Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới nhất hiện nay

Đăng ký nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nhãn hiệu vào hệ thống pháp luật, từ đó ngăn chặn bất kỳ hành vi xâm phạm nào đối với nhãn hiệu. Vì vậy, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là một loại văn bản pháp lý nhằm chứng nhận nhãn hiệu đã được pháp luật bảo hộ độc quyền. 

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp sẽ như thế nào? Nội dung bao gồm những gì, các thủ tục liên quan, hiệu lực bao lâu? Sau đây, Apolat Legal sẽ giải đáp đến bạn một cách nhanh chóng và cụ thể nhất.

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

1. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tiếng anh là Certificate of Trademark Registration) là văn bằng pháp lý duy nhất chứng minh sự độc quyền sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu chứng nhận cho tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nội dung chính trên giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  • Số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tên, địa chỉ của chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Số đơn, ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Số và ngày quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Mẫu nhãn hiệu, màu sắc và loại hình của nhãn hiệu;
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu đó áp dụng;
  • Thông tin về quá trình gia hạn, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (nếu có).
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của tập đoàn xăng dầu
Các thông tin có trên giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chính là kết quả của quá trình đăng ký nhãn hiệu hợp lệ và đăng ký nhãn hiệu là biện pháp duy nhất để xác định và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu.

Việc đăng ký giúp đưa nhãn hiệu vào sự bảo hộ của pháp luật hạn chế và ngăn chặn các hành vi không lành mạnh như hàng giả, hàng nhái trên thị trường, ngăn chặn việc xâm phạm đến nhãn hiệu đã được chứng nhận. Mọi hành vi vi phạm đều phải chịu các hình thức xử phạt phù hợp theo quy định của luật pháp.

2. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới nhất

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định của Cục Sở Hữu Trí Tuệ như sau:

Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới nhất

Quý khách có thể tham khảo tải về mẫu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại đây: Tải tại đây

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 

CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ

_____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________

GIẤY CHỨNG NHẬN 

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Số: 

      Chủ Giấy chứng nhận:

      (Địa chỉ)

      Số đơn:

      Ngày nộp đơn:

      Cấp theo Quyết định số: …/QĐ-SHTT, ngày:……………………….

Có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn (có thể gia hạn).

 

 

 

(Mã vạch)                                                                                 THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

 

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu online và trực tiếp

3. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực đến khi nào?

Hiệu lực về thời gian

Theo khoản 6 điều 93 Luật Sở Hữu Trí Tuệ, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệ có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 (mười) năm tính từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 (mười) năm.

Để thực hiện việc gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và chi trả các khoản phí cần thiết trong thời hạn 06 (sáu) tháng trước ngày hết hiệu lực. Các khoản phí mà chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Đơn yêu cầu gia hạn và phí thẩm định yêu cầu gia hạn;
  • Lệ phí gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Phí sử dụng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Phí đăng bạ;
  • Phí công bố quyết định gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Đơn yêu cầu gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được nộp trễ hơn thời hạn theo quy định nhưng không được quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực. Nếu nộp muộn, chủ nhãn hiệu cần thanh toán thêm 10% lệ phí gia hạn hiệu lực cho mỗi tháng nộp muộn.

Hiệu lực về lãnh thổ

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ của Việt Nam.

Lưu ý: Theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, trong vòng 5 năm liên tục nhãn hiệu không được sử dụng và không có dấu hiệu sử dụng thì nhãn hiệu đó có thể bị yêu cầu chấm dứt hiệu lực. Trừ khi trong ít nhất 3 tháng tính từ ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực, nhãn hiệu được sử dụng hoặc sử dụng lại.

4. Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

4.1. Cấp phó bản giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Trong trường hợp nhãn hiệu thuộc sở hữu chung, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ chỉ được cấp cho người đầu tiên trong danh sách những người nộp đơn chung. Các chủ sở hữu chung khác có thể yêu cầu Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp phó bản giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với điều kiện phải nộp phí dịch vụ cấp phó bản.

Nội dung của phó bản giấy chứng nhận sẽ thể hiện đầy đủ thông tin của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng và kèm theo cụm từ “Phó Bản”.

4.2. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Nếu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu/phó bản giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị mất, hỏng, rách, bẩn hoặc phai mờ đến mức không sử dụng được, bị tháo rời không giữ được dấu niêm phong, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu/Phó bản giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với điều kiện phải nộp phí dịch vụ tương ứng.

Nội dung của bản cấp lại này sẽ thể hiện đầy đủ thông tin của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu/Phó bản giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cấp lần đầu và kèm theo cụm từ “Bản Cấp Lại”.

Xem thêm bài viết: Đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam và nước ngoài

5. Lợi ích của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với doanh nghiệp

5.1. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bằng quan trọng cung cấp cho doanh nghiệp quyền sở hữu trí tuệ chính thức và độc quyền đối với nhãn hiệu của họ. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc ngăn chặn người khác sử dụng hoặc sao chép nhãn hiệu mà không có sự cho phép từ chủ sở hữu. Bằng cách này, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không chỉ bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp mà còn giữ vững giá trị của thương hiệu trên thị trường.

Với giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp có khả năng quản lý và kiểm soát hiệu quả việc sử dụng nhãn hiệu của mình, góp phần đảm bảo sự duy trì của giá trị thương hiệu trong thời gian dài.

5.2. Ngăn chặn việc nhái và vi phạm

Đăng ký nhãn hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp ngăn chặn hiệu quả hành vi sao chép, mạo danh hoặc vi phạm nhãn hiệu của họ từ các đối thủ không trung thực, mà còn đảm bảo an toàn về mặt pháp lý. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro liên quan đến việc sử dụng trái phép nhãn hiệu của mình.

Ngoài ra, việc đăng ký nhãn hiệu còn mang lại lợi ích trong việc giảm thiểu các tác động tiêu cực đến danh tiếng thương hiệu.  Điều này không chỉ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong thời gian dài.

5.3. Phân biệt và nhận dạng thương hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp xác định và nhận dạng thương hiệu của mình trong môi trường cạnh tranh mà còn tạo ra một dấu ấn độc đáo trong tâm trí của khách hàng. Điều này làm nổi bật và phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường, giúp tăng cường độ nhớ và tạo ấn tượng sâu sắc đến khách hàng.

Ngoài ra, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu còn là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu mạnh mẽ, tăng cường tầm nhìn và uy tín trong mắt khách hàng. Điều này không chỉ đóng góp vào việc giữ chân khách hàng hiện tại mà còn tạo ra cơ hội mới để thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng.

5.4. Tạo lòng tin và uy tín

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ tạo ra lòng tin và uy tín trong tâm trí của khách hàng. Các doanh nghiệp thường cảm thấy an tâm hơn khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ có nhãn hiệu đã được đăng ký vì họ biết rằng sản phẩm này đã qua kiểm tra chất lượng và được bảo vệ bởi pháp luật.

Ngoài ra, việc sở hữu nhãn hiệu đăng ký còn giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì danh tiếng tích cực trong thị trường. Việc này không chỉ là một yếu tố quyết định sự thành công của sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn là một lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng và tăng cường giá trị thương hiệu. Đồng thời, việc bảo vệ sản phẩm trước việc sao chép không đúng là cách đảm bảo chất lượng và uy tín, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

5.5. Hỗ trợ trong vụ việc pháp lý

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng như một chứng cứ hữu ích trong các vụ án pháp lý. Giấy chứng nhận này không chỉ chứng minh quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp đối với nhãn hiệu mà còn là công cụ hỗ trợ quan trọng để bảo vệ chúng trong hệ thống pháp luật.

Bằng việc sử dụng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong các thủ tục pháp lý, doanh nghiệp có thể cung cấp bằng chứng đầy đủ và chính xác về quyền lợi của họ đối với nhãn hiệu, giúp tăng cường độ tin cậy và uy tín trong quá trình xử lý tranh chấp.

5.6. Tạo cơ hội kinh doanh và hợp tác

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không chỉ là một văn bằng chính thức xác nhận quyền sở hữu trí tuệ mà còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp như việc cấp phép sử dụng nhãn hiệu cho các đối tác hoặc tham gia vào các giao dịch thương mại. Doanh nghiệp có thể thiết lập hợp tác với các đối tác khác nhằm phát triển thị trường và mở rộng phạm vi hoạt động. Doanh nghiệp có thể sử dụng quyền sở hữu nhãn hiệu của mình để xây dựng hình ảnh mạnh mẽ, thu hút đối tác và thúc đẩy chiến lược mở rộng kinh doanh.

6. Sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

việc sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

Thay đổi các thông tin

  • Thay đổi về tên, địa chỉ của chủ giấy chứng nhận (Chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không thay đổi);
  • Thay đổi chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (chuyển quyền sở hữu do thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác);
  • Sửa đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (đối với nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận).

Yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ

Yêu cầu sửa đổi một số chi tiết nhỏ nhưng không làm thay đổi đáng kể mẫu nhãn hiệu ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

Yêu cầu giảm bớt một hoặc một số hàng hóa, dịch vụ hoặc nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà không thay đổi mẫu nhãn hiệu.

Sửa chữa thiếu sót

Trong trường hợp phát hiện thiếu sót trong giấy chứng nhận đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ tự mình hoặc theo yêu cầu của người phát hiện ra thiếu sót sẽ tiến hành thu hồi giấy chứng nhận có thiếu sót và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới.

Xem chi tiết bài viết: Thủ tục sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

7. Chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi nào?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

  • Chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí gia hạn hiệu lực theo quy định;
  • Chủ giấy chứng nhận đăng ký tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu nhãn hiệu;
  • Chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
  • Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn 05 (năm) liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng nhãn hiệu được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất 03 (ba) tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu;
  • Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả trong việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
  • Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả trong việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Hậu quả của việc chấm dứt hiệu lực

Khi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực, quyền của chủ sở hữu không còn được Nhà nước tiếp tục bảo hộ. Tuy nhiên, trong thời gian giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu vẫn còn hiệu lực, chủ sở hữu vẫn có quyền khởi kiện các hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu mặc dù tại thời điểm khởi kiện, quyền của chở sở hữu đối với nhãn hiệu không còn được bảo hộ.

Xem bài viết chi tiết: Yêu cầu chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ 2022

8. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị hủy bỏ khi nào?

Giấy giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

  • Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với nhãn hiệu;
  • Nhãn hiệu không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Ngoài ra, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.

Mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nhưng điều kiện là họ phải nộp đầy đủ các khoản phí và lệ phí liên quan. Việc hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ không còn hiệu lực kể từ ngày hủy bỏ.

Thời hạn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 05 (năm) kể từ ngày cấp, trừ khi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.

Xem thêm bài viết: Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất hiện nay

9. Dịch vụ đăng ký bảo hộ hữu quyền sở hữu trí tuệ tại Apolat Legal

Apolat Legal là hãng luật cung cấp đầy đủ, chi tiết những thông tin liên quan về vấn đề bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về vấn đề Sở hữu trí tuệ, chúng tôi sẽ luôn hướng khách hàng của mình tới dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

Apolat Legal với đội ngũ luật sư giỏi, dày dặn kinh nghiệm về đăng ký giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu sẽ tư vấn giúp quý khách hàng về hồ sơ, thủ tục nhanh và chính xác nhất.

10. Ai có thể thực hiện yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?

Tại Việt Nam, bất kỳ cá nhân hay tổ chức đều có quyền đăng ký nhãn hiệu. Chủ sở hữu, có thể là cá nhân (tên và địa chỉ đầy đủ từ số nhà, phố, phường, quận/huyện, quốc gia), nhiều cá nhân (đồng chủ sở hữu) hoặc pháp nhân (công ty, tổ chức được thành lập hợp pháp), nhiều pháp nhân (đồng chủ sở hữu).

11. Chỉnh sửa giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được không?

Câu trả lời là ĐƯỢC. Việc chỉnh sửa bao gồm thay đổi thông tin, thu hẹp phạm vi bảo hộ, sửa chữa thiếu sót.

  • Thay đổi các thông tin tên và địa chỉ của người đại diện giấy đăng ký nhãn hiệu. Sửa đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (đối với nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận);
  • Yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ, sửa đổi một số chi tiết nhỏ nhưng không làm thay đổi đáng kể mẫu nhãn hiệu;
  • Sửa chữa thiếu sót trong giấy chứng nhận đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ trực tiếp thu hồi giấy chứng nhận hoặc yêu cầu của người phát hiện ra thiếu sót tiến hành thu hồi. Sau đó, Cục sở hữu trí tuệ thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới.
Minh hoạ tờ khai sửa đổi đăng ký nhãn hiệu
Minh hoạ tờ khai sửa đổi đăng ký nhãn hiệu

Trên đây là những thông tin cần biết về giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và một số thông tin liên quan.. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích trong quá trình kinh doanh, bạn có thể truy cập vào Website của Apolat Legal!

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Lầu 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam
  • Địa chỉ Hà Nội: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Hotline: (+84) 911 357 447
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu 08:15 sáng – 17:15 chiều

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.