Thủ tục miễn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

Tư vấn thủ tục miễn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, khi người nước ngoài lao động tại Việt Nam, sẽ cần phải đăng ký và được cấp giấy phép lao động theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, vẫn có những trường hợp người lao động nước ngoài thuộc diện được miễn giấy phép lao động. Lúc này, những đối tượng thuộc diện được miễn sẽ cần phải tiến hành các thủ tục miễn giấy phép lao động theo quy định pháp luật. Quý độc giả hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ về các tư vấn thủ tục xin xác nhận miễn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài của Apolat Legal.

1. Các trường hợp người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động

Trước khi tiến hành thủ tục miễn giấy phép lao động, người lao động cần phải xác định rõ mình có phải thuộc trường hợp được miễn giấy phép lao động hay không. Theo đó, căn cứ theo Điều 7 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ đã quy định rõ, các trường hợp người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động bao gồm:

– Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

– Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.

– Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

– Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

– Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.

– Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.

– Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

– Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

– Tình nguyện viên quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.

– Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.

– Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.

– Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.

– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam quy định tại điểm l khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

– Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.

– Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu.

Tư vấn thủ tục miễn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
Người lao động nước ngoài sẽ được miễn giấy phép lao động nếu đáp ứng điều kiện pháp luật quy định

2. Quy trình xin xác nhận thuộc trường hợp miễn giấy phép lao động

Sau khi đã xác nhận bản thân thuộc trường hợp được miễn giấy phép lao động, người lao động nước ngoài sẽ tiến hành thủ tục miễn giấy phép lao động được quy định tại Điều 8 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ theo các bước sau:

Bước 1:  Người sử dụng lao động đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 10/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Ngoài ra, cần phải lưu ý:

– Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tối đa là 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.

– Trường hợp cấp lại xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì thời hạn tối đa là 02 năm.

Tư vấn thủ tục miễn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
Người được miễn giấy phép lao động cần tiến hành thủ tục miễn giấy phép lao động theo quy định pháp luật

3. Thành phần hồ sơ xin miễn giấy phép lao động

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ, khi tiến hành thủ tục miễn giấy phép lao động, người lao động cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 09/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này;

c) Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;

d) Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;

đ) Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

e) Các giấy tờ quy định tại điểm b, c và đ khoản này là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

Tư vấn thủ tục miễn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
Khi tiến hành thủ tục miễn giấy phép lao động, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

4. Trường hợp ngoại lệ không phải làm thủ tục xác nhận miễn giấy phép lao động

Theo quy định pháp luật, người lao động nước ngoài thuộc diện được miễn giấy phép lao động sẽ cần phải tiến hành thủ tục miễn giấy phép lao động. Tuy nhiên, theo căn cứ tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ, một số trường hợp ngoại lệ không cần phải làm thủ tục xác nhận miễn giấy phép lao động bao gồm:

– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

– Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.

– Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

– Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

– Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

– Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.

– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam quy định tại điểm l khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

Trong đó, những đối tượng thuộc các trường hợp trên sẽ không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng phải báo cáo với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc trước ít nhất 3 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.

Tư vấn thủ tục miễn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
Có một số trường hợp ngoại lệ không cần làm thủ tục xin miễn giấy phép lao động theo luật định

5. Dịch vụ tư vấn thủ tục xin xác nhận thuộc trường hợp miễn giấy phép lao động tại Apolat Legal

5.1. Chuyên môn pháp lý chuyên sâu về lĩnh vực lao động

Thành lập năm 2016, Apolat Legal là một hãng luật được cấp phép chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý đa dạng trên nhiều lĩnh vực chuyên môn và nhiều đối tượng khách hàng, từ trong nước đến nước ngoài. Công ty cam kết giải quyết các vấn đề pháp lý kinh doanh một cách triệt để và có lợi nhất cho nhiều khách hàng đa dạng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Cho đến nay, với gần 07 năm hoạt động, Đội ngũ luật sư của Công ty hoạt động chuyên môn trên hầu hết các lĩnh vực pháp lý hiện hành tại Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp và Đầu tư; Lao động và Việc Làm; Sở hữu Trí tuệ; Bất động sản và Xây dựng; Y tế; Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông Vận tải; Cư trú và Xuất nhập cảnh; Công nghiệp và Thương mại; Giáo dục và Đào tạo; Tài chính Ngân hàng; Nông Lâm Thuỷ sản.

Đặc biệt, đối với lĩnh vực Lao động, Apolat Legal chuyên cung cấp các dịch vụ và tư vấn hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các vấn đề liên quan đến nhân sự, lao động. Đối với lĩnh vực Lao động, Apolat Legal luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng các tư vấn, hỗ trợ như:

  • Tư vấn về giải thích và áp dụng luật lao động Việt Nam;
  • Tư vấn soạn thảo và tham gia đàm phán hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và nội quy lao động;
  • Tư vấn về việc soạn thảo và hoàn thiện thủ tục nội bộ của doanh nghiệp và các quy định liên quan đến quản lý nhân viên;
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục kỷ luật nhân viên và trách nhiệm vật chất;
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục trợ cấp, bảo hiểm cho người lao động khi chấm dứt quan hệ lao động;
  • Tư vấn và đại diện cho khách hàng trong các giải quyết tranh chấp lao động;
  • Tư vấn về điều kiện, trình tự, thủ tục tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài, soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tư vấn về thủ tục tạm trú, tiền lương, thuế thu nhập và chuyển tiền ra nước ngoài của người lao động nước ngoài;
  • Tư vấn về luật pháp và thông lệ liên quan đến việc đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài.

5.2. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp

Hiện nay, với bề dày hoạt động và kinh nghiệm lâu nay, Apolat Legal đã có một đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và tri thức, tận tâm với nghề.

Tại Apolat Legal, với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp như: Luật sư Phạm Hồng Mạnh – Luật sư điều hành, Luật sư Đinh Quang Long, Luật sư Phạm Thị Thoa, Luật sư Nguyễn Minh Tiến, …  cùng với kinh nghiệm, sự am hiểu sâu sắc về pháp luật và văn hoá Việt Nam, Apolat Legal luôn giúp khách hàng tự tin trong bất kỳ vấn đề pháp lý nào mình gặp phải.

Các Luật sư tại Apolat Legal từ lâu đã khẳng định được năng lực chuyên môn pháp lý của mình và giành được nhiều sự quan tâm nhờ sự tận tụy trong công việc cũng như khả năng vận dụng các mối quan hệ nhằm tối ưu hoá lợi ích cho khách hàng. Các Luật sư sẽ tập hợp thành từng nhóm chuyên môn nhỏ, trực tiếp tham gia vào từng vụ việc để tư vấn và hỗ trợ sát sao cho khách hàng, từ đó nhanh chóng hoàn thành công việc được giao một cách hiệu quả nhất.

5.3. Chi phí minh bạch, linh động, phù hợp với mọi doanh nghiệp

Bằng cách gắn bó sâu sắc với khách hàng của mình trong mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày, chúng tôi dự liệu những gì họ muốn, cung cấp những gì họ cần và giúp khách hàng đạt được lợi ích mà mình mong muốn.

Với sứ mệnh là trở thành đối tác chiến lược của khách hàng và cung cấp các dịch vụ đáng tin cậy, thực tiễn và có khả năng tùy chỉnh phù hợp để tối đa hóa mọi cơ hội tiềm năng cho khách hàng, Apolat Legal sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng khách hàng với mức chi phí phù hợp, minh bạch, linh động với mọi doanh nghiệp, khách hàng, nhằm tạo điều kiện được tiếp cận, hỗ trợ về pháp lý từ Apolat Legal đối với mọi khách hàng có nhu cầu.

Tư vấn thủ tục miễn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
Apolat Legal với bề dày hoạt động lâu năm, đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp cùng mức chi phí minh bạch, phù hợp với mọi doanh nghiệp

6. Các câu hỏi thường gặp khi thực hiện thủ tục xin miễn giấy phép lao động

6.1. Nhà đầu tư nước ngoài có được miễn giấy phép lao động?

Hiện nay, theo quy định pháp luật, người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động sẽ cần phải thực hiện thủ tục miễn giấy phép lao động nếu thuộc các trường hợp pháp luật quy định. Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ, các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư tại Việt Nam sẽ được miễn giấy phép lao động trong các trường hợp sau:

– Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

– Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

– Nhà đầu tư nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

6.2. Thuê người nước ngoài làm giám đốc công ty có phải xin giấy phép lao động?

Hiện nay, theo quy định pháp luật, việc thuê người nước ngoài làm giám đốc công ty không thuộc vào các trường hợp được miễn giấy phép lao động.

Tuy nhiên, theo căn cứ tại Điều 7 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ, việc thuê người nước ngoài làm giám đốc công ty sẽ được miễn giấy phép lao động nếu giám đốc công ty thuộc các trường hợp sau:

– Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

– Là Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.

– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

6.3. Người lao động luân chuyển nội bộ từ công ty mẹ ở nước ngoài có được miễn giấy phép lao động?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ, người lao động luân chuyển nội bộ từ công ty mẹ ở nước ngoài sẽ được miễn giấy phép lao động nếu thuộc vào trường hợp sau:

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.

Tư vấn thủ tục miễn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
Người lao động nước ngoài thuộc các trường hợp như nhà đầu tư, được thuê làm giám đốc, luân chuyển nội bộ sẽ được miễn giấy phép lao động nếu đáp ứng các điều kiện theo luật định

Trên đây là những tư vấn của Apolat Legal cho Quý độc giả về thủ tục miễn giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài khi đến và lao động tại Việt Nam. Bên cạnh những quy định trên, Quý độc giả có thể tìm hiểu thêm về 3 điều cần lưu ý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam tại đây.

Nếu gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay với Apolat Legal để có được sự hỗ trợ tận tâm, chu đáo nhất từ đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp của Apolat Legal.

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Lao động. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Lao động và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.