Thành lập công ty để kinh doanh được coi là một trong những quyền quan trọng của cá nhân. Một cá nhân có thể thành lập được bao nhiêu doanh nghiệp chắc chắn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, Apolat Legal sẽ cung cấp cho bạn những thông tin pháp lý về vấn đề này.

1. Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
2. Những trường hợp nào cấm tham gia góp vốn thành lập quản lý công ty?
Dựa vào quy định tại điều 17 Luật doanh nghiệp 2021 thì một số tổ chức, cá nhân sau đây bị cấm tham gia góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
Như vậy các đối tượng trên thuộc trường hợp không được phép tham gia góp vốn thành lập và quản lý công ty.

3. Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp?
Mọi tổ chức cá nhân không thuộc các trường hợp thì đều có quyền tham gia và góp vốn thành lập doanh nghiệp Việt Nam nhưng bị hạn chế bởi một số điều luật sau:
- Doanh nghiệp tư nhân (Theo Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020): Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
- Công ty hợp danh (Dựa vào Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020): Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
- Còn đối với công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần: Một cá nhân có thể được góp vốn và thành lập nhiều Công ty cổ phần hoặc nhiều Công ty TNHH.

4. Quyền thành lập trụ sở, chi nhánh doanh nghiệp
- Theo Luật Doanh nghiệp không cấm hai công ty đăng ký trụ sở tại cùng một địa chỉ nhưng các thành viên công ty phải hoàn toàn tách biệt và làm rõ ranh giới, trụ sở, trách nhiệm và tài sản giữa hai công ty. giám đốc cũng phải tách biệt để tránh các giao dịch vì lợi ích cá nhân có thể xảy ra khi một người đồng thời là giám đốc của hai công ty.
- Chi nhánh chỉ có thể được thành lập bởi một công ty có giấy phép kinh doanh. Các công ty, doanh nghiệp đều có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện cả trong và ngoài nước hoặc có thể thành lập 1 hoặc nhiều trụ sở, chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.
- Việc thành lập chi nhánh có thủ tục khá đơn giản, nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu mở rộng quy mô thì thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Chi nhánh có thể ở cùng hoặc khác tỉnh. Hình thức hạch toán có thể độc lập hoặc phụ thuộc vào tình hình phát triển của chi nhánh.

5. Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp uy tín tại Apolat Legal
Apolat Legal – đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp uy tín, đã được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm nghề chúng tôi tin chắc rằng sẽ đem lại cho quý khách hàng trải nghiệm về dịch vụ tốt nhất.
Đội ngũ luật sư sẽ tư vấn cho bạn những thông tin hữu ích nhất, giúp bạn chọn lựa được hướng đi cho doanh nghiệp theo đúng pháp luật.
Những thông tin mà Apolat Legal cung cấp trên đây hy vọng có thể giúp quý khách hàng trả lời được câu hỏi một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp? Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác, đừng ngần ngại liên hệ với nhân viên của chúng tôi. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón và hỗ trợ bạn.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ Hồ Chí Minh: Lầu 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam
- Địa chỉ Hà Nội: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
- Email: info@apolatlegal.com
- Hotline: (+84) 911 357 447
- Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu 08:15 sáng – 17:15 chiều