Nhãn hiệu hàng hóa là gì? Thế nào là giả mạo hàng hóa?

Nhãn hiệu hàng hóa là gì? Thế nào là giả mạo hàng hóa?

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phẩn biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân và tổ chức khác nhau. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa thật sự hiểu về khái niệm này. Cùng Apolat Legal tìm hiểu chi tiết nhãn hiệu hàng hóa trong bài viết sau đây nhé.

nhãn hiệu hàng hóa
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa rất quan trọng

1. Nhãn hiệu hàng hóa là gì?

Theo Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu riêng biệt được người sản xuất hàng hóa sử dụng gắn lên sản phẩm để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với những hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là hình ảnh, từ ngữ hoặc sự kết hợp cả hai yếu tố này và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, một từ, cụm từ, biểu tượng, hình ảnh, logo hoặc kết hợp các yếu tố này được sử dụng trên sản phẩm/ dịch vụ. Bên cạnh đó, các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hóa phải:

  • Được hình thành từ các yếu tố độc đáo và dễ nhận biết;
  • Không trùng lặp hoặc giống đến mức có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá) tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá;
  • Không trùng lặp hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá được coi là nổi tiếng.

Do đó, nhãn hiệu hàng hóa là các biểu tượng được cá nhân hoặc doanh nghiệp (hoặc một nhóm doanh nghiệp) sử dụng để đặt ra sự phân biệt giữa sản phẩm của họ và sản phẩm cùng loại từ cá nhân hoặc doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, các chủ thể nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình để được pháp luật bảo hộ và tránh những tranh chấp có thể xảy ra.

Dựa vào các dấu hiệu được sử dụng để làm nhãn hiệu thì nhãn hiệu hàng hóa có 3 loại như sau:

  • Nhãn hiệu chữ: Gồm các chữ cái, chữ số, từ (có ý nghĩa hoặc không ý nghĩa như tên gọi, từ tự đặt), ngữ (một cụm từ, một khẩu hiệu kinh doanh). Ví dụ: Coca Cola, Nike, Adidas, Chanel,…
  • Nhãn hiệu hình: Gồm hình vẽ, biểu tượng, ảnh chụp, hình khối (hình không gian ba chiều).
  • Nhãn hiệu kết hợp: Gồm cả hai yếu tố chữ và hình ảnh. Loại nhãn hiệu này có thể là màu đen trắng hoặc kết hợp nhiều màu sắc khác nhau.
nhãn hiệu hàng hóa là gì
Có 3 loại nhãn hiệu hàng hóa

2. Quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

Các chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá bao gồm:

  • Tổ chức hoặc cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (đơn nhãn hiệu hàng hoá) cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ tự sản xuất hoặc kinh doanh;
  • Tổ chức hoặc cá nhân khác thực hiện hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm mà họ đưa ra thị trường nhưng sản phẩm này không được sản xuất bởi họ với điều kiện người sản xuất nhãn hiệu hàng hoá đó không được sử dụng cho sản phẩm tương ứng và người sản xuất không phản đối việc nộp đơn nói trên;
  • Đối với nhãn hiệu hàng hoá tập thể, quyền nộp đơn thuộc về cá nhân hoặc pháp nhân đại diện cho tập thể của các cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác. Tất cả các chủ thể trên phải tuân thủ theo quy định về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá tương ứng.
  • Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã được nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua việc làm văn bản chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

3. Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải bao gồm các tài liệu sau:

  • Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá theo Mẫu do Cục Sở hữu công nghiệp ban hành: 3 bản;
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể: 1 bản;
  • Mẫu nhãn hiệu hàng hoá: 15 bản;
  • Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, …): 1 bản;
  • Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động, …): 1 bản;
  • Giấy uỷ quyền (nếu cần);
  • Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm nếu đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế: 1 bản;
  • Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu nhãn hiệu chứa đựng các thông tin đó: 1 bản;
  • Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu nhãn hiệu sử dụng các biểu tượng, tên riêng, … theo quy định tại điểm g, khoản 2, Điều 6, Nghị định 63/CP: 1 bản;
  • Chứng từ nộp phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá: 1 bản.
Các giấy tờ trên cần được nộp đồng thời với nhau. Riêng những giấy tờ sau đây có thể được nộp trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày nộp đơn:
  • Bản gốc Giấy uỷ quyền (nếu đã có bản sao trong đơn);
  • Bản sao đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, kèm theo bản dịch ra tiếng Việt);

Lưu ý: Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải rõ ràng về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, đặc biệt là việc chỉ rõ từng yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu hàng hóa chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt, cần ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa, cần dịch nghĩa ra tiếng Việt.

Trong trường hợp các chữ, từ ngữ cần bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ cần phải mô tả dạng hình hoạ của chúng. Nếu nhãn hiệu chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc chữ số La mã, cần dịch ra chữ số ả-rập.

Nếu nhãn hiệu hàng hóa bao gồm nhiều phần tách biệt nhau được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm, cần mô tả rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì.

Danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải phù hợp hoặc cùng loại với sản phẩm, dịch vụ được phép kinh doanh theo Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải được phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về sản phẩm, dịch vụ (theo Thoả ước Nixơ).

Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cũng như các mẫu nhãn hiệu khác phải được trình bày rõ ràng với kích thước không vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.

Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu hàng hóa phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ. Trong trường hợp không yêu cầu bảo hộ màu sắc, tất cả các mẫu nhãn hiệu hàng hóa đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

4. Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Sau khi hoàn tất thủ tục và hồ sơ, chủ đơn hoặc người được uỷ quyền sẽ nộp đơn trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến cục Sở Hữu Trí Tuệ hoặc văn phòng đại diện tại các tỉnh thành.

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ và lệ phí đăng ký

Cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu về Cục Sở hữu trí tuệ thông qua các hình thức sau:

Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tại TP. HCM, Đà Nẵng.

Nộp hồ sơ qua đường bưu điện đến trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Nộp đơn đăng ký trực tuyến trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký.

Sau khi hoàn tất việc nộp đơn, người nộp đơn cần đóng lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Thời gian thẩm định: 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

Thời hạn công bố Đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: trong vòng 02 tháng

Bước 3: Thẩm định nội dung đơn

Thời gian thẩm định: 09 – 12 tháng kể từ ngày công bố đơn đăng ký

Bước 4: Thông báo kết quả thẩm định

Sau khi kết thúc việc thẩm định nội dung đơn đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và kèm theo lý do từ chối.

Bước 5: Nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn sẽ đóng lệ phí cấp văn bằng.

Sau 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.

5. Hai nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học & Công nghệ dựa trên 2 nguyên tắc: nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc ưu tiên.

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

Căn cứ vào Điều 90, Luật Sở hữu trí tuệ, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định như sau:

  • Văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

(Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau).

  • Văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

(Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau).

  • Văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

(Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký quy định tại 2 khoản trên của Điều này cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất).

 

quy định về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo quy định
Hai nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Nguyên tắc ưu tiên

Căn cứ vào Điều 91, Luật Sở hữu trí tuệ, nguyên tắc ưu tiên được quy định như sau:

Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam.
  • Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này.
  • Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên.
  • Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.

6. Thế nào là giả mạo nhãn hiệu hàng hóa?

Căn cứ theo Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 79 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, nhãn hiệu hàng hóa bị giả mạo là sản phẩm, bao bì của hàng hóa có gắn kết nhãn hiệu hoặc dấu hiệu hoặc tem, nhãn chứa các dấu hiệu trùng hoặc giống đến mức khó phân biệt so với nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó dành cho chính loại hàng hóa đó mà không được sự cho phép của chủ sở hữu của nhãn hiệu đó.

nhãn hiệu hàng hóa bị giả mạo
Như thế nào là nhãn hiệu hàng hóa bị giả mạo?

7. Căn cứ đánh giá nhãn hiệu hàng hóa có bị làm giả hay không?

Căn cứ tại Khoản 1, 2 Điều 13 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN, khi xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa phải tuân theo quy định tại các điều 5 và 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi và một số hướng dẫn như sau:

Thứ nhất, căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ dựa vào:

  • Phạm vi bảo hộ bao gồm cả tổng thể và từng thành phần của nhãn hiệu hàng hóa; mức độ tương đồng của dấu hiệu so với nhãn hiệu tổng thể và với các thành phần có khả năng phân biệt nhãn hiệu, đặc biệt là những thành phần tạo ấn tượng mạnh với người tiêu dùng;
  • Độ liên quan về chức năng, công dụng, thành phần cấu tạo; thực tiễn về thói quen mua bán, phân phối, lựa chọn, sử dụng hàng hóa, dịch vụ; điều kiện, phương thức, và địa điểm bày bán, phân phối, tiếp thị, quảng bá, mua bán hàng hóa, dịch vụ;
  • Đặc điểm và mức độ chú ý, quan tâm của người tiêu dùng khi lựa chọn, mua bán hàng hóa, dịch vụ;
  • Các tiêu chí khác như: thực tiễn sử dụng và bảo hộ các nhãn hiệu tương tự cho cùng loại hàng hóa; ảnh hưởng của các yếu tố khác tạo ra sự liên tưởng về mối quan hệ giữa hàng hóa, dịch vụ bị xem xét với hàng hóa, dịch vụ được bảo hộ;
  • Chứng cứ về hậu quả nhầm lẫn của người tiêu dùng có thể được sử dụng để hỗ trợ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của việc sử dụng dấu hiệu với nhãn hiệu hàng hóa, tuy nhiên, đây không phải là điều kiện bắt buộc khi đưa ra kết luận về khả năng gây nhầm lẫn của việc sử dụng dấu hiệu.

Thứ hai, để đánh giá nhãn hiệu hàng hóa có bị làm giả hay không, cần phải xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu dựa vào các trường hợp sau:

  • Trong trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ trùng với thông tin đã xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới thì không cần xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng đối với các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó.
  • Trong trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan, hoặc sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc liên quan đến hàng hóa, dịch vụ đã được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới thì phải xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng đối với các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó.

8. Mức phạt tiền hành vi bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Theo Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP, các hành vi bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ bị xử phạt theo các mức phạt dưới đây (mức phạt tiền cho tổ chức là gấp đôi mức phạt của cá nhân):

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:

  • Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
  • Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi trên.

+ Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

+ Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

+ Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

+ Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

+ Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

+ Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

+ Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 300.000.000 đồng.

+ Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 9 Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Tạo, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo;
  • In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang nhãn hiệu giả mạo lên hàng hóa;
  • Nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo;
  • Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi trên.

9. Dịch vụ đăng ký bảo hộ hữu quyền sở hữu trí tuệ tại Apolat Legal

Apolat Legal là một đơn vị tư vấn pháp luật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ toàn diện trong lĩnh vực pháp luật về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào là một tổ chức hành nghề luật được Sở tư pháp Hồ Chí Minh cấp chứng nhận đồng thời được công nhận chính thức là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp bởi Bộ Khoa học – Công nghệ và Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Ngoài ra, Apolat cũng là thành viên của Hiệp hội AIPPI (Hiệp Hội Quốc Tế Về Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ). Với đội ngũ nhân sự được đào tạo chuyên sâu, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý với tiêu chuẩn tốt nhất, luôn tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Thông qua bài viết trên, Apolat Legal hi vọng bạn đọc có thể hiểu hơn về nhãn hiệu hàng hóa. Nếu bạn có thắc mắc gì thì hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi thông qua thông tin liên hệ dưới đây nhé!

Thông tin liên hệ:

  • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
  • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com

Tham khảo các bài viết liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn. Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

M
Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.