1. Di chúc là gì?
Di chúc là một văn bản pháp lý thể hiện nguyện vọng và mong muốn của một người về việc phân chia sản của mình sau khi họ qua đời. Trong di chúc, cá nhân hoặc nhóm người được ủy quyền sẽ đảm nhiệm việc thực thi và quản lý tài sản theo đúng ý muốn được ghi trong di chúc cho đến khi phân chia hết tài sản đúng theo di chúc.
- Người thanh niên đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật Dân sự năm 2015, có quyền quyết định về việc lập di chúc để xác định phân chia tài sản của mình.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi cũng có thể lập di chúc, nhưng cần có sự đồng ý từ cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Ví dụ về trường hợp lập di chúc: Ông Nguyễn Văn A, sinh ngày 15 tháng 5 năm 1970, có địa chỉ thường trú tại số 123 Đường Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày lập di chúc: Ngày 1 tháng 5 năm 2023.
- Người thụ hưởng di sản:
- Tôi quyết định để lại toàn bộ tài sản của mình cho con cái và vợ của mình.
- Con trai: Nguyễn Thành B, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1995.
- Con gái: Nguyễn Thị C, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1998.
- Vợ: Nguyễn Thị D, sinh ngày 20 tháng 9 năm 1972.
- Di sản để lại:
- Nhà riêng tại địa chỉ thường trú.
- Tiền gửi ngân hàng tại Ngân hàng ABC, số tài khoản 123456789.
- Xe ô tô biển số TPX 98765.
- Điều khoản về việc thực hiện di chúc:
- Con trai và con gái của tôi sẽ chia nhau di sản theo tỷ lệ bằng nhau.
- Vợ tôi sẽ có quyền sử dụng nhà riêng cho đến khi bà qua đời, sau đó nhà sẽ được chia cho con cái theo tỷ lệ như trên.
- Tiền gửi ngân hàng và xe ô tô sẽ được chuyển nhượng cho con cái sau khi tôi qua đời.
- Hiệu lực và giới hạn thời gian của di chúc:
- Di chúc này có hiệu lực ngay sau khi tôi qua đời.
- Di chúc này chỉ có thể bị thay đổi hoặc rút lại thông qua việc lập di chúc mới và tuân thủ các quy định pháp luật,
2. Di chúc có bắt buộc công chứng, chứng thực không?
Pháp luật Việt Nam không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực di chúc trừ trường hợp đó là di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ và nếu được người làm chứng lập thành văn bản thì phải có công chứng hoặc chứng thực. Bên cạnh đó, theo Điều 635 của Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc cũng có thể yêu cầu việc công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
Đồng thời, di chúc văn bản hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 của Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong quá trình lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm các quy định cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Lưu ý:
- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định như nêu trên.
3. Thủ tục lập di chúc nhanh gọn, đúng chuẩn
Hiện nay, di chúc có thể được thể hiện thông qua hai hình thức chính: bằng văn bản hoặc bằng miệng.
Theo Điều 628 của Bộ luật Dân sự 2015, di chúc bằng văn bản bao gồm:
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực;
- Di chúc miệng.
Trong trường hợp di chúc được lập bằng văn bản phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 631 Bộ Luật Dân sự như sau:
- Di chúc phải gồm các nội dung:
- Ngày, tháng, năm lập di chúc,
- Họ, tên và nơi cư trú của cá nhân người lập di chúc;
- Họ, tên người, tổ chức, cơ quan được thừa kế di sản;
- Di sản và nơi để di sản đó;
- Di chúc không được viết ngắn gọn hoặc sử dụng biểu tượng;
- Nếu di chúc có nhiều trang, mỗi trang phải được đánh số thứ tự và chứa chữ ký hoặc dấu hiệu xác thực của người lập di chúc;
- Khi di chúc có sự thay đổi, chỉnh sửa, người viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc cần ký tên bên cạnh nơi có thay đổi, sửa chữa.
Trong trường hợp di chúc miệng thì tại thời điểm lập di chúc, người lập di chúc phải đang đối mặt với sự đe họa tính mạng và không thể lập di chúc bằng văn bản.
Do đó, việc lập di chúc có thể thức hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và thủ tục lập cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi hình thức. Dưới đây là các thủ tục lập di chúc tương ứng với hình thức phổ biến để lập di chúc như sau:
3.1. Thủ tục lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Khi người lập di chúc không thể tự mình viết văn bản thì có thể tự đánh máy hoặc nhờ người khác viết, đánh máy văn bản di chúc nhưng trường hợp này cần có ít nhất 02 người làm chứng với điều kiện:
- Người lập di chúc cần ký hoặc điểm chỉ vào di chúc trước mặt những người làm chứng;
- Người làm chứng phải xác nhận chữ ký và điểm chỉ của người lập di chúc, sau đó ký vào bản di chúc.
- Người được thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật từ người lập di chúc;
- Người có quyền và nghĩa vụ đối với tài sản liên quan đến nội dung của di chúc;
- Người dưới tuổi thành niên;
- Người đã mất khả năng hành vi dân sự;
- Người gặp khó khăn trong khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi.
3.2. Thủ tục lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Để lập di chúc trong tình huống này, người lập di chúc cần tự viết và ký vào văn bản di chúc. Hành động này đồng nghĩa với việc đảm bảo rằng tại thời điểm lập di chúc, người này đang hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, và di chúc được thiết lập hoàn toàn theo ý nguyện của người này.
Ngoài ra, người lập di chúc bằng văn bản mà không có sự hỗ trợ của người làm chứng cũng phải tuân thủ các điều kiện liên quan đến nội dung, không vi phạm các quy định cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội; hình thức di chúc cũng không được vi phạm các quy định của pháp luật.
3.3. Thủ tục lập di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực
Thủ tục lập di chúc bằng văn bản có công chứng là một quy trình đảm bảo tính hợp pháp và xác thực của di chúc. Khi người lập di chúc quyết định lập di chúc bằng văn bản có công chứng, điều này đòi hỏi sự can thiệp của một bên thẩm quyền, thường là một luật sư hoặc người làm công chứng, để chứng thực tài liệu và ký tên chứng thực. Thủ tục lập di chúc bằng văn bản có công chứng bao gồm 05 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
- Phiếu yêu cầu công chứng tại cơ quan công chứng hoặc phiếu yêu cầu công chứng ngoài cơ quan (nếu có), theo mẫu yêu cầu; Tải tại đây
- Bản dự thảo Di chúc; Tải tại đây
- Giấy tờ tùy nhân: Chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu của người lập di chúc và người thụ hưởng, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy xác nhận đăng ký kết hôn…;
- Giấy tờ liên quan đến tài sản, như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), giấy đăng ký xe ô tô…
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ
Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, nộp trực tiếp tại văn phòng công chứng, cụ thể:
- Cơ quan có thẩm quyền công chứng: Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng;
- Cơ quan có thẩm quyền chứng thực: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng năm 2014, với các trường hợp công chứng di chúc liên quan đến bất động sản, người lập di chúc có thể thực hiện công chứng tại cơ quan công chứng ngoài phạm vi tỉnh, thành phố mà cơ quan công chứng đặt trụ sở, không cần phải tới Phòng/Văn phòng công chứng tại nơi có tài sản bất động để thực hiện quy trình công chứng.
Bước 3: Thực hiện công chứng, chứng thực di chúc
Công chứng viên hoặc công chức tư pháp tại xã sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của người lập di chúc. Họ sẽ ghi chép lại nội dung di chúc theo nguyện vọng của người lập di chúc. Trước khi thực hiện công chứng, họ sẽ giải thích quyền và nghĩa vụ cho người lập di chúc, đồng thời xác nhận rằng bản di chúc đã được ghi chép đúng với ý chí của người để lại di chúc.
Đối với trường hợp người lập di chúc không đọc hoặc không nghe được bản di chúc hoặc không thể ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc, người làm chứng cần được mời tham gia và ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã và trả lại bản gốc văn bản cho người lập di chúc.
Nếu người lập di chúc yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã lưu giữ di chúc, thì sau khi người lập di chúc qua đời, các đơn vị này sẽ giao lại di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc.
Việc bàn giao di chúc phải được lập thành văn bản và có sự ký tên của người giao, người nhận và phải được thực hiện trước sự có mặt của ít nhất 02 người làm chứng.
Bước 4: Nộp lệ phí, phí công chứng và thù lao công chứng
Theo Quyết định 1024/QĐ-BTP và Thông tư 257/2016/TT-BTC, lệ phí chứng thực tại UBND cấp xã và phí công chứng di chúc tại tổ chức công chứng đều là 50.000 đồng/di chúc.
Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 4 của Thông tư 256, mức thu phí nhận lưu giữ di chúc là 100.000 đồng/trường hợp.
Thù lao công chứng di chúc sẽ được các tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng tự thỏa thuận, nhưng không được vượt quá mức trần thù lao công chứng do UBND cấp tỉnh ban hành.
Bước 5: Trả kết quả
- Thời gian trả kết quả khoảng 2 – 3 ngày làm việc.
- Không quá 10 ngày làm việc với các trường hợp có nội dung phức tạp.
3.4. Thủ tục lập di chúc miệng
Chỉ khi tính mạng của người lập di chúc đang đối diện với nguy cơ đe dọa và không thể thực hiện lập di chúc bằng văn bản, người đó mới được phép lập di chúc miệng. Theo quy định này, quy trình lập di chúc miệng được thực hiện như sau:
- Người lập di chúc phải công bố ý nguyện cuối cùng của mình trước ít nhất 02 người làm chứng;
- Cả hai người làm chứng này phải ghi chép lại, ký tên và điểm chỉ vào bản di chúc mới được ghi chép lại;
- Trong vòng 05 ngày kể từ ngày người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình, bản di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;
- Sau 03 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng và trong trường hợp người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn và sáng suốt, di chúc sẽ tự động bị hủy bỏ.
Hồ sơ cần có để công chứng di chúc miệng bao gồm:
- Giấy yêu cầu công chứng;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người muốn lập di chúc;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng, giấy chứng nhận với các di sản trong di chúc. Nếu người lập di chúc đang bị đe dọa về tính mạng thì không cần đưa tài liệu và cần ghi rõ điều này.
Một số lưu ý khi lập di chúc bằng miệng:
- Người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám không được lập di chúc miệng;
- Di chúc miệng sẽ được hủy bỏ khi sau 03 tháng từ thời điểm lập người lập di chúc còn sống và minh mẫn.
4. Thủ tục lập di chúc tại Ủy ban nhân dân xã
Dựa trên quy định của Điều 636 Bộ luật dân sự 2015 về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, quá trình này sẽ được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Người lập di chúc sẽ tuyên bố nội dung của di chúc trước công chức tư pháp tại hộ tịch;
- Bước 2: Công chức tư pháp tại hộ tịch có trách nhiệm ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố;
- Bước 3: Người lập di chúc sẽ ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận rằng nó đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình;
- Bước 4: Công chức tư pháp tại hộ tịch sẽ ký vào bản di chúc.
5. Để di chúc hợp pháp cần phải có các điều kiện nào?
Tại điều 627 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc hợp pháp cần thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Người tiến hành thủ tục lập di chúc phải sáng suốt, minh mẫn trong quá trình lập di chúc; thực hiện với tinh thần tự nguyện không bị đe dọa hay lừa dối;
- Nội dung và hình thức của di chúc không trái với quy định của pháp luật cũng như trái với đạo đức xã hội;
- Người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám được lập di chúc riêng cho mình khi có sự đồng ý của cha mẹ, hoặc người giám hộ;
- Người làm chứng phải lập thành văn bản với di chúc của người không biết chữ hoặc năng lực thể chất bị hạn chế và phải có công chức hoặc chứng thực;
- Di chúc bằng văn phải không có công chức hay chứng thực, cần đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì mới được coi là hợp pháp;
- Cần có ít nhất 2 người làm chứng khi người lập di chúc thể hiện ý nguyện cuối cùng thì di chúc miệng mới được coi là hợp pháp. Nguyện vọng của họ phải được được làm chứng thể hiện bằng văn bản và cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Di chúc phải được chứng thực xác nhận chữ ký/điểm chỉ của người làm chứng trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Những điều kiện này đảm bảo tính hợp pháp và thể hiện chính xác ý nguyện của người lập di chúc, góp phần tạo sự minh bạch và bảo vệ quyền lợi của những người thụ hưởng di sản.
Tham khảo bài viết : Như thế nào là một bản di chúc hợp pháp?
6. Cần những giấy tờ gì khi công chứng di chúc?
Để tiến hành công chứng di chúc, người lập di chúc cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:
- Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
- Sổ hộ khẩu;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản ( nhà, đất, ôtô …);
- Bản di chúc ( Do người yêu cầu công chứng lập hoặc Văn phòng Công chứng soạn thảo theo yêu cầu).
- Phiếu yêu cầu công chứng: Đây là một bản đơn ghi rõ yêu cầu là công chứng văn bản di chúc để quyết định việc chuyển nhượng tài sản sau khi người lập di chúc qua đời. Phiếu yêu cầu cũng cung cấp thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ và danh sách giấy tờ đính kèm.
- Bản dự thảo di chúc: Nếu người lập di chúc đã soạn thảo di chúc, họ có thể mang theo để công chứng viên kiểm tra tính chính xác và đúng đắn của di chúc.
Lưu ý: Các bản sao của giấy tờ trên cần phải đầy đủ nội dung, chính xác và không cần phải chứng thực. Khi nộp bản sao, người lập di chúc cũng cần xuất trình bản chính để đối chiếu.
7. Những câu hỏi thường gặp về thủ tục lập di chúc
7.1. Công chứng di chúc ở đâu?
Để tiến hành công chứng di chúc, người muốn lập di chúc nên lựa chọn một Văn phòng công chứng được coi là hợp pháp, uy tín và đáng tin cậy hoặc họ có thể chọn Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập (tuân theo quy định tại Điều 42 của Luật Công chứng hiện hành).
7.2. Người làm chứng cho việc lập bản di chúc là ai?
Tất cả mọi người đều có thể được chọn làm chứng, ngoại trừ:
- Người được thừa kế theo di chúc đã lập.
- Người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến nội dung lập di chúc.
- Người chưa thành viên, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
7.3. Chỉ người sáng suốt, minh mẫn mới được lập di chúc?
Mặc dù cá nhân có quyền thực hiện việc lập di chúc để quyết định về tài sản của mình, tuy nhiên, để ngăn chặn tình trạng người để lại di sản bị cưỡng ép, lừa dối, hay lừa đảo tài sản, Điều 625 của Bộ luật Dân sự năm 2015 đặt ra các điều kiện cụ thể cho người lập di chúc:
- Đối với người thành niên: Phải minh mẫn, sáng suốt trong quá trình lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, hoặc cưỡng ép;
- Đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: Cần có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ để lập di chúc.
Như vậy, chỉ có cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên mới được phép lập di chúc và đối với người thành niên, họ phải đảm bảo tính minh mẫn, sáng suốt và không bị lừa dối, đe dọa,… trong quá trình lập di chúc của họ.
7.4. Người nhận di sản thừa kế phải đáp ứng điều kiện gì?
Người nhận di sản thừa kế phải đáp ứng điều kiện như sau:
- Phải là người vẫn sống tại thời điểm mở thừa kế. Đối với cá nhân là thai nhi, điều kiện để nhân di sản thừa kế phải được sinh ra và tiếp tục sống sau thời điểm mở thừa kế;
- Người thừa kế không thuộc trường hợp “không được quyền hưởng di sản” do Tòa án tước quyền;
- Người thừa kế di sản không rơi vào trường hợp không được quyền hưởng di sản do chính người để lại di sản đã truất quyền của họ thông qua một di chúc có hiệu lực theo quy định pháp luật.
Trên đây là những thông tin về thủ tục lập di chúc đơn giản, nhanh chóng mà Apolat Legal muốn chia sẻ đến các bạn độc giả. Nếu có thắc mắc thêm về thủ tục làm di chúc thì liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất nhé!
Thông tin lên hệ:
- Địa chỉ Hồ Chí Minh: Lầu 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam
- Địa chỉ Hà Nội: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
- Email: info@apolatlegal.com
- Hotline: (+84) 911 357 447
- Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu 08:15 sáng – 17:15 chiều
Tham khảo các bài viết liên quan đến thủ tục lập di chúc
- Lập di chúc hợp pháp là gì? Di chúc như thế nào là hợp pháp?
- Quy định và hướng dẫn lập di chúc chung của vợ chồng
- Di chúc miệng là gì? Di chúc miệng cần thỏa mãn điều kiện gì thì hợp pháp?
- Tư vấn di chúc thừa kế như thế nào?
- Tư vấn thừa kế theo di chúc, điều kiện và quy định cần biết
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.