
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2019, 2022.
- Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018.
- Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 04 năm 2023.
2. Nội dung quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính
Theo Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Cụ thể như sau:
Quyền nhân thân bao gồm (Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ):
- Đặt tên cho tác phẩm của bản thân.
- Đứng tên thật hoặc bút danh đối với tác phẩm của mình và được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm đó được công bố ra ngoài cũng như được sử dụng.
- Bản thân công bố tác phẩm hoặc người khác công bố.
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho bất kỳ ai sửa chữa, cắt xén hay xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây tổn hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản bao gồm (Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ):
- Tạo tác phẩm phát sinh.
- Trình diễn sản phẩm đến trước công chúng.
- Sao chép tác phẩm đó.
- Phân phối, xuất bản bản gốc hoặc bản sao của tác phẩm.
- Truyền đạt tác phẩm đến với công chúng bằng các hình thức như trực tuyến, hữu tuyến hoặc các phương tiện truyền thông khác.
- Tác giả có quyền cho thuê tác phẩm bản gốc hay bản sao.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng một phần hoặc toàn bộ quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu quyền tác giả cần xin phép và trả tiền bản quyền, nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
3. Quy định pháp luật về sử dụng bản quyền phần mềm
Bản quyền phần mềm được bảo vệ theo cách mà những ý tưởng này được thể hiện cụ thể thông qua mã giống như bất kỳ bản quyền nào khác, bản thân ý tưởng đó không được bản quyền phần mềm bảo vệ.
Quy định pháp luật về sử dụng bản quyền phần mềm cần tuân thủ:
- Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Người sử dụng cần tuân theo các quy định liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân nếu phần mềm liên đó quan đến việc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân.
- Sao chép và phân phối: Người dùng phải tuân thủ quy định về sao chép và phân phối phần mềm. Việc sao chép và phân phối phần mềm cần có sự cho phép từ chủ sở hữu bản quyền.
- Sửa đổi và tạo phái sinh: Việc sửa đổi phần mềm hoặc tạo ra các phiên bản phái sinh từ phần mềm gốc cũng cần sự cho phép từ chủ sở hữu bản quyền.
- Sử dụng cho mục đích thương mại và cá nhân: Quy định pháp luật có sự phân biệt giữa việc sử dụng phần mềm cho mục đích thương mại và sử dụng cho mục đích cá nhân. Việc sử dụng phần mềm trong mục đích thương mại thường đòi hỏi mức phí hoặc thỏa thuận tài chính.
- Bảo vệ TPM (Technical Protection Measures): Nhiều phần mềm đặt ra các biện pháp bảo vệ kỹ thuật (TPM) để ngăn chặn việc sao chép trái phép hoặc truy cập trái pháp luật.
- Giới hạn trách nhiệm: Nếu phần mềm gây ra hỏng hóc hoặc thiệt hại trong quá trình sử dụng, phần mềm đó sẽ chịu trách nhiệm qua các điều khoản của hợp đồng hoặc thông qua pháp luật.
- Vi phạm và hình phạt: Vi phạm bản quyền phần mềm có thể dẫn đến hình phạt dân sự và hình phạt hình sự tùy theo quy định của pháp luật tại mỗi quốc gia.
Đây là lý do tại sao nhiều chương trình máy tính tương tự có thể có các khía cạnh về hình ảnh và âm thanh khá giống nhau về bản chất và thiết kế. Bản thân ý tưởng đằng sau cách bố trí hệ điều hành (IOS) hoặc chương trình chỉnh sửa video không được bảo vệ bởi bản quyền và vì vậy các lập trình viên khác có thể sử dụng một khái niệm tương tự. Tuy nhiên, mã cụ thể được sử dụng để thực hiện khái niệm đó được bảo vệ bởi các luật như vậy và sự phân biệt này có thể khó xác định rõ ràng.
4. Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Các tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị tài liệu, hồ sơ để gửi đến Cục bản quyền tác giả để được Pháp luật Việt Nam bảo vệ phần mềm máy tính mình sáng tạo.
Hồ sơ bao gồm những tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm máy tính.
- 02 bản in mã code phần mềm máy tính có đánh số trang và dấu giáp lai hoặc là chữ ký của chủ sở hữu phần mềm đăng ký.
- 02 bản đĩa CD có chứa nội dung của phần mềm máy tính gồm: mã code, bản in trang giao diện và các chuyên mục phần mềm).
- Hợp đồng ủy quyền.
- Nếu người nộp hồ sơ được thụ hưởng quyền đó từ người khác do được thừa kế, chuyển nhượng, kế thừa thì phải cần có tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ.
- Nếu đó là tác phẩm đồng tác giả thì cần phải có văn bản đồng ý của các đồng tác giả.
- Nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung thì cần có văn bản đồng ý của các đồng sở hữu.
Ngoài ra, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cần cung cấp các tài liệu đăng ký sau:
- Bản sao căn cước công dân/ hộ chiếu của tác giả (đồng tác giả).
- Giấy cam đoan của tác giả, chủ sở hữu (đồng tác giả, đồng sở hữu).
- Bản sao giấy phép kinh doanh hoặc quyết định thành lập (nếu chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân).
- Quyết định giao việc cho chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân.
Lưu ý: Có những trường hợp đặc biệt:
- Có nhiều tác giả đổng sở hữu bản quyền phần mềm máy tính.
- Các công ty có hợp đồng lao động với nhân viên là tác giả của phần mềm máy tính được bảo vệ có thể sở hữu tác phẩm này.
- Đĩa CD nộp cho cơ quan đăng ký bản quyền phần mềm máy tính phải có mặt ngoài màu trắng, có thể đóng dấu và xác nhận của cơ quan đăng ký bản quyền.

5. Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm
Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm máy tính bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết để đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chuẩn bị các thông tin và giấy tờ cần thiết để đăng ký bản quyền phần mềm.
Bước 2: Soạn tài liệu hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Hồ sơ cần được soạn thảo bởi người có kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để đảm bảo tính chính xác của hồ sơ và tránh trường hợp hồ sơ bị trả lại sau khi đã nộp đăng ký do thiếu sót trong quá trình soạn thảo.
Bước 3: Gửi đơn đăng ký đến Cụ bản quyền tác giả
Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký quyền tác giả, chủ sở hữu nộp hồ sơ cho Cục bản quyền tác giả.
Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký thường xuyên tại Cục Bản quyền
Sau khi nộp, người nộp đơn phải theo dõi đơn đăng ký và kịp thời bổ sung, sửa chữa những chỗ chưa đầy đủ trong đơn hoặc nếu thấy cần bổ sung, sửa đổi theo yêu cầu của cơ quan đăng ký.
Bước 5: Kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Sau khi kiểm tra hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm. Ngược lại, nếu hồ sơ cần bổ sung hoặc bạn không đủ điều kiện thì cơ quan đăng ký sẽ ra quyết định bổ sung hồ sơ, hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm.
6. Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm
6.1 Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm
- Giấy uỷ quyền (theo mẫu Công ty luật Apolat Legal);
- Chứng minh nhân dân của tác giả (Bản công chứng);
- Bản cam đoan của tác giả về tính trung thực trong quá trình tạo ra phần mềm (Công ty luật Apolat LegalViệt An soạn thảo theo thông tin khách hàng cung cấp);
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có nhiều tác giả) (Công ty luật Apolat LegalViệt An soạn thảo theo thông tin khách hàng cung cấp);
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu có nhiều chủ sở hữu) (Công ty luật Apolat LegalViệt An soạn thảo theo thông tin khách hàng cung cấp);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản công chứng);
- Bản in mã code;
- Bản mô tả hoạt động của phần mềm;
- 02 đĩa CD ghi nội dung phần mềm: Phần mềm máy tính (bản cài đặt); Bản viết trên giấy mô tả phần mềm; Bộ code phần mềm máy tính;
- Hợp đồng mua bản quyền và văn bản chấp thuận cho việc đăng ký tác phẩm phần mềm phát sinh (nếu có);
- Cung cấp thông tin về: Thời gian hoàn thành phần mềm, thông tin công bố phần mềm bao gồm: Thời gian, hình thức công bố.
6.2 Quy trình đăng ký bản quyền phần mềm
- Bước 1: Quý khách hàng cung cấp các thông tin nêu trên tới Công ty Luật Apolat Legal.
- Bước 2: Chúng tôi tiến hành soạn thảo hồ sơ và chuyển khách hàng ký.
- Bước 3: Sau khi ký, khách hàng chuyển lại hồ sơ cho Công ty Luật Apolat Legal.
- Bước 4: Apolat Legal đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả.
- Bước 5: Sau 15 – 20 ngày nhận kết quả là Giấy chứng nhận bản quyền tác giả đối với phần mềm, chuyển trả lại khách hàng và thực hiện thủ tục thanh lý dịch vụ.
7. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả phần mềm máy tính
- Quyền nhân thân: Được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả.
- Quyền tài sản: Bảo hộ suốt đời tác giả và sau 50 năm sau khi tác giả đó qua đời. Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời gian bảo hộ sẽ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng qua đời.

8. Phí đăng ký bản quyền phần mềm tại Apolat Legal
Chi phí đăng ký bản quyền phần mềm được chia thành phí đăng ký với cơ quan đăng ký và phí dịch vụ đăng ký phải trả cho cơ quan đại diện khi cơ quan đại diện được ủy quyền đăng ký phần mềm. Chi phí cụ thể như sau.
- Lệ phí đăng ký bản quyền phần mềm (nộp cho Cục Bản quyền tác giả): 600.000 đồng
- Phí dịch vụ đăng ký bản quyền phần mềm: 6.000.000 đồng
Như vậy tổng chi phí đăng ký bản quyền là 6.600.000 đồng. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều công ty dịch vụ tư vấn và đăng ký bản quyền phần mềm, tuy nhiên không phải công ty nào cũng có chức năng đăng ký Sở hữu trí tuệ được Cục Bản quyền tác giả cấp phép. Do đó, việc cân nhắc trước khi lựa chọn dịch vụ vì những rủi ro pháp lý cho bạn.
9. Đăng ký bản quyền phần mềm ở đâu?
Để đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính, bạn cần nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cụ thể là tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc thành phố Đà Nẵng. Bạn có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Dưới đây là địa chỉ liên hệ:
Phòng Thông tin Quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội
- Địa chỉ: Số 33 ngõ 294 phố Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng
- Địa chỉ: 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Đối với thủ tục đăng kí bản quyền phần mềm ở các khu vực khác, hồ sơ có thể được gửi qua phương thức bưu điện. Tuy nhiên,để đảm bảo tính pháp lý và tránh rủi ro, nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và nhanh chóng có được văn bằng bảo vệ thì bạn nên sử dụng dịch vụ tư vấn của một công ty đại diện quyền tác giả.
10. Tại sao cần đăng ký bản quyền phần mềm?
- Theo luật bản quyền phần mềm, việc đăng ký bản quyền cho chương trình máy tính không bắt buộc. Tuy nhiên, nó là cơ sở chính xác để xác định thời điểm phát sinh quyền tác giả đối với phần mềm máy tính.
- Đăng ký bản quyền phần mềm là giải pháp hàng đầu để bảo vệ quyền sở hữu và quyền tác giả một cách chặt chẽ.
- Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả sẽ không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm máy tính là cơ sở chứng minh chủ thể nào tạo ra phần mềm trước khi có tranh chấp xảy ra.
- Ngoài ra, hiện nay các công ty phần mềm đổi khi có những xung đột giữa tác giả phần mềm và chủ sở hữu phần mềm tức giữa nhân viên với công ty thì việc đăng ký bản quyền phần mềm máy tính còn là cơ sở xác định quyền giữa tác giả của người tạo ra phần mềm và chủ sở hữu phần mềm là công ty.
Do vậy, việc thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính là cách để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu và giảm thiểu rủi ro phát sinh trong tương lai.

8. Những câu hỏi thường gặp
Bản quyền phần mềm là gì?
Bản quyền phần mềm là một hình thức quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng cho các tác phẩm phần mềm, cho phép người tạo ra tác phẩm (thường là nhà phát triển hoặc doanh nghiệp) kiểm soát việc sử dụng, sao chép, sửa đổi, phân phối và thực hiện công khai tác phẩm của họ.
Tham khảo chi tiết về quy định sử dụng bản quyền phần mềm của Apolat để thêm thông tin.
Thời gian cấp giấy chứng nhận bản quyền phần mềm là bao lâu?
Theo quy định của pháp luật, thời gian mà Cục Bản quyền tác giả xem xét hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là 15 ngày. Tuy nhiên, thực tế thời gian xử lý sẽ mất từ 30 – 45 ngày kể từ ngày nộp đơn.
Ai có quyền đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?
Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ thì tác giả, chủ sở hữu của phần mềm có quyền đăng ký bản quyền phần mềm.
Tác giả chủ sở hữu phần mềm có quyền đăng ký bản quyền tại Việt Nam, bao gồm cả cá nhân và tổ chức, là người Việt Nam hay người nước ngoài. Tuy nhiên, khi tác giả là người nước ngoài muốn đăng ký bản quyền phần mềm tại Việt Nam, phải thực hiện thủ tục qua Tổ chức Đại diện bản quyền tác giả.
Trường hợp cá nhân, tổ chức tác giả là người nước ngoài cần thực hiện thủ tục thông qua Tổ chức Đại diện quyền tác giả tại Việt Nam như Công ty Luật Apolat Legal.
Nộp đơn đăng ký bản quyền phần mềm online được không?
Hiện nay, nộp đơn đăng ký bản quyền phần mềm máy tính trực tuyến (online) chỉ áp dụng cho các đối tượng sở hữu công nghiệp (cơ quan quản lý là Cục sở hữu trí tuệ). Các đối tượng thuộc quyền tác giả phải nộp đơn trực tiếp tại cơ quan đăng ký hoặc qua đường bưu điện.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ Hồ Chí Minh: Lầu 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam
- Địa chỉ Hà Nội: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
- Email: info@apolatlegal.com
- Hotline: (+84) 911 357 447
- Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu 08:15 sáng – 17:15 chiều
Tham khảo thêm các bài viết liên quan đến đăng ký bản quyền
- Đăng ký bản quyền logo hết bao nhiêu tiền
- Điều kiện để đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Chủ thể được quyền đăng ký sáng chế
- Ai có quyền đăng ký quyền tác giả?
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.