Điều kiện, thủ tục đăng ký thương hiệu chuẩn nhất 2023

Điều kiện, thủ tục đăng ký thương hiệu chuẩn nhất 2023

Danh mục bài viết

Đăng ký thương hiệu không chỉ là thủ tục cần phải thực hiện để tránh các rủi ro pháp lý, mà còn là thủ tục quan trọng để chứng minh quyền sở hữu thương hiệu (bao gồm nhiều yếu tố, trong đó nhãn hiệu là yếu tố quan trọng nhất. Trong bài viết này, từ “thương hiệu” được dùng để chỉ đối tượng là “nhãn hiệu”) đối với các nhóm sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Để thực hiện được điều này, bạn cần tìm hiểu kỹ những quy định, điều luật liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu nói riêng, thương hiệu nói chung, cũng như quy trình từng bước cụ thể.

đăng kí thương hiệu
Đăng kí thương hiệu

1. Đăng ký thương hiệu là gì?

Đăng ký thương hiệu được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ, là thủ tục hành chính nhằm xác lập quyền sở hữu một cách hợp pháp đối với thương hiệu. Sau khi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp, chủ sở hữu sẽ được phép sử dụng độc quyền thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2. Vì sao nên đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu?

Vì sao phải đăng ký sở hữu thương hiệu?
Vì sao phải đăng ký sở hữu thương hiệu?

Thương hiệu chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là yếu tố giúp cho doanh nghiệp được khách hàng biết đến. Do vậy mà thương hiệu cũng rất dễ bị đối thủ cạnh tranh làm giả để giảm đi sự uy tín và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Để hạn chế vấn đề này thì chủ sở hữu cần thực hiện đăng ký thương hiệu, bên cạnh đó việc đăng ký thương hiệu còn quan trọng bởi vì những lý do sau đây:

  • Căn cứ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009, 2019 và 2022 thì thương hiệu hoặc nhãn hiệu sẽ chỉ được bảo hộ khi thực hiện đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ, khác với quyền tác giả sẽ được bảo hộ tự động.
  • Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ sở hữu sẽ được sử dụng độc quyền thương hiệu đã đăng ký trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
  • Đăng ký thương hiệu là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu nhận được sự bảo vệ của pháp luật nếu có tranh chấp xảy ra.
  • Được cấp giấy chứng nhận, doanh nghiệp sẽ được thực hiện các quyền lợi liên quan đến kinh tế như chuyển nhượng hoặc nhượng quyền thương hiệu.

Như vậy, việc đăng ký bản quyền thương hiệu là thủ tục nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

đăng ký bản quyền thương hiệu
Đăng ký thương hiệu giúp bảo hộ quyền sở hữu thương hiệu của doanh nghiệp

3. Điều kiện đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền

Dưới đây là các điều kiện để được đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền mà các doanh nghiệp cần biết:

  • Có thể phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của thương hiệu này với hàng hóa, dịch vụ của thương hiệu khác.
  • Nhãn hiệu là các dấu hiệu có thể nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, kể cả hình 2D hay 3D, một hay nhiều màu sắc hoặc sự kết hợp giữa tất cả các yếu tố đó. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 thì đối tượng là âm thanh cũng có thể được đăng ký như một nhãn hiệu.

4. Thủ tục đăng ký thương hiệu

Thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm, dịch vụ sẽ trải qua các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Lên ý tưởng thiết kế và lựa chọn thương hiệu

Bước đầu tiên trong cách đăng ký sở hữu trí tuệ, khách hàng cần phải thiết kế được thương hiệu cá nhân bằng ý tưởng về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.

Trong quá trình thiết kế thương hiệu, bạn cần phải chú ý đến 2 yếu tố sau đây.

Chẳng hạn như, nếu bạn muốn đăng ký thương hiệu “ABC” cho sản phẩm là nước hoa và dự định sẽ thiết kế chữ “ABC” theo hướng cách điệu, bạn cần tiến hành kiểm tra xem liệu tên thương hiệu của mình có bị trùng hay dễ nhầm lẫn với thương hiệu nào đó đã đăng ký hay chưa. Nếu khả năng bị trùng cao, bạn nên tiến hành lên ý tưởng để thiết kế lại trước khi quyết định lựa chọn thương hiệu cho sản phẩm.

Bước 2: Phân loại sản phẩm và dịch vụ sẽ đăng ký

Bước thứ 2 trong cách đăng ký bản quyền thương hiệu, bạn cần xác định được lĩnh vực mà mình sẽ kinh doanh để dễ dàng phân nhóm sản phẩm và dịch vụ.

Căn cứ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, một thương hiệu có thể được đăng ký cho một hoặc nhiều nhóm dịch vụ/sản phẩm. Số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ tại Việt Nam cũng được Cục Sở hữu trí tuệ quy định (dựa theo Thỏa ước Ni-xơ mà Việt Nam là thành viên) là có 45 nhóm. Trong số đó, 35 nhóm đầu là nhóm sản phẩm, 10 nhóm sau là các nhóm dịch vụ. Bảng phân loại này sẽ được cập nhật hàng năm.

Một thương hiệu cần phải được gắn với sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể trong quá trình đăng ký. Đây sẽ là cơ sở để phân định quyền, phân nhóm và tính phí. Trên thực tế, thương hiệu không thể chung chung như nhiều người vẫn tưởng.

Chẳng hạn, nhãn hiệu TOYOTA được đăng ký nhóm 12 về ô tô (đây là nhóm sản phẩm), hoặc VINMART được đăng ký nhóm cửa hàng tiện lợi (thực hiện dịch vụ mua bán hàng hóa).

Lưu ý: Quy định của luật pháp Việt Nam về việc đăng ký sở hữu trí tuệ không có giới hạn về nhóm sản phẩm hay dịch vụ. Tuy nhiên, càng đăng ký nhiều nhóm thì chi phí phải trả càng cao. Do đó, chủ sở hữu chỉ nên đăng ký cho lĩnh vực kinh doanh chủ yếu mà công ty mình sẽ thực hiện.

Bước 3: Tra cứu khả năng bảo hộ của thương hiệu

Sau khi đã hoàn tất việc thiết kế thương hiệu, bạn sẽ cần tiến hành tra cứu xem thương hiệu của mình có khả năng đăng ký hay không. Nếu có, hãy tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.

Bạn có thể thực hiện tra cứu thương hiệu bằng 2 cách sau đây:

  • Cách 1: Tìm kiếm trên công cụ Google: Nếu bạn muốn đăng ký thương hiệu ABC cho sản phẩm thời trang, hãy sử dụng google để tra cứu sơ bộ xem liệu đã có cá nhân hay tổ chức nào đang kinh doanh thương hiệu này hay không trước khi quyết định đặt tên. Bạn đơn giản chỉ cần gõ cú pháp “hàng thời trang ABC” là sẽ ra rất nhiều kết quả.
  • Cách 2: Tra cứu bằng dữ liệu trực tuyến của cục SHTT tại địa chỉ http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Trong mục tìm kiếm thương hiệu, bạn hãy gõ từ ABC vào mục nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ và chọn số 25 (là số thứ tự của ngành hàng thời trang theo quy định về bảng phân nhóm quốc tế).

Cả 2 hình thức tra cứu thương hiệu trên đây đều không tính phí. Tuy nhiên, xác suất chính xác của kết quả chỉ đạt 40%. Để đảm bảo kết quả nhận được, bạn có thể tham khảo hình thức tra cứu qua dịch vụ. Cụ thể, khi khách hàng sử dụng dịch vụ này, các công ty tư vấn pháp lý như Apolat Legal sẽ tiến hành tra cứu trực tiếp thông qua Cục SHTT, từ đó cho ra kết quả có tính chính xác lên đến hơn 90%.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký thương hiệu

Sau quy trình tra cứu và xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký càng sớm càng tốt tại Cục Sở hữu trí tuệ để lấy được ngày ưu tiên.

Bước 5: Xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký tên thương hiệu

Đơn đăng ký sau khi nộp sẽ phải trải qua rất nhiều giai đoạn, thủ tục thẩm định đơn nhãn hiệu có thể kéo dài từ 16-20 tháng. Chình vì vậy, bạn cần theo dõi sát sao khả năng đăng ký của thương hiệu để tránh xảy ra những rủi ro không mong muốn.

Sau khi việc xem xét hoàn tất, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo về việc đơn đăng ký sản phẩm liệu có đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo hộ hay không. Nếu có, bạn sẽ cần nộp một khoản chi phí để được cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, hoặc cũng có thể nộp đơn khiếu nại về quyết định từ chối (trong trường hợp đơn đăng ký không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn).

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể thực hiện gia hạn nhiều lần.

hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Thủ tục đăng ký thương hiệu cụ thể

5. Quy trình các bước đăng ký thương hiệu

Tóm lại, thủ tục đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện theo những bước cụ thể như sau:

Bước 1: Lên ý tưởng thiết kế và lựa chọn thương hiệu đăng ký phù hợp

Khách hàng không nên lựa chọn các mẫu thương hiệu đơn giản, không có tính nhận diện cao hoặc những cụm từ ngữ phổ biến sử dụng hàng ngày.

Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu trước khi nộp đơn

Sau khi hoàn tất thiết kế và lựa chọn thương hiệu phù hợp, bạn sẽ tiến hành tra cứu thương hiệu để đánh giá xem khả năng được đăng ký của thương hiệu có cao hay không? Điều này sẽ hạn chế rủi ro thương hiệu bị từ chối do trùng hoặc dễ nhầm lẫn với các thương hiệu đã được đăng ký trước đó.

Bước 3: Hoàn tất hồ sơ đăng ký thương hiệu

Hồ sơ đăng ký thương hiệu sau khi được chuẩn bị đầy đủ sẽ nộp tại cơ quan đăng ký.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Chủ sở hữu thương hiệu hoặc các tổ chức dịch vụ được ủy quyền sẽ tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền thương hiệu

Sau khi đơn được nộp sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và xem xét trước khi được Cục Sở hữu trí tuệ thông qua và cấp giấy chứng nhận. Trong trường hợp đơn không đủ yêu cầu, cục SHTT sẽ gửi thông báo về lý do từ chối.

6. Đăng ký thương hiệu tại Apolat Legal

Đăng ký thương hiệu như thế nào luôn cho nhanh chóng luôn là thắc mắc của nhiều người. Nếu bạn cảm thấy quy trình đăng ký thương hiệu quá phức tạp và mất thời gian thì hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín, chẳng hạn như Apolat Legal. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký bản quyền tên thương hiệu, chúng tôi chắc chắn sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu mà khách hàng đưa ra.

6.1 Các công việc Apolat Legal sẽ thực hiện

Không chỉ khắc phục các khó khăn liên quan đến việc đăng ký sở hữu thương hiệu, Apolat còn giúp khách hàng thực hiện những công việc sau đây:

  • Cung cấp đầy đủ thông tin và kiến thức pháp lý, thực tiễn cần thiết liên quan đến thủ tục đăng ký thương hiệu.
  • Chuẩn bị đầy đủ thủ tục, hoàn tất hồ sơ và thực hiện nộp đơn đăng ký bản quyền thương hiệu cho doanh nghiệp. Khách hàng chỉ cần cung cấp cho Apolat Legal văn bản ủy quyền. Chúng tôi sẽ thực hiện mọi thủ tục và cung cấp cho khách hàng Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu do Cục SHTT cung cấp.
  • Theo dõi hồ sơ và phản hồi bất kì yêu cầu nào từ Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện các công việc cần làm sau khi đăng ký thương hiệu, bao gồm các thủ tục liên quan đến gia hạn văn bằng bảo hộ và chiến lược để bảo vệ nhãn hiệu.
đăng ký tên thương hiệu
Các công việc Apolat Legal thay khách hàng thực hiện

6.2 Chi phí đăng ký thương hiệu tại Apolat Legal

Chi phí đăng ký tên thương hiệu tại Apolat Legal sẽ phụ thuộc vào số lượng thương hiệu khách hàng muốn đăng ký và nhóm sản phẩm/dịch vụ gắn lên thương hiệu.

Cụ thể, chi phí đăng ký thương hiệu cụ thể tại Apolat Legal là 2 triệu đồng/1 nhãn hiệu. Trong đó bao gồm:

  • Lệ phí đóng cho nhà nước: 1 triệu đồng
  • Phí dịch vụ tại Apolat: 1 triệu đồng

Thời gian làm việc kéo dài từ 18-20 tháng. Mức phí trên chỉ áp dụng cho một nhóm sản phẩm/dịch vụ và không quá 6 sản phẩm/dịch vụ. Chưa bao gồm phí tra cứu chuyên sâu (nếu có thực hiện), lệ phí nhận bằng 360000 VNĐ (thường đóng vào 2 năm sau).

6.3 Vì sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu tại Apolat Legal

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký bản quyền thương hiệu, với đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, hiểu biết rộng, chúng tôi chắc chắn sẽ làm khách hàng hài lòng khi sử dụng dịch vụ tại Apolat Legal, đảm bảo quy trình thực hiện nhanh chóng, đúng hạn, chi phí hợp lý, phải chăng.

Apolat Legal đảm bảo hỗ trợ khách hàng để quá trình thẩm định và xem xét đơn đăng ký được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, thay mặt khách hàng thực hiện toàn bộ các thủ tục liên quan, từ chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn đăng ký bản quyền thương hiệu đến việc trả lời công văn, thông báo được cấp xuống bởi Cục Sở hữu trí tuệ.

7. Một số câu hỏi thường gặp về đăng ký thương hiệu

Bên cạnh những câu hỏi liên quan đến cách đăng ký bản quyền thương hiệu, Apolat Legal còn nhận được khá nhiều các thắc mắc như sau:

7.1 Đăng ký thương hiệu cần lưu ý điều gì?

Để việc đăng ký thương hiệu kinh doanh đạt kết quả cao, dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý:

  • Tìm hiểu danh mục các đối tượng không được quyền bảo hộ dưới dạng thương hiệu để thiết kế và lựa chọn thương hiệu sao cho phù hợp. Trường hợp thương hiệu của bạn sử dụng quốc kỳ, quốc huy của Việt Nam hoặc các quốc gia khác thì chắc chắn sẽ không được bảo hộ.
  • Thiết kế thương hiệu có độ nhận diện cao: Dễ phân biệt, dễ ghi nhớ và không nằm trong nhóm các trường hợp được quy định tại khoản 2 điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Nắm rõ quy định của pháp luật về hồ sơ cần chuẩn bị, các yêu cầu về giấy tờ và tài liệu để đảm bảo hồ sơ đáp ứng hoàn toàn các tiêu chuẩn cần thiết.
  • Tìm hiểu kỹ về thời gian từng bước đăng ký thương hiệu cục sở hữu trí tuệ để kịp thời trả lời khi cơ quan nhà nước có yêu cầu.

7.2 Chi phí đăng ký thương hiệu là bao nhiêu?

Chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu sẽ phải nộp khi đăng ký, được tính theo nhóm sản phẩm, dịch vụ mà thương hiệu muốn có quyền sở hữu (trong tất cả 45 nhóm sản phẩm dịch vụ).

Phí tra cứu thương hiệu chuyên sâu: Khoảng 600.000 cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ. (Hình thức tra cứu ở đây là tra cứu chuyên sâu, kết quả được thể hiện bằng báo cáo tra cứu chi tiết và sẽ xác định được liệu thương hiệu đó có bảo hộ thành công được hay không).

Lệ phí nộp đơn đăng ký thương hiệu cho Cục Sở hữu trí tuệ: 1.000.000 VNĐ cho 1 nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ, với số lượng tối đa là 6 sản phẩm, dịch vụ chi tiết.

Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu: 360.000 VNĐ cho 1 nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ.

Phí dịch vụ nộp đơn đăng ký lên Cục Sở hữu trí tuệ: Đây là chi phí khách hàng cần phải trả cho công ty dịch vụ được ủy quyền nộp đơn đăng ký, chi phí cụ thể tại Apolat Legal đã được nêu ở trên.

Các loại chi phí trên đây là tối thiểu cho 1 thương hiệu với 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ, tối đa là 6 sản phẩm/dịch vụ chi tiết. Nếu tăng thêm số lượng thương hiệu hoặc sản phẩm, vui lòng liên hệ với Apolat Legal để được tư vấn mức phí chi tiết.

7.3 Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại đâu?

Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Bạn có thể đến trực tiếp trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tại số 384-386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Bên cạnh đó, đơn đăng ký bảo quyền thương hiệu cũng có thể nộp ở một trong số các địa chỉ sau đây:

Địa chỉ tại Hà Nội: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

  • Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Số điện thoại: 024 3858 3069

Địa chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: (028) 3920 8483 – 3920 8485

Địa chỉ tại Đà Nẵng: Văn phòng đại diện Cục SHTT tại miền Trung

  • Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0236.3889955

Khách hàng có thể linh động lựa chọn địa điểm nộp đơn phù hợp nhất.

7.4 Làm sao để lựa chọn đơn vị tư vấn dịch vụ đăng ký thương hiệu uy tín?

Quy trình đăng ký tên thương hiệu sẽ được thực hiện nhanh chóng hơn nếu khách hàng lựa chọn được đơn vị tư vấn dịch vụ uy tín. Để thực hiện được điều này, bạn cần lưu ý đến một số yếu tố sau đây:

  • Đội ngũ nhân sự: Một đơn vị tư vấn uy tín cần phải có các luật sư, chuyên gia cao cấp về pháp lý để thực hiện tốt các khâu trong quy trình.
  • Đa dạng về dịch vụ: Đơn vị tư vấn uy tín sẽ không gò bó khách hàng trong bất cứ dịch vụ nào, thay vào đó sẽ có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Tùy vào các yêu cầu của khách hàng mà đơn vị tư vấn dịch vụ sẽ đưa ra tư vấn về gói dịch vụ phù hợp nhất.
  • Nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan: Đơn vị tư vấn có kinh nghiệm dày dặn sẽ giúp quá trình đăng ký tên thương hiệu diễn ra trơn tru và hiệu quả hơn. Bởi họ có sự linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề, xử lý hồ sơ và tiếp xúc với cơ quan nhà nước. Kết quả vì vậy mà cũng được bảo đảm hơn.
  • Quy trình tư vấn toàn diện và khách quan: Đăng ký bản quyền thương hiệu bao gồm các thủ tục đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao. Không phải khách hàng nào cũng hiểu rõ những điều này, chính vì vậy mà các đơn vị tư vấn cần giải đáp thắc mắc đầy đủ, khách quan và toàn diện khi tư vấn để khách hàng có thể yên tâm hơn.
  • Giá thành phù hợp với chất lượng: Chi phí rẻ đa phần đều sẽ đi đôi với chất lượng không tốt, bởi quy trình sẽ bị tối giản, tài liệu sơ sài… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mà còn mang đến kết quả không như ý muốn. Chính vì vậy, khách hàng nên ưu tiên chất lượng hơn là giá cả.
  • Đơn vị tư vấn được cấp giấy phép hoạt động bởi Cục Sở hữu trí tuệ: Chỉ các đơn vị có chức năng, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép hoạt động mới được đại diện cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến đăng ký sở hữu trí tuệ.

7.5. Cá nhân có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không?

Thông thường, sẽ là các doanh nghiệp, công ty thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, những thủ tục này hoàn toàn không bị giới hạn về chủ sở hữu (hay người nộp đơn đăng ký). Chính vì vậy, các cá nhân hoàn toàn có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho mình theo đúng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

7.6 Một nhãn hiệu đăng ký cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Một thương hiệu có thể đăng ký bản quyền thương hiệu cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ khác nhau, tối thiểu là 1 và tối đa là 45 nhóm (tức là có thể đăng ký toàn bộ các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang có mặt trên thị trường hiện nay).

7.7. Nhóm hàng hóa/dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu là gì?

Căn cứ theo Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, việc phân loại các nhóm hàng hóa/dịch vụ cần được áp dụng theo bảng tiếng Việt của bảng phân loại Nice (phiên bản 12/2023 được công bố bởi WIPO và được dịch bởi Cục Sở hữu trí tuệ).

Nếu người đăng ký không thực hiện phân loại chính xác theo bảng này, Cục Sở hữu trí tuệsẽ tiến hành phân loại lại trong quá trình thẩm định đơn, và người nộp đơn cần bổ sung thêm chi phí phân loại.

Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Nice được phân ra làm 45 nhóm. Trong đó:

  • 35 nhóm hàng hóa
  • 10 nhóm dịch vụ

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc đăng ký thương hiệu, thủ tục cần thiết của các doanh nghiệp và công ty. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, đừng quên liên hệ ngay với Apolat Legal để được tư vấn thêm thông tin và giải đáp thắc mắc đầy đủ.


Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Send Contact
Call Us
Zalo
This site is registered on wpml.org as a development site.