con thì quyền nuôi dưỡng, chăm sóc có thể được thay đổi.

Quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con
Quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

4. Quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, có quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau: 

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Căn cứ theo Điều 83 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu cha, mẹ bên không trực tiếp nuôi con thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại ĐIều 82 của luật này. Đồng thời, yêu cầu người không trực tiếp nuôi con tôn trọng quyền nuôi dưỡng và chăm sóc của mình. 

Bên cạnh đó, người có quyền nuôi con sau ly hôn không được ngăn cản người không trực tiếp nuôi dưỡng con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con. 

Quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con
Quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con

5. Tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con hiệu quả

Theo kinh nghiệm tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con của Apolat Legal, để thành công trong tranh chấp về quyền nuôi con, bạn cần thực hiện được các công việc như sau: 

5.1. Chứng minh đối phương là người có lỗi

Việc chứng minh đối phương là người có lỗi khiến cho cuộc hôn nhân không tiếp tục sẽ giúp bạn có lợi thế hơn trong việc giành quyền trực tiếp nuôi dưỡng. Để làm được điều này, bạn cần đưa ra được các bằng chứng về việc chồng/vợ mình đã có những hành vi vi phạm về đạo đức làm tan vỡ quan hệ hôn nhân, chẳng hạn như: 

  • Vợ/chồng ngoại tình. 
  • Tình trạng bạo lực gia đình. 
  • Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà một người vợ/chồng nên làm. 

Thực tế, việc chứng minh được đối phương là người có lỗi trong ly hôn sẽ giúp bạn giành được những lợi thế đáng kể khi Tòa đưa ra phán quyết về quyền nuôi con. Bởi yếu tố đạo đức chính là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để Tòa quyết định đưa con cho ai chăm sóc. Những người vợ/chồng khiến cuộc sống hôn nhân rạn nứt do những hành vi như không chung thủy hay bạo lực gia đình đã thể hiện được phần nào phẩm chất đạo đức không tốt của người đó. 

Những loại minh chứng bạn có thể sử dụng là: 

  • Hình ảnh hoặc video quay lại hành vi ngoại tình. 
  • Hình ảnh hoặc giấy tờ chứng minh thương tích do bạo lực gia đình gây ra. 

5.2. Chứng minh được thu nhập đảm bảo nuôi con

Bên cạnh yếu tố đạo đức thì điều kiện vật chất cũng sẽ được Tòa án cân nhắc trước khi quyết định giao con cho người nào. 

Thực tế, người không có tài chính ổn định khó lòng đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về đời sống vật chất cho con. Do đó, đối tượng trực tiếp nuôi dưỡng con phải có đủ điều kiện vật chất đảm bảo toàn bộ lợi ích cho con, chẳng hạn như: 

  • Đảm bảo nhu cầu được ăn uống và đầy đủ chất dinh dưỡng. 
  • Nhu cầu được mặc ấm, mặc đủ. 
  • Được đi học và đào tạo về giáo dục. 
  • Có chỗ ở ổn định. 

Việc chứng minh thu nhập đảm bảo có thể thông qua một số minh chứng như bảng lương, doanh thu bán hàng hay sổ bảo hiểm xã hội… 

Tất nhiên, bạn cũng phải biết không phải cứ có tài chính tốt hơn là sẽ giành được quyền nuôi con. Việc chứng minh được thu nhập của mình chỉ giúp bạn có nhiều lợi thế hơn trong cuộc chiến tranh chấp quyền nuôi dưỡng. 

Chứng minh điều kiện về tài chính
Chứng minh điều kiện về tài chính

5.3. Chứng minh được có thời gian dành cho con

Người trực tiếp nuôi con chắc chắn phải có nhiều thời gian dành cho con. Điều này giúp đứa trẻ được phát triển toàn diện cả về đời sống vật chất và tinh thần.

Chính vì vậy, dù bạn có đủ tài chính nhưng lại quá bận rộn, không thể dành thời gian để quan tâm, chăm sóc con cái thì Tòa án cũng sẽ không giao quyền nuôi con trực tiếp cho bạn. Nếu chứng minh được đối phương thường xuyên đi xa nhà, bạn sẽ có thêm một lợi thế nữa để tăng tỷ lệ giành được quyền nuôi con.

Yếu tố này có thể được chứng minh thông qua thời gian làm việc cụ thể hàng tuần, hàng tháng của bạn, tính chất công việc có thường xuyên đi xa hay không, có bận rộn quá mức hay không.

5.4. Chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống không quan tâm đến con cái và có hành vi bạo lực 

Để được Tòa án trao quyền trực tiếp nuôi con, bạn phải thật sự yêu thương và dành cho con nhiều tình cảm.

Do đó, nếu chứng minh được trong thời gian còn chung sống, đối phương có những hành vi bạo lực đối với con về cả thể chất và tinh thần, không quan tâm chăm sóc, không hoàn thành tốt nghĩa vụ của một người mẹ, người cha… thì đây chắc chắn là một bất lợi lớn cho đối phương.

Bởi lẽ, trẻ nhỏ cần được yêu thương và quan tâm đúng cách thì mới có thể phát triển toàn diện được. Việc không quan tâm và lo lắng cho con chứng tỏ người đó không thể có khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc con tốt được.

Chứng minh được hành vi bạo lực gia đình của đối phương
Chứng minh được hành vi bạo lực gia đình của đối phương

5.5. Chứng minh được sau khi ly hôn, bạn có những điều kiện thuận lợi hơn để chăm sóc con

Như đã nói ở trên, yếu tố vật chất khá quan trọng khi Tòa án cân nhắc phán quyết về quyền nuôi con. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả.

Trên thực tế, dù đối phương có tài chính tốt hơn bạn, bạn vẫn có thể đảo ngược tình thế bằng cách chứng minh bạn có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc chăm sóc con. Chẳng hạn như tình cảm dành cho con nhiều hơn, con có nguyện vọng được ở với bạn hoặc khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của bạn lớn hơn.

Nếu chứng minh được những điều trên, bạn gần như giành được chiến thắng tuyệt đối trong cuộc tranh chấp này. Tuy nhiên, việc thu thập bằng chứng hay giấy tờ chứng minh cần thiết lại không phải điều dễ dàng.

Bạn cần tìm được cách chứng minh phẩm chất đạo đức và nhân cách của mình tốt, cung cấp được môi trường sống hoàn hảo cho con, có nhiều thời gian trông nom và trong sóc… Song song với đó, việc tìm ra những bất lợi của đối phương cũng vô cùng quan trọng.

Chứng minh lợi thế về điều kiện
Chứng minh lợi thế về điều kiện

6. Tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con tại Apolat

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con, Apolat Legal cam kết sẽ đồng hành cùng bạn, với đội ngũ luật sư giỏi, chuyên môn cao, từng giải quyết thành công nhiều trường hợp “hóc búa”. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cam kết với khách hàng những điều sau đây: 

  • Cung cấp dịch vụ với chi phí phù hợp nhất trên mặt bằng chung 
  • Quy trình làm việc nhanh chóng, đúng tiến độ đề ra 
  • Đảm bảo mang đến kết quả tốt, có lợi nhất đối với khách hàng 
  • Hỗ trợ khách hàng trong việc tìm kiếm bằng chứng, giấy tờ và tài liệu cần thiết 
  • Thay mặt khách hàng thực hiện các công việc và tham gia các buổi xét xử tại Tòa dưới vai trò luật sư. 

Có thể thấy, thủ tục ly hôn và tranh chấp sau khi ly hôn chưa bao giờ là điều dễ dàng. Do đó, đừng quên liên hệ ngay với Apolat Legal để được gặp mặt luật sư trực tiếp, hỗ trợ bạn đầy đủ trong việc cung cấp các thông tin quan trọng và giải đáp thắc mắc chi tiết vtư vấn ly hôn giành quyền nuôi con.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

  • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
  • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Phone: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com

Tham khảo các bài viết liên quan đến tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.