Hoàn thiện khung pháp lý đối với tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo tới 05/2025 - Apolat Legal

Hoàn thiện khung pháp lý đối với tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo tới 05/2025

Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch hành động quốc gia gồm 17 hành động cụ thể thực hiện cam kết của Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt với Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF):

  • Hành động 1, 2, 3 (hoàn thành trong tháng 9/2024): Nâng cao hiểu biết, hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin về rửa tiền/tài trợ khủng bố.
  • Hành động 4 (hoàn thành trong tháng 1/2025): Giám sát hiệu quả các định chế tài chính và cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính liên quan.
  • Hành động 5, 6 (hoàn thành trong tháng 5/2025): Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, bao gồm quy định về tài sản ảo.
  • Hành động 7 (hoàn thành trong tháng 1/2025): Hướng dẫn khu vực tư nhân về nghĩa vụ phòng chống rửa tiền/tài trợ khủng bố.
  • Hành động 8 (hoàn thành trong tháng 5/2025): Xây dựng cơ chế cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền truy cập, cập nhật thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của pháp nhân, và áp dụng các biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm. 
  • Hành động 9 (hoàn thành trong tháng 9/2024), 10 (hoàn thành trong tháng 5/2025): Đảm bảo sự độc lập, tự chủ của Cục Phòng chống rửa tiền và nâng cao chất lượng phân tích tình báo tài chính.
  • Hành động 11 (hoàn thành trong tháng 5/2025): Tăng cường sử dụng thông tin tình báo tài chính trong điều tra. 
  • Hành động 13 (hoàn thành trong tháng 5/2025): Tăng cường điều tra, truy tố rửa tiền. 
  • Hành động 12 (hoàn thành trong tháng 1/2025), 14, 15 (hoàn thành trong tháng 5/2025): Giải quyết các thiếu hụt về tuân thủ kỹ thuật liên quan đến Khuyến nghị 3, 6, 7 thuộc bộ chuẩn mực của FATF. 
  • Hành động 16 (hoàn thành trong tháng 1/2025), 17 (hoàn thành trong tháng 9/2024): Tuân thủ các khuyến nghị của FATF về trừng phạt tài chính và về phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Các loại tiền ảo phổ biến hiện nay như Bitcoin, Ethereum… Chính phủ từng giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, thí điểm tiền ảo, nhằm ngăn ngừa rủi ro rửa tiền, hệ thống ngân hàng.

Cơ quan quản lý nhiều lần khẳng định tiền ảo không phải là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) thông qua cuối 2022 chưa luật hóa các loại tiền ảo, tài sản ảo.

Kế hoạch hành động trên được kỳ vọng đưa Việt Nam bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế tài sản số.

Tải bản tin pháp lý tại đây.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.