Quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế

Một trong những lý do dẫn đến doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều người lao động là vì lý do kinh tế. Tuy nhiên, trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế thì người sử dụng lao động cần xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng vì lý do kinh tế. Đồng thời, thực hiện đúng thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế. Vậy pháp luật có quy định gì về trường hợp này hãy cùng Apolat Legal tìm hiểm thông qua bài viết này nhé!

1. Những trường hợp nào được coi là lý do kinh tế để chấm dứt hợp đồng lao động?

Quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế
Những trường hợp nào được coi là lý do kinh tế để chấm dứt hợp đồng lao động

Căn cứ khoản 2 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế bao gồm:

  • Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
  • Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

2. Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế

Quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế
Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế

2.1. Văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

Theo quy định tại Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế cụ thể:

  • Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt.
  • Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.

Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.

Bạn có thể tham khảo mẫu văn bản dưới đây:

CÔNG TY ………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ……………….

…….., ngày ….. tháng …. năm ……

 

THÔNG BÁO

Về việc chấm dứt hợp đồng lao động

Kính gửi: Ông/bà ………………………

Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019;

Căn cứ Hợp đồng lao động số…………… ngày ….. tháng ….. năm …… (sau đây gọi là “Hợp đồng”) giữa Công ty ………………với ông/bà …………………(sau đây gọi là “Người lao động”),

Công ty xin thông báo nội dung như sau:

  1. Chấm dứt hợp đồng lao động với ông/bà:……………………….……….

Chức vụ: ……………………………

  1. Thời gian: Kể từ ngày ..…/……/……
  2. Lý do: ………………………………………………………………………

Trước khi chấm dứt hợp đồng, người lao động có nghĩa vụ bàn giao lại toàn bộ tài sản, hồ sơ, tài liệu, công việc đã và đang làm cho Phòng …………… tiếp nhận công việc.

Đề nghị người lao động thực hiện theo đúng pháp luật và sự hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp.

Trân trọng!

Nơi nhận:

Ông/bà: …………(thực hiện);

Phòng …………(thực hiện);

Lưu: VT.

Giám đốc

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 2.2. Thanh toán đầy đủ quyền lợi cho người lao động

Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Đối với trường hợp người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Quyền lợi của người lao động có thể có bao gồm:

  • Tiền lương của những ngày chưa thanh toán;
  • Tiền phép năm theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 thì trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ;
  • Tiền trợ cấp thôi việc theo Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động có thể được trợ cấp thôi việc nếu đáp ứng đủ điều kiện:
  • Nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động theo các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động 2019.
  • Làm việc thường xuyên cho cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.

Đồng thời, theo khoản 5 Điều 42 và Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế thì:

  • Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao động 2019, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
  • Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

2.3. Thủ tục khi chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều người lao động

Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều người lao động được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Lập phương án sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng vì lý do kinh tế

Trước khi chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều người, có thể vì thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế thì trước khi chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động để lập Phương án sử dụng lao động theo Điều 44 Bộ luật Lao động 2019. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

Bước 2: Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

Theo Điều 45 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động.

Tùy vào từng trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thời hạn thông báo được quy định cụ thể.

Bước 3: Ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với từng người

Bước 4: Thanh toán quyền lợi của các bên

Theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Đối với trường hợp được luật cho phép thì có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Ngoài ra, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

3. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

Quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế
Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

Theo Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

  • Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
  • Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
  • Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
  • Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
  • Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
  • Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
  • Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

4. Tư vấn thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế

Quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế
Tư vấn thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế

Để thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế thì phải thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 42 Bộ luật lao động 2019, như sau:

  • Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ bao gồm:
  • Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
  • Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
  • Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
  • Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế bao gồm:
  • Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
  • Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng vì lý do kinh tế hoặc thay đổi cơ cấu, công nghệ. Đồng thời, ngoài nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản lợi ích hợp pháp cho họ, doanh nghiệp còn có nghĩa vụ trả Trợ cấp mất việc làm. Trong trường hợp này dễ xảy ra tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động vì một số lý do như người sử dụng lao động không đồng ý nghỉ việc hoặc các bên không thỏa thuận được các khoản tiền cần được thanh toán, thậm chí vì lý do kinh tế mà doanh nghiệp chưa đủ khả năng chi trả, kéo dài thời gian chi trả…

Apolat Legal được thành lập vào năm 2016 đã có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực lao động. Đặc biệt, thực hiện thành công nhiều vụ việc, bao gồm cả trường hợp xử lý vụ việc tranh chấp tại tòa án.

Đến với Apolat Legal, bạn chắc chắn sẽ hài lòng bởi đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Apolat Legal tự tin là một trong những công ty Luật uy tín, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp.

Trên đây là bài viết tham khảo quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế, hy vọng sẽ giúp bạn có những kiến thức pháp lý hữu ích. Bạn còn vướng mắc, cần được giải đáp, đặc biệt các vấn đề về lao động, đừng ngần ngại liên hệ ngay Apolat Legal để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Lao động và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.