Kiểu dáng công nghiệp là gì? Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục hành chính được thực hiện bởi Cục Sở hữu trí tuệ điều này đồng nghĩa với việc người chủ sở hữu cần phải gửi đơn đăng ký tới cơ quan này để nhận được chứng chỉ văn bằng độc quyền cho kiểu dáng.

Quá trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp giúp người đăng ký có quyền độc quyền sử dụng, sao chép, sản xuất và phân phối sản phẩm có kiểu dáng đã được đăng ký. Điều này đảm bảo rằng người đăng ký có quyền kiểm soát việc sử dụng kiểu dáng của họ và ngăn chặn việc sao chép trái phép hoặc sử dụng không đúng mục đích. Apolat sẽ cung cấp đầy đủ các bước của thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp và trả lời các câu hỏi liên quan ở bài viết sau đây!

đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là gì?

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo Khoản 13 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi năm 2022), kiểu dáng công nghiệp được định nghĩa là hình dáng bên ngoài của một sản phẩm hoăc bộ phận có thể được lắp ráp thành một sản phẩm phức hợp, được biểu diễn thông qua hình khối, các đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và có thể quan sát được trong quá trình sử dụng thông thường của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.

2. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Theo Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng 03 điều kiện sau đây:

2.1. Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới

Theo quy định tại Điều 65 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tính mới của kiểu dáng công nghiệp được mô tả như sau:

  • Kiểu dáng công nghiệp được xem là có tính mới nếu nó có sự khác biệt đáng kể so với những kiểu dáng công nghiệp đã được tiết lộ công khai dưới mọi hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ phương tiện nào khác, cả trong nước và quốc tế, trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu có.
  • Hai kiểu dáng công nghiệp không được xem là khác biệt đáng kể nếu chúng chỉ khác biệt về các đặc điểm tạo dáng không dễ nhận biết, ghi nhớ và không thể sử dụng để phân biệt tổng thể giữa chúng.
  • Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa tiết lộ công khai nếu chỉ một số người hạn chế được biết đến và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
  • Kiểu dáng công nghiệp không mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau, với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
  • Kiểu dáng công nghiệp được người khác công bố mà không được sự cho phép của người có quyền đăng ký theo quy định tại Điều 86 và Điều 86a của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022);
    • Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 và Điều 86a của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
    • Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 và Điều 86a của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) trưng bày tại triển lãm quốc gia Việt Nam hoặc triển lãm quốc tế chính thức được công nhận.
Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới
Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới

2.2. Kiểu dáng công nghiệp phải có tính sáng tạo

Dựa trên quy định tại Điều 66 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, kiểu dáng công nghiệp được xem là có tính sáng tạo khi dựa vào các kiểu dáng công nghiệp đã được  công khai dưới mọi hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ phương tiện khác, cả trong nước và quốc tế, trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên. Trong trường hợp này, kiểu dáng công nghiệp không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với những người có kiến thức trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Việc tạo ra kiểu dáng một cách dễ dàng cũng có thể được thể hiện thông qua việc sáng tạo kiểu dáng từ các hoạt động như mô phỏng các hình dáng bên ngoài của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên; sử dụng các hình học cơ bản; sao chép hoàn toàn hoặc một phần hình dạng của các công trình nhân tạo.

2.3. Kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng áp dụng công nghiệp

Theo Điều 67 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng chế tạo thành hàng loạt sản phẩm khác bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, từ đó đảm bảo tiêu chí về khả năng áp dụng công nghiệp.

Khả năng áp dụng công nghiệp là yếu tố quan trọng xác định điều kiện bảo hộ cho hình dạng bên ngoài của sản phẩm, liệu nó có được bảo hộ như là một kiểu dáng công nghiệp hay chỉ đơn thuần là tác phẩm mĩ thuật ứng dụng. Trong trường hợp kiểu dáng của sản phẩm chỉ mang tính chất thẩm mĩ và tạo ra một sản phẩm đẹp mắt, thì kiểu dáng đó chỉ dừng lại ở mức tồn tại làm tác phẩm nghệ thuật, được mọi người ngắm nhìn vẻ đẹp của nó. Ngược lại, kiểu dáng công nghiệp, như tên gọi của nó, yêu cầu khả năng có thể ứng dụng để tạo ra hàng loạt sản phẩm có hình dáng bề ngoài tương tự.

Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp có thể đặt ra những yêu cầu như:

  • Kiểu dáng sản phẩm phải thể hiện hình dạng ổn định và không biến đổi theo tính chất của nguyên liệu hoặc môi trường xung quanh. Điều này tạo ra sự phân biệt giữa nhóm hàng hóa có hình dạng rõ ràng và những nhóm hàng hóa khác như chất lỏng, chất bột, mà thường không được thể hiện dưới hình dạng cụ thể (đặc biệt là không được thể hiện như một sản phẩm thông thường trên thị trường);
  • Kiểu dáng sản phẩm phải có khả năng làm mẫu để chế tạo hàng loạt các sản phẩm có hình dáng tương tự, sử dụng cả phương pháp công nghiệp và thủ công nghiệp, mà không đòi hỏi kỹ năng hay kỹ thuật đặc biệt từ từng cá nhân hoặc yêu cầu tương tự.
thế nào là kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp hợp lệ cần đảm bảo đáp ứng tối thiểu 3 điều kiện

3. Đối tượng có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Mọi cá nhân và tổ chức đều được phép thực hiện quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, bao gồm cả cá nhân, tổ chức trong nước và cả những người, tổ chức đến từ các quốc gia khác.

Trong đó:

  • Tác giả là người sáng tạo kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của bản thân;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho người tạo ra kiểu dáng công nghiệp dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và nếu việc thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật.

Trường hợp mà tổ chức, cá nhân cùng nhau để sáng tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra một kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó có quyền đăng ký và trong trường hợp tổ chức, cá nhân đều đồng ý.

Người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp cũng là người có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế theo quy định của pháp luật, kể cả trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp đã và nộp hồ sơ đăng ký.

4. Hình thức nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Người nộp đơn có thể lựa chọn giữa hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, chi tiết như sau:

Hình thức nộp đơn giấy:

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

  • Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trong trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện. Sau đó, phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền kèm theo hồ sơ đơn gửi đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó.

Hình thức nộp đơn trực tuyến:

Điều kiện để nộp đơn trực tuyến là người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền Sở hữu công nghiệp.

Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến cho người nộp đơn. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định, đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến sẽ được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

5. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Trình tự đăng ký kiểu dáng công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện qua 07 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và phân loại kiểu dáng công nghiệp

Đối với doanh nghiệp muốn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, quan trọng nhất là phải đảm bảo rằng kiểu dáng công nghiệp đó chưa được sử dụng hoặc công bố trước đó trên bất kỳ phương tiện nào, điều này đảm bảo tính mới của kiểu dáng khi thực hiện đăng ký.

Kiểu dáng công nghiệp có thể đăng ký ở một hoặc nhiều phương án và có thể được đăng ký bằng một hoặc nhiều hình ảnh chụp dưới nhiều góc độ khác nhau. Số lượng phương án và hình ảnh đăng ký càng nhiều thì lệ phí nộp đơn càng cao.

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp, trong trường hợp người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không đúng, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ tự tiến hành phân loại và yêu cầu người nộp đơn nộp phí phân loại theo quy định (100.000 đồng/01 phân loại).

Bước 2: Tra cứu kiểu dáng công nghiệp

Trước khi nộp đơn đăng ký, việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp là quan trọng để đánh giá khả năng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí của chủ đơn. Việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp này có thể đánh giá được khoảng 80% khả năng bảo hộ của kiểu dáng trước khi tiến hành nộp đơn. Kết quả từ việc tra cứu này sẽ giúp doanh nghiệp ước lượng được khả năng đăng ký thành công và đưa ra quyết định phù hợp.

Bước 3: Nộp đơn Đăng ký Kiểu dáng Công nghiệp

Hồ sơ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những tài liệu sau đây:

  • 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, theo mẫu số 03-KDCN Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
  • 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp này bao gồm các thông tin sau:
    • Tên kiểu dáng công nghiệp;
    • Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
    • Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;
    • Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;
    • Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;
    • Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
  • 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;
  • Chứng từ liên quan đến phí và lệ phí theo quy định.

Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP: Tải Ngay

Các tài liệu khác liên quan đến việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp (nếu có):

  • Giấy ủy quyền (trong trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp (đính kèm nếu có);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (trong trường hợp thụ hưởng quyền từ người khác);
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau:

  • Mỗi đơn đăng ký đăng ký kiểu dáng công nghiệp chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu phải phù hợp với kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn;
  • Tất cả tài liệu của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu sử dụng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, phải được dịch ra tiếng Việt;
  • Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm) với lề chừa ở bốn phía, mỗi lề rộng 20mm. Sử dụng phông chữ Times New Roman, cỡ chữ không nhỏ hơn 13, trừ khi có các tài liệu bổ trợ không nhằm đưa vào đơn;
  • Đối với các tài liệu cần lập theo mẫu phải sử dụng mẫu và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
  • Mỗi loại tài liệu nếu có nhiều trang phải ghi số thứ tự trang bằng chữ số Ả-rập;
  • Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa. Trong trường hợp phát hiện sai sót không đáng kể về chính tả, người nộp đơn có thể sửa chữa, nhưng tại chỗ sửa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có);
  • Các thuật ngữ sử dụng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông, không sử dụng tiếng địa phương, từ hiếm hoặc từ tự tạo. Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử và quy tắc chính tả sử dụng trong đơn phải tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam;
  • Đơn có thể đi kèm với tài liệu bổ trợ về dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
kiểu dáng công nghiệp
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Sau khi nhận đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ xem xét các điều kiện về hình thức, ảnh, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân loại,… trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp đủ điều kiện, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và tiến hành đăng công bố đơn. Trong trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ ra thông báo không chấp nhận đơn và yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa đơn. Sau đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi theo yêu cầu và nộp lại công văn sửa đổi cho Cục Sở hữu Trí tuệ.

Bước 5: Công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thời hạn công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp là 02 tháng kể từ ngày có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ như được ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, cùng với hình ảnh và phân loại của kiểu dáng công nghiệp.

Bước 6: Thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Việc thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong thời hạn 09-12 tháng kể từ ngày công bố đơn. Cục Sở hữu Trí tuệ tiến xem xét các điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp để đánh giá khả năng cấp văn bằng cho kiểu dáng công nghiệp của chủ đơn. Trong trường hợp đơn đăng ký đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ phát thông báo dự định cấp văn bằng cho kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký.

Nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ ra thông báo không cấp văn bằng cho kiểu dáng công nghiệp mà doanh nghiệp đã đăng ký. Trong trường hợp này, chủ đơn có thể xem xét và gửi công văn phản hồi, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu Trí tuệ, đồng thời cung cấp các lập luận, căn cứ để yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp.

Bước 7: Cấp văn bằng bảo hộ

Thời hạn cấp văn bằng bổ hộ đăng ký kiểu dáng công nghiệp từ 02 – 03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng. Sau khi quyết định cấp văn bằng được đưa ra, chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn sẽ nộp lệ phí và nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Xem thêm bài viết: Thủ tục gia hạn kiểu dáng công nghiệp hiện nay

6. Lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Để tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì cần nộp những loại lệ phí như sau:

  • Lệ phí nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp: 150.000 đồng;
  • Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000 đồng/01 phân loại;
  • Phí thẩm định đơn: 700.000 đồng/01 đối tượng;
  • Phí công bố đơn: 120.000 đồng;
  • Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/01 hình;
  • Lệ phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000 đồng/01 đối tượng;
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000 đồng/01 đơn ưu tiên;
  • Phí cấp văn bằng bảo hộ: 660.000 đồng/01 đối tượng với 06 ảnh;
  • Lệ phí đại diện SHTT: theo mức phí quy định của mỗi đơn vị đại diện.

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp (Phân loại Locarno), trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000 đồng/01 phân loại).

7. Thời hạn xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp 

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo trình tự sau:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
  • Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Tuy nhiên, thời gian xử lý hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ lâu hơn đáng kể do khối lượng hồ sơ Cục Sở hữu trí tuệ xử lý là rất lớn, có thể từ 18-25 tháng từ ngày nộp đơn.

8. Đối tượng nào không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Theo Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, các đối tượng sau đây không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
kiểu dáng công nghiệp là gì
Đối tượng không thể sản xuất công nghiệp không đủ tiêu chuẩn để đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

9. Lí do phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Có độc quyền kiểu dáng công nghiệp là một lợi thế vô cùng quan trọng trong kinh doanh một sản phẩm cụ thể. Vì vậy, để đảm bảo độc quyền khai thác hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chủ sở hữu phải nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Một số lý do tại sao phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như sau:

  • Kiểu dáng công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp thị thành công sản phẩm, giúp xác định hình ảnh thương hiệu của công ty. Việc bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp đảm bảo tính độc quyền của việc sử dụng chúng và tạo thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị của công ty.
  • Kiểu dáng công nghiệp chỉ có thể được cấp văn bằng bảo hộ nếu nó bảo đảm tính mới so với các kiểu dáng công nghiệp và sản phẩm cũng lĩnh vực trên phạm vi toàn thế giới. Như vậy, trước khi đưa kiểu dáng công nghiệp, kiểu dáng của sản phẩm ra thị trường, chủ sở hữu phải nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp vì nếu sản phẩm đã được đưa ra thị trường thì kể cả khi kiểu dáng đó đã đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ thì nó cũng đã mất đi tính mới thì kiểu dáng công nghiệp đó sẽ không được cấp văn bằng bảo hộ sau đó.
  • Kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm thường là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn hay lôi cuốn đối với khách hàng, và sự hấp dẫn hữu hình là yếu tố then chốt trong quyết định của khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm này thay vì sản phẩm khác. Điều này đặc biệt đúng đối với những danh mục có nhiều sản phẩm có cùng chức năng như bàn chải tóc, dao, đèn hay thậm chí là ô tô và máy tính, điện thoại, chai lọ, các vật dụng cá nhân khác… Do tầm quan trọng về mặt thương mại của kiểu dáng công nghiệp đối với sự thành công của sản phẩm và nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu, việc bảo vệ thiết kế khỏi bị đối thủ cạnh tranh sao chép và bắt chước là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ nhà thiết kế hoặc nhà sản xuất nào.
  • Kiểu dáng công nghiệp đẹp là tài sản của công ty, có thể làm tăng giá trị thương mại của công ty và sản phẩm của công ty. Kiểu dáng công nghiệp càng tốt thì càng có giá trị đối với công ty nên phải được quản lý, kiểm soát và bảo vệ đầy đủ.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực 05 năm và được gia hạn tối đa 02 lần (tức được bảo hộ tối đa 15 năm) có thể tạo thêm doanh thu cho doanh nghiệp của bạn thông qua việc thu tiền bản quyền, tiền chuyển giao quyền sử dụng đối tượng kiểu dáng công nghiệp để cấp phép thiết kế cho bên thứ ba sử dụng.
đăng ký kiểu dáng công nghiệp chi tiết
Tại sao cần đăng ký kiểu dáng công nghiệp

10. Lưu ý khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp, phải phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ và bao gồm các nội dung như sau:

  • Tên sản phẩm hoặc bộ sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp
  • Chỉ số phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp (theo Thỏa ước Locarno)
  • Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp
  • Các Kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết
  • Liệt kê ảnh hoặc hình vẽ
  • Bản chất của kiểu dáng công nghiệp. Trong đó, cần chỉ rõ những đặc điểm cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với những kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như được mô tả để xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp đó. Ảnh chụp hoặc hình vẽ phải rõ ràng và sắc nét. Không được gây nhầm lẫn sản phẩm khác với các sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được yêu cầu bảo hộ.

Tất cả các ảnh chụp hoặc hình vẽ phải theo cùng một tỉ lệ. Kích thước mỗi ảnh hoặc hình vẽ không được nhỏ hơn ( 90 x 120 ) mm và không được lớn hơn ( 210 x 297 ) mm.

11. Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Apolat Legal

Apolat Legal là công ty luật cung cấp dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp với kinh nghiệm, sự am hiểu sâu sắc về pháp luật và văn hoá Việt Nam. Bằng sự thấu hiểu và gắn bó sâu sắc với khách hàng của mình trong mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày, chúng tôi biết những gì họ muốn, cung cấp những gì họ cần và giúp khách hàng đạt được lợi ích mà mình mong muốn.

Khi sử dụng dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của Apolat Legal, Quý khách hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các luật sư, cung cấp kiến thức cơ bản về các khái niệm theo Luật Sở hữu trí tuệ, điều kiện, tài liệu cần thiết để thực hiện đăng ký, cũng như thông tin về thời gian và chi phí liên quan. Qua đó, quý khách hàng sẽ có cái nhìn rõ ràng và hiểu biết sâu sắc hơn về quy trình đăng ký bảo hộ độc quyền cho hình dáng bên ngoài của sản phẩm.

Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp của Apolat Legal sẽ bao gồm các giai đoạn sau:

  • Hỗ trợ tư vấn trước khi thực hiện đăng ký về mọi khía cạnh;
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng về việc chuẩn bị thông tin và tài liệu cần thiết cho quá trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp và cung cấp cho khách hàng tham khảo;
  • Nộp hồ sơ và các thủ tục pháp lý tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Nhận và chuyển giao giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho khách hàng để tham khảo và lưu giữ;
  • Tư vấn về các vấn đề phát sinh (nếu có) sau khi hoàn thành công việc.

12. Những câu hỏi thường gặp

Quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?

Quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp là quyền của mọi cá nhân và tổ chức có kiểu dáng công nghiệp mong muốn đăng ký tại Việt Nam. Cả cá nhân và tổ chức, bất kể là Việt Nam hay nước ngoài, đều có thể tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam. Đối với các tổ chức và cá nhân nước ngoài, việc nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam phải thông qua một tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ.

Kiểu dáng công nghiệp đã sử dụng có thể đăng ký bảo hộ không?

Nếu kiểu dáng công nghiệp của bạn có tính mới so với các kiểu dáng khác trên thế giới nhưng đơn vị bạn đã sử dụng hoặc công bố hình ảnh của kiểu dáng đó thì sẽ mất đi tính mới đối với mình nên khi bạn đăng ký sẽ từ chối cấp bằng bảo hộ.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp được gia hạn tối đa bao lần?

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong thời hạn 05 năm, sau đó có thể gia hạn tối đa 02 lần liên tiếp, sau đó kiểu dáng đó thuộc sở hữu của công chúng và không còn được bảo hộ độc quyền cho chủ đơn.

Thời gian kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ bao nhiêu năm?

Tổng thời gian đăng ký và các lần gia hạn liên tiếp của mỗi kiểu dáng công nghiệp sẽ được bảo hộ tối đa là 15 năm.

Nguyên tắc nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đầu tiên là gì?

Hiểu đơn giản thì nguyên tắc nộp đơn đầu tiên có nghĩa là ai nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đầu tiên thì sẽ được cấp văn bằng bảo hộ. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Xử lý thế nào nếu có đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp của người khác nộp cùng ngày?

Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau và có cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

 Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong phạm vi trong nước hay quốc tế?

Kiểu dáng công nghiệp nói riêng, quyền sở hữu công nghiệp nói chung chỉ được bảo hộ trong lãnh thổ quốc gia nên kiểu dáng công nghiệp được đăng ký và bảo hộ ở nước nào thì chỉ có hiệu lực ở nước đó.

Bên trên Apolat Legal đã giới thiệu đến bạn thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo đúng quy định 2023. Nếu bạn còn thắc mắc nào liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết và nhanh nhất!

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Lầu 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam
  • Địa chỉ Hà Nội: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Hotline: (+84) 911 357 447
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu 08:15 sáng – 17:15 chiều

Tham khảo các bài viết liên quan

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.