Giải quyết tranh chấp hợp đồng tư vấn pháp luật

Trong bối cảnh xã hội ngay nay, các tranh chấp, mâu thuẫn về hợp đồng đang có chiều hướng gia tăng. Do đó, những vấn đề pháp lý liên quan và phương thức giải quyết tranh chấp là một trong những nội dung được quan tâm bởi các cá nhân, pháp nhân. Trong khuôn khổ bài viết sau, chuyên gia Apolat Legal sẽ cung cấp đến bạn những phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng tư vấn pháp luật phổ biến hiện nay. 

Tìm hiểu vấn đề pháp lý về tranh chấp hợp đồng
Tìm hiểu vấn đề pháp lý về tranh chấp hợp đồng

1. Tìm hiểu về hợp đồng

1.1. Khái niệm

Căn cứ theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, thuật ngữ “hợp đồng” được định nghĩa cụ thể như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Như vậy có thể hiểu rằng, hợp đồng tức là sự thỏa thuận, đàm phán về việc thiết lập các quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự của mỗi bên trong một mối quan hệ pháp lý, cũng như thay đổi các điều khoản hoặc chấm dứt hợp đồng.

Định nghĩa về hợp đồng

Một số loại hợp đồng phổ biến trong thực tiễn như:

  • Hợp đồng song vụ: Loại hợp đồng mà các chủ thể tham gia đều có nghĩa vụ với nhau;
  • Hợp đồng đơn vụ: Loại hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ thực hiện những điều khoản trong hợp đồng;
  • Hợp đồng chính: Loại hợp đồng không bị lệ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng phụ;
  • Hợp đồng phụ: Loại hợp đồng không bị phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính;
  • Hợp đồng phát sinh trên lợi ích của bên thứ ba: Loại hợp đồng mà chủ thể tham gia giao kết đồng nghĩa vụ thực hiện và người thứ ba sẽ được hưởng lợi ích từ điều đó;
  • Hợp đồng có điều kiện: Loại hợp đồng phụ thuộc vào những ràng buộc nhất định gây phát sinh, thay đổi hoặc dẫn đến chấm dứt hợp đồng.

1.2. Đặc điểm

Từ định nghĩa chi tiết ở trên, ta có thể rút ra những đặc điểm của hợp đồng như sau:

  • Hợp đồng chính là sự thỏa thuận, đàm phán giữa đôi bên trong việc thể hiện ý chí hợp tác với nhau;
  • Hợp đồng làm phát sinh các hệ quả pháp lý như xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên liên quan tham gia trong giao kết hợp đồng;
  • Nội dung của hợp đồng xoay quanh các điều khoản về quyền và nghĩa vụ mà các chủ thể tham gia cần thỏa thuận và phải cam kết thực hiện;
  • Mục đích của bản hợp đồng chính là bảo vệ những lợi ích thỏa đáng của các bên tham gia, không trái đạo đức và các chuẩn mực xã hội.

1.3. Một số loại tranh chấp hợp đồng phổ biến

Từ đặc điểm trên có thể thấy rằng hợp đồng thường được đi đôi với lợi ích, do đó điều này có thể dẫn đến những tranh chấp, mâu thuẫn liên quan. Tranh chấp hợp đồng tư vấn pháp luật được hiểu là sự xung đột, bất đồng ý kiến của đôi bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi trong hợp đồng. Tranh chấp hợp đồng thường phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng, mang yếu tố vật chất và gắn liền với lợi ích thỏa đáng của các bên tham gia. Một số loại tranh chấp hợp đồng phổ biến trong thực tiễn ngày nay như:

  • Tranh chấp liên quan đến các vấn đề dân sự;
  • Tranh chấp liên quan đến lĩnh vực kinh doanh thương mại;
  • Tranh chấp liên quan đến hợp đồng lao động;
  • Tranh chấp liên quan đến các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ;
  • Tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng;
Tranh chấp hợp đồng thường đi đôi với lợi ích

1.4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng tư vấn pháp luật

Theo những quy định hiện hành, việc tranh chấp hợp đồng tư vấn pháp luật phải được giải quyết dựa trên những nguyên tắc sau:

  • Bảo đảm bình đẳng, công bằng: Việc giải quyết tranh chấp phải đảm bảo tính bình đẳng và công bằng đối với tất cả cá nhân và tổ chức liên quan;
  • Tự do và tự nguyện: Các cá nhân, tổ chức cam kết, thỏa thuận về quyền xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do và tự nguyện. Mọi cam kết, thỏa thuận không được chứa nội dung trái pháp luật và đạo đức xã hội;
  • Thiện chí và trung thực: Các cá nhân, tổ chức tham gia tranh chấp phải có tinh thần thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
  • Tự chịu trách nhiệm: Các cá nhân, tổ chức phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trong việc không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Không xâm phạm lợi ích quốc gia và quyền lợi hợp pháp: Việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự từ những nguyên tắc trên không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia cũng như quyền lợi hợp pháp của người khác.

Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng

2. Yếu tố dẫn đến tranh chấp hợp đồng

Tranh chấp hợp đồng thường phát sinh từ yếu tố chủ quan và cả yếu tố khách quan, có thể kể đến một số nguyên nhân thường thấy nhất như:

  • Kiến thức pháp luật của doanh nghiệp trong điều chỉnh hợp đồng vẫn còn hạn chế;
  • Doanh nghiệp chỉ đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà không quan tâm đến các vấn đề pháp lý liên quan;
  • Sơ sót trong quy trình xem xét kỹ lưỡng hợp đồng và tìm hiểu đối tác giao kết;
  • Bất chấp lợi nhuận dẫn đến việc phá vỡ những thỏa hiệp, cam kết trong hợp đồng;
  • Chính sách pháp luật điều chỉnh có sự thay đổi khiến doanh nghiệp không thể cập nhật kịp thời;
  • Những pháp lý liên quan đến hợp đồng không trung thực, minh bạch, ảnh hưởng đến quá trình hợp tác của đôi bên;
  • Các nguyên nhân bất khả kháng như dịch bệnh, thiên tai,…

3. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tư vấn pháp luật

Hiện nay, các vấn đề tranh chấp hợp đồng thường được giải quyết theo những phương thức sau:

3.1. Giải quyết bằng thương lượng, hòa giải

Thương lượng và hòa giải là hai cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng tư vấn pháp luật được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn. Trong đó:

  • Thương lượng là phương thức do đôi bên tự bàn bạc, thỏa thuận với nhau để tìm phương hướng giải quyết thỏa đáng cho vấn đề.
  • Hòa giải là phương thức giải quyết do đôi bên thỏa thuận và đàm phán cùng với sự tham gia của bên thứ ba là trung gian hòa giải, có vai trò hỗ trợ và đưa ra những đề xuất thuyết phục để giúp đôi bên đạt được thỏa thuận hợp lý.

Ưu điểm nổi bật của biện pháp thương lượng, hòa giải

  • Thủ tục giải quyết nhanh chóng, linh hoạt, đơn giản và ít tốn kém;
  • Mang tính bảo mật thông tin cao bởi chỉ được giải quyết trong nội bộ;
  • Đôi bên được tự do thỏa thuận phương hướng giải quyết mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ văn bản pháp lý nào.

Nhược điểm của biện pháp thương lượng, hòa giải

  • Phụ thuộc vào tinh thần tự giác và thiện chí của đôi bên;
  • Không có biện pháp hay cơ quan cưỡng chế đối với những hành vi không thực hiện theo thỏa thuận;
  • Lợi dụng việc tự do thỏa thuận để kéo dài thời gian tranh chấp, làm ảnh hưởng hiệu lực khởi kiện trong trường hợp thương lượng và hòa giải không thành công;
Phương thức giải quyết thương lượng, hòa giải mang tính linh hoạt và nhanh chóng

3.2. Giải quyết bằng trọng tài

Trọng tài là phương thức giải quyết được thực hiện theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại. Theo đó, Trọng tài sẽ là người có thẩm quyền xem xét và đưa ra phán quyết mang tính cưỡng chế thi hành. Thông thường, cơ chế Trọng tài được áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng trong những trường hợp sau:

  • Những tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại;
  • Sự thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài;

Ưu điểm nổi bật của biện pháp Trọng tài

  • Thủ tục đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém về tiền bạc và thời gian;
  • Quyết định của Trọng tài mang tính chung thẩm, do đó đôi bên không thể kháng cáo;
  • Trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp sẽ do đôi bên lựa chọn, điều này giúp đôi bên chọn được Trọng tài giỏi, am hiểu sâu sắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp;
  • Quy trình xét xử khép kín giúp đôi bên giữ được các mật tín trong kinh doanh.

Nhược điểm của biện pháp Trọng tài

  • Trọng tài thường không phải là cơ quan hay tổ chức đại diện cho quyền lực nhà nước, những quyết định thường mang tính cưỡng chế thi hành không cao;
  • Biện pháp giải quyết thông qua Trọng tài phụ thuộc vào thiện chí và thái độ hợp tác của đôi bên;
  • Quy trình giải quyết bằng cơ chế Trọng tài có thể gặp khó khăn trong việc thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng hay áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành.
Giải quyết thông qua Trọng tài giúp đôi bên giữ được những mật tín trong kinh doanh

3.3. Giải quyết bằng tòa án

Cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng tư vấn pháp luật được áp dụng trong trường hợp thương lượng hoặc hòa giải không thành công. Đây là phương thức giải quyết thông qua cơ quan nhân danh quyền lực của Nhà nước, được thực hiện theo trình tự chặt chẽ và nghiêm túc. Ưu điểm nổi bật của biện pháp Tòa án

  • Quy trình giải quyết thông qua nhiều cấp xét xử, do đó bản án hoặc quyết định mang tính chính xác và công tâm;
  • Bản án quyết định mang tính cưỡng chế thi hành cao;
  • Tòa án là cơ quan nhân danh quyền lực Nhà nước nên có thẩm quyền trong việc thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng liên quan.

Nhược điểm của biện pháp Tòa án

  • Quy trình giải quyết thường mất nhiều thời gian hơn so với các biện pháp còn lại;
  • Thủ tục xét xử công khai nên rất dễ ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp và tiết lộ những mật tín trong kinh doanh.
Bản án quyết định tại Tòa án mang tính cưỡng chế thi hành cao

4. Đơn vị tham vấn về giải quyết tranh chấp hợp đồng tư vấn pháp luật tại TPHCM

Tranh chấp hợp đồng luôn là vấn đề phổ biến mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đối mặt, việc tranh chấp nếu như không được giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh. Để giải quyết tranh chấp nhanh chóng và hạn chế rủi ro, doanh nghiệp có thể tìm đến sự hỗ trợ chuyên sâu từ luật sư. Khi đó, doanh nghiệp sẽ được tư vấn một cách chặt chẽ về những vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp và lựa chọn phương hướng giải quyết thích hợp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng. Apolat Legal tự hào là một trong những đơn vị pháp luật uy tín trong việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng tư vấn pháp luật với sự tham gia của đội ngũ luật sư chuyên môn cao và quy trình thực hiện chặt chẽ.

  • Tiếp nhận thông tin sơ bộ cùng những chứng cứ, giấy tờ liên quan đến tranh chấp;
  • Nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng về nguyên nhân phát sinh tranh chấp;
  • Xác định điều kiện, thẩm quyền giải quyết và đề xuất phương hướng xử lý phù hợp để đảm bảo quyền lợi tốt nhất của khách hàng;
  • Thu nhập các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vấn đề tranh chấp;
  • Trao đổi phương hướng giải quyết với khách hàng;
  • Đại diện khách hàng tham gia các buổi thương lượng, hòa giải;
  • Tham gia các phiên xét xử trong trường hợp phát sinh yêu cầu giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế Trọng tài hoặc Tòa án.
Apolat Legal – Đơn vị giải quyết tranh chấp hợp đồng uy tín

Trên đây là giải đáp chi tiết của luật sư về những vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp hợp đồng tư vấn pháp luật. Nếu còn bất kỳ thắc mắc về thủ tục, quy trình, liên hệ ngay Apolat Legal để được hỗ trợ nhanh chóng! Thông tin liên hệ:

  • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
  • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Phone: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com
Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo