Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ cần thực hiện thêm các thủ tục cần thiết để công ty nhanh chóng đi vào hoạt động, tránh rủi ro liên quan đến pháp luật. Vậy những thủ tục đó là gì? Hãy cùng Apolat Legal tìm hiểu ngay những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp.

những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp
Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

1. Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu

Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu là một trong những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp quan trọng nhất. Dưới đây là 4 kinh nghiệm về kê khai thuế ban đầu mà Apolat Legal đã tích lũy được trong thời gian hoạt động của mình:

2.1 Về hồ sơ kê khai thuế ban đầu 

Hồ sơ khai lệ phí môn bài là thủ tục quan trọng nhất nên bạn cần ưu tiên thực hiện trước, các hồ sơ còn lại có thể thực hiện sau tùy theo yêu cầu của Chi cục Thuế. Thời hạn nộp hồ sơ và lệ phí môn bài là trước ngày 30/1 năm tiếp theo sau năm thành lập. Nếu không nộp đủ và đúng hạn, doanh nghiệp sẽ bị phạt với mức phạt chậm nộp hồ sơ và lệ phí môn bài, cụ thể theo bảng sau đây:

Mức phạt cụ thể =Số ngày nộp chậm hồ sơ
Phạt cảnh cáo (Nếu có tình tiết giảm nhẹ) 1 – 5 ngày
400.000đ – 1.000.000đ 1 – 10 ngày
800.000đ – 2.000.000đ 10 – 20 ngày
1.200.000đ – 3.000.000đ 20 – 30 ngày
1.600.000đ – 4.000.000đ 30 – 40 ngày
2.000.000đ – 5.000.000đ 40 – 90 ngày
các thủ tục cần thiết khi thành lập doanh nghiệp
Về hồ sơ kê khai thuế ban đầu

2.2 Về việc miễn lệ phí môn bài 

Doanh nghiệp mới sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên thành lập, căn cứ theo 22/2020/NĐ-CP.

2.3 Trường hợp doanh nghiệp thành lập trước ngày 25/02/2020

Thời hạn nộp hồ sơ và lệ phí môn bài là ngày cuối cùng của thành doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh. Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh được quy định tại mục “Thông tin đăng ký thuế” của giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2.4 Về ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh 

Nếu doanh nghiệp thành lập vào những ngày cuối tháng thì nên đăng ký bắt đầu hoạt động vào ngày đầu của tháng sau. Điều này sẽ giúp giảm bớt hồ sơ và các thủ tục khác liên quan đến thuế.

Về hồ sơ kê khai thuế ban đầu

2. Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng

Việc mở tài khoản ngân hàng hiện tại mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích khác nhau, trong cả việc nộp thuế hay thực hiện các giao dịch kinh doanh khác. Ngoài ra, với các giao dịch trên 20 triệu đồng thì bắt buộc phải thực hiện chuyển khoản, do đó mở tài khoản ngân hàng cũng là một trong những thủ tục sau khi thành lập mà doanh nghiệp phải làm.

1 tài khoản ngân hàng chỉ được phép sử dụng cho 1 doanh nghiệp duy nhất, tuy nhiên 1 doanh nghiệp lại có thể sở hữu nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau tùy vào nhu cầu, các ưu đãi, dịch vụ của ngân hàng mà doanh nghiệp lựa chọn.

các công việc sau khi thành lập doanh nghiệp
Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng

3. Mua chữ ký số

Mua chữ ký số, hay còn được gọi là chữ ký điện tử, token có hình dáng khá giống với USB, là một trong những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp, được dùng để thực hiện các thủ tục, hồ sơ trực tuyến như ký kết hợp đồng online, giao dịch mua bán qua ngân hàng hay bảo hiểm xã hội… mà không cần phải đi lại, in ấn hay đóng dấu.

Cũng giống như tài khoản ngân hàng, 1 doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều chữ ký số, nhưng 1 chữ ký số chỉ được sử dụng duy nhất cho 1 doanh nghiệp.

Sau khi doanh nghiệp mua chữ ký số tại các đơn vị uy tín cung cấp như Viettel, FPT, BKAV, CK, Vina, Newtel, CA2 (Nacencomm), Safe-CA… thì phải tiến hành đăng ký với cơ quan thuế, lấy xác nhận từ ngân hàng thì mới có thể sử dụng được. Hiện nay, nhà mạng Viettel đang là đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số ổn định nhất với 3 gói như sau:

Gói/Thời hạn sử dụng Giá thành
1 năm 1.350.000 đồng
2 năm 1.900.000 đồng
3 năm 2.100.000 đồng

* Bảng trên chỉ có giá trị tham khảo

4. Treo bảng hiệu công ty

Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, tên công ty cần được viết hoặc treo tại trụ sở giao dịch chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thực hiện đúng theo quy định sẽ phải chịu phạt từ 10 đến 15 triệu đồng, nặng hơn sẽ bị khóa mã số thuế căn cứ theo Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

5. Làm thủ tục phát hành hóa đơn

Theo Nghị định 123 và Thông tư 78. , tất cả các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử. Dưới đây là bảng giá dịch vụ của các đơn vị cung cấp hóa đơn điện từ phổ biến hiện nay, bao gồm Easyinvoice, SInvoice Viettel và Mobiphone Invoice:

Tên đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử Chi phí đã bao gồm VAT (*)
Easyinvoice Từ 325.000 đồng
SInvoice Viettel Từ 143.000 đồng
Mobiphone Invoice Từ 270.000 đồng

* Bảng trên chỉ có giá trị tham khảo

6. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn

Một trong các bước sau khi thành lập doanh nghiệp tiếp theo mà bạn phải thực hiện chính là hoàn thiện các thông tin còn thiếu trong quá trình đăng ký doanh nghiệp, ví dụ như giấy phép con hay chứng chỉ ngành nghề (đối với các ngành kinh doanh có điều kiện). Doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện để tránh gặp rủi ro về pháp lý trong trường hợp có thanh tra.

Bên cạnh đó, với các loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh… cần phải góp đúng số vốn điều lệ đã cam kết trong thời gian 90 ngày để từ khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp phát sinh các vấn đề không mong muốn ảnh hưởng đến tài chính và thời hạn cam kết số vốn góp, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ.

thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn

7. Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế

Với chế độ bảo hiểm dành cho người lao động: 

Tham gia bảo hiểm dành cho người lao động là một trong các công việc sau khi thành lập doanh nghiệp cần phải làm. Tuy nhiên, đây lại là thủ tục thường thiếu sót nhiều nhất. Căn cứ theo quyết định 772/QĐ-BHXH, trong thời gian 30 ngày kể từ khi ký kết hợp đồng lao động chính thức, doanh nghiệp cần phải tiến hành nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động. Hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh nội dung BHXH, BHYT;
  • Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.

Với các vấn đề liên quan đến thủ tục thuế sau khi thành lập doanh nghiệp 

Đối với các loại thuế như tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN (trường hợp có phát sinh) hàng quý, thuế TNCN, thuế TNDN (nếu có), báo cáo quyết toán cuối năm… doanh nghiệp bắt buộc phải kê khai và tiến hành nộp theo quy định hiện hành để tránh bị xử phạt hoặc khóa mã số thuế.

các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế

8. Các câu hỏi thường gặp sau khi thành lập doanh nghiệp

Bên cạnh những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp nói trên, Apolat Legal còn nhận được rất nhiều các câu hỏi liên quan như:

các bước sau khi thành lập doanh nghiệp
Các câu hỏi thường gặp sau khi thành lập doanh nghiệp

8.1. Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài cho doanh nghiệp mới thành lập

Thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài cho doanh nghiệp mới thành lập là trước ngày 30/01 năm tiếp theo sau khi doanh nghiệp được thành lập.

8.2. Doanh nghiệp mới thành lập có cần mua hóa đơn điện tử?

Mua hóa đơn điện tử là một trong những thủ tục sau thành lập doanh nghiệp cần phải làm. Việc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử sẽ tuân theo những quy định trong Nghị định 123 và Thông tư 78.

8.3. Doanh nghiệp nhỏ vừa thành lập có phải tham gia BHXH không?

Doanh nghiệp nhỏ vừa thành lập cũng cần phải tham gia BHXH. Thời hạn là 30 ngày kể từ khi ký hợp đồng chính thức với người lao động, công ty phải tiến hành nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm đúng theo quy định.

Trên đây là những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp để hạn chế bị phạt hoặc khóa mã số thuế. Nếu bạn không có đủ thời gian để tự mình thực hiện hoặc chưa thực sự hiểu hết những thủ tục này thì có thể liên hệ với Apolat Legal để được tư vấn và giải đáp thắc mắc đầy đủ.

  • Địa chỉ:

HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.

HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.

  • Phone: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Send Contact
Call Us
Zalo
This site is registered on wpml.org as a development site.