Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

I. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CỦA CHÚNG TÔI TẠI VIỆT NAM

Nhãn hiệu là một dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa và dịch vụ của cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác. Theo Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam, nhãn hiệu có thể là dấu hiệu chữ, hình, chữ kết hợp hình, hình ảnh ba chiều, âm thanh.

Việt Nam là quốc gia áp dụng nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên”, có nghĩa là cần phải đăng ký nhãn hiệu để có được bảo hộ đối với nhãn hiệu đó và bên nào nộp đơn đăng ký trước sẽ được cấp quyền sở hữu nhãn hiệu trước. Việt Nam cũng là một quốc gia thành viên của Nghị định thư Madrid. Do đó, chủ đơn có thể đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu thông qua Hệ thống Madrid.

Trong đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn phải trình bày loại hàng hóa, dịch vụ mà nhãn hiệu được sử dụng. Người nộp đơn có thể đăng ký một nhãn hiệu cho tất cả các hàng hoá, dịch vụ hoặc tách ra tành nhiều đơn đăng ký khác nhau phụ thuộc vào chiến lược đăng ký nhãn hiệu của từng chủ đơn.

Tại Việt Nam, các nhãn hiệu đã đăng ký thành công sẽ có hiệu lực trong thời hạn mười (10) năm kể từ ngày đăng ký. Sau đó, nhãn hiệu này có thể được gia hạn cho các giai đoạn mười năm tiếp theo và không giới hạn số lần gia hạn.

Apolat Legal cung cấp toàn diện các dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cho cả khách hàng trong nước và quốc tế.

đăng ký nhãn hiệu

 

1. Những loại nhãn hiệu nào có thể được đăng ký?

Các từ hoặc sự kết hợp của các từ, chữ cái và chữ số hoàn toàn có thể đăng ký như một nhãn hiệu. Nhãn hiệu cũng có thể bao gồm các hình vẽ, biểu tượng, hình ảnh ba chiều như hình dạng và bao bì của hàng hóa, các dấu hiệu không nhìn thấy được như âm thanh được sử dụng làm đặc điểm phân biệt. Tóm lại, hầu hết các dấu hiệu phổ biến hiện nay đều có thể đăng ký như là một nhãn hiệu.

2. Ai có thể đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?

Mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước đều có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Các cá nhân, tổ chức và công ty Việt Nam

  • Nộp trực tiếp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Thông qua đại diện sở hữu công nghiệp như Apolat Legal, nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Các cá nhân, tổ chức và công ty ở nước ngoài: Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Các cá nhân, tổ chức và công ty ở nước ngoài chỉ có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Viêt Nam thông qua ủy quyền cho một Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp (như Apolat Legal), không thể tự mình nộp đơn trực tiếp tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam.

3. 7 Bước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

BƯỚC 1: Tiến hành tra cứu nhãn hiệu (không bắt buộc)

Bước tra cứu nhãn hiệu tại Việt Nam không bắt buộc nhưng cần thiết để xác định xem nhãn hiệu tiềm năng của bạn có thể đăng ký được hay không hoặc để đánh giá xem có nhãn hiệu nào trùng hoặc tương tự đã được đăng ký hoặc nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hay không. Bạn có thể tự tra cứu nhãn hiệu thông qua cổng thông tin điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ (chưa công bố đầy đủ dữ liệu) hoặc chỉ định một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đủ năng lực thực hiện (tra cứu chuyên sâu). Apolat Legal sẽ cung cấp báo cáo bằng văn bản về việc tra cứu nhãn hiệu toàn diện cho khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi. Khi nhận được kết quả tra cứu nhãn hiệu toàn diện, bạn có thể đưa ra quyết định về việc cần nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam ngay hoặc sửa đổi nhãn hiệu trước khi nộp.

BƯỚC 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng bảo hộ cao, Apolat Legal sẽ đại diện bạn nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Bạn chị cần ký giấy ủy quyền, Apolat Legal sẽ chuẩn bị tất cả các giấy tờ còn lại.

BƯỚC 3: Tiếp theo quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu (thẩm định hình thức và nội dung)

Thông thường, quy trình đăng ký nhãn hiệu bao gồm các giai đoạn sau:

  • Thẩm định hình thức (01 tháng)
  • Công bố đơn đăng ký (02 tháng)
  • Thẩm định nội dung (09 – 12 tháng)
  • Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1 – 2 tháng)

Thực tế, tổng thời gian cho quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài hơn rất nhiều.

BƯỚC 4: Phản hồi các yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc sự phản đối từ các bên thứ ba

Trong quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn  hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có thể ra thông báo yêu cầu người nộp đơn phản hồi hoặc làm rõ. Nếu người nộp đơn không phản hồi kịp thời đối với các yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị từ chối. Thời hạn để trả lời yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam liên quan đến việc thẩm định hình thức là hai tháng, và có thể gia hạn thêm hai tháng. Thời hạn để phản hồi yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam liên quan đến việc thẩm định nội dung là ba tháng, và có thể gia hạn thêm. Nếu bạn sử dụng các dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Apolat Legal, chúng tôi sẽ thay mặt bạn phản hồi yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam được đề cập trên.

Hơn nữa, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Phản đối của bên thứ ba được coi là nguồn thông tin trong quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu. Khi nhận được ý kiến phản đối, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo phản đối đó cho người nộp đơn và ấn định thời hạn một tháng để người nộp đơn đưa ra ý kiến và làm rõ.

BƯỚC 5: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau quá trình thẩm định nội dung (9 – 12 tháng hoặc có thể lâu hơn do Cục Sở hữu trí tuệ xử lý khối lượng đơn lớn tại thời điểm đó) kể từ ngày công bố, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ ra Thông báo kết quả thẩm định nội dung. Theo đó, các trường hợp như sau có thể xảy ra:

  • thông báo dự định từ chối cấp đăng ký nhãn hiệu, trong đó nêu rõ lý do từ chối và ấn định thời hạn 2 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến và đáp ứng các yêu cầu. (người nộp đơn có thể yêu cầu gia hạn thời hạn nêu trên) nếu dấu hiệu đăng ký trong đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ;
  • thông báo về việc dự định cấp đăng ký nhãn hiệu và yêu cầu người nộp đơn nộp lệ phí, nếu các dấu hiệu đăng ký trong đơn đáp ứng các điều kiện bảo hộ hoặc người nộp đơn sửa chữa thoả đáng các sai sót hoặc đưa ra các lý do hợp lý trong thời hạn nêu trên.

Trong thời hạn 01 – 02 tháng sau khi người nộp đơn nộp lệ phí đủ và đúng hạn, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

BƯỚC 6: Sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký và thường xuyên theo dõi nhãn hiệu

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc đăng ký thành công chỉ là bước đầu tiên trong việc sử dụng và bảo hộ nhãn hiệu một cách hiệu quả. Để đảm bảo rằng các nhãn hiệu được bảo vệ và thực thi đầy đủ, chủ sở hữu nhãn hiệu cần liên tục giám sát các đơn đăng ký nhãn hiệu của bên thứ ba để chống lại các nhãn hiệu có khả năng vi phạm, nếu có. Giám sát nhãn hiệu có nghĩa là bạn chủ động giám sát thị trường và cơ sở dữ liệu nhãn hiệu để xác định các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu để có những hành động phù hợp kịp thời. Dịch vụ giám sát nhãn hiệu của Apolat Legal cung cấp cho bạn công cụ để thực hiện hành động phản đối, khiếu nại các nhãn hiệu cạnh tranh trước khi chúng được đăng ký. Một giải pháp đặt ra nộp đơn phản đối. Việc nộp đơn phản đối thành công đơn sẽ ngăn không cho đơn đăng ký nhãn hiệu tương tự đó được đăng ký. Cần lưu ý rằng thời hạn để nộp đơn phản đối sau khi công bố là rất nghiêm ngặt, bạn cần nộp thông báo phản đối càng sớm càng tốt.

BƯỚC 7: Gia hạn hiệu lực đăng ký nhãn hiệu mười năm một lần

Thời hạn bảo hộ của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 10 năm, tính từ ngày nộp đơn. Việc gia hạn có thể được tiến hành trong vòng sáu tháng trước khi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hạn.

4. Thủ tục thẩm định nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ

Toàn bộ quy trình từ thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đến khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được thể hiện trong sơ đồ bên dưới. (Nguồn: ipvietnam.gov.vn Cục Sở hữu trí tuệ )

Thủ tục thẩm định nhãn hiệu
Thủ tục thẩm định nhãn hiệu

Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế chỉ định vào Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định nội dung đơn theo thủ tục áp dụng đối với đơn đăng ký nhãn hiệu trong nước nộp trực tiếp cho Cục Sở hữu trí tuệ. Trong vòng 12 tháng sau khi Văn phòng quốc tế ra thông báo, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra kết luận về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

II. CÁC CÂU HỎI PHỔ BIẾN VỀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM

  • Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là một dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa và dịch vụ của cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác. Theo Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam, nhãn hiệu có thể là dấu hiệu chữ, hình, chữ kết hợp hình, hình ảnh ba chiều, âm thanh.

  • Lợi ích của việc đăng ký Nhãn hiệu là gì?

Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ là sự khẳng định pháp lý về quyền sở hữu nhãn hiệu của chủ sở hữu, trong đó chủ sở hữu có quyền sở hữu hợp pháp trên toàn quốc và độc quyền sử dụng nhãn hiệu liên quan đến hàng hóa/dịch vụ được đăng ký.

  • Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu sớm?

Việt Nam là quốc gia áp dụng nguyên tắc nộp hồ sơ đầu tiên. Điều này có nghĩa là tất cả các cá nhân, tổ chức đều bình đẳng, ai nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước sẽ được cấp giấy chứng nhận. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu sớm nhất có thể rất được khuyến khích. Ngoài ra, việc đăng ký nhãn hiệu trước cũng giúp chủ đơn tránh được các tranh chấp pháp lý trong tương lai.

  • Việc bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực trong bao lâu?

Tại Việt Nam, nhãn hiệu đã đăng ký sẽ được bảo hộ trong thời hạn mười (10) năm kể từ ngày đăng ký. Sau đó, nhãn hiệu này có thể được gia hạn mỗi mười năm, không giới hạn số lần gia hạn.

  • Ai có thể đăng ký Nhãn hiệu?

Mọi cá nhân và tổ chức đều có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Hãy liên hệ với các chuyên gia sở hữu trí tuệ của chúng tôi để được tư vấn về những tài liệu cần thiết để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

  • Thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định theo trình tự sau:

  • Đơn đăng ký nhãn hiệu phải được thẩm định về hình thức trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: Đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ khi được chấp nhận là đơn hợp lệ;
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định nội dung trong thời hạn 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Tổng thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu là 12 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, do khối lượng đơn do Cục Sở hữu trí tuệ xử lý rất lớn nên tổng thời gian có thể từ 18 tháng đến 22 tháng.

  • Phân loại hàng hóa và dịch vụ của nhãn hiệu là gì?

Việc phân loại hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu được thực hiện dựa trên Bảng phân loại nhãn hiệu Nice, được áp dụng trên toàn thế giới. Phân loại Nice (NCL), được thiết lập bởi Thỏa thuận Nice (1957), là cách phân loại hàng hóa và dịch vụ quốc tế được áp dụng để đăng ký nhãn hiệu. Bản cập nhật mới sẽ được xuất bản 5 năm một lần và kể từ năm 2013, phiên bản mới được xuất bản hàng năm. Phân loại Nice bao gồm 45 nhóm hàng hóa, dich vụ. Tại Việt Nam, lệ phí đăng ký nhãn hiệu được tính dựa trên loại hàng hóa và dịch vụ đăng ký phân loại theo Phân loại Nice.

  • Tại sao bạn nên đăng ký nhãn hiệu với Apolat Legal?

Apolat Legal là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đủ điều kiện được Cục Sở hữu trí tuệ chính thức công nhận. Tại Việt Nam, chỉ có đại diện sở hữu công nghiệp đủ năng lực mới được phép đại diện cho khách hàng thực hiện các thủ tục tại Cục Sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, tại Apolat Legal, chúng tôi cung cấp các gói dịch vụ linh hoạt với mức phí hợp lý tùy theo quyết định của khách hàng, không có các phí phát sinh không báo trước và không có phí ẩn. Đặc biệt, chúng tôi cũng cung cấp cho khách hàng gói giám sát hiệu lực nhãn hiệu trong 10 năm kể từ ngày đăng ký bao gồm trong gói dịch vụ của chúng tôi.

Send Contact
Call Us
Zalo
This site is registered on wpml.org as a development site.