Tranh chấp thương mại là gì? Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là quá trình mà các bên liên quan sử dụng các hình thức và thủ tục thích hợp để thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn, xung đột và bất đồng về lợi ích kinh tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mỗi bên. Trong quá trình tranh chấp, các bên liên quan đều mong muốn tìm ra phương pháp tối ưu nhất, vừa tiết kiệm chi phí và thời gian, vừa bảo vệ quyền lợi của mình tốt nhất. Để có cái nhìn tổng quan hơn về từng phương pháp, Cùng Apolat Legal tìm hiểu thế nào là tranh chấp thương mại và tham khảo bảng so sánh các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại qua bài viết dưới đây.

so sánh các phương thức giải quyết tranh chấp
Các biện pháp giải quyết tranh chấp thương mại

1. Tranh chấp thương mại là gì?

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ kinh doanh cụ thể của các hoạt động thương mại bao gồm những khía cạnh như:

  • Mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, cho thuê, cho thuê mua, xây dựng, vận chuyển hàng hóa, mua bán trái phiếu và cổ phiếu, đầu tư tài chính và các giao dịch ngân hàng;
  • Tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức và đều hướng đến mục đích lợi nhuận;
  • Các mâu thuẫn khác trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại,được quy định bởi pháp luật.

Những mâu thuẫn xuất phát từ việc vi phạm hợp đồng và pháp luật trong quá trình thương mại, dẫn đến thiệt hại cho lợi ích của các bên liên quan.

Tranh chấp thương mại chủ yếu xuất phát giữa các doanh nhân, nhưng cũng có thể liên quan đến cá nhân và tổ chức khác khi họ tham gia giao dịch mà không có mục đích lợi nhuận, và do đó áp dụng các quy định của luật thương mại.

Xem thêm bài viết: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa như thế nào?

2. Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại

Căn cứ vào pháp luật hiện hành của Việt Nam, có tất cả 04 hình thức và biện pháp giải quyết tranh chấp thương mại bao gồm Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài và Tòa án.

  • Thương lượng: Là phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại trong đó các bên tranh chấp cùng nhau thỏa thuận, đàm phán và tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng nhằm loại bỏ tranh chấp mà không nhận bất kỳ sự can thiệp hay phán quyết nào từ bên thứ ba.
  • Hòa giải: Là phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại với sự hiện diện của bên thứ 3 đóng vai trò làm trung gian hòa giải, nhằm hỗ trợ và thuyết phục các bên liên quan tìm kiếm các giải pháp để loại bỏ tranh chấp.
  • Trọng tài: Là phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại với sự tham gia của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên đóng vai trò giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp bằng cách đưa ra những phán quyết có giá trị bắt buộc đôi bên phải tuân thủ.
  • Tòa án: Là phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại được tiến hành tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực của Nhà nước với trình tự, thủ tục nghiêm ngặt và chặt chẽ.
so sánh các biện pháp giải quyết tranh chấp
Có 04 biện pháp giải quyết tranh chấp thương mại

3. So sánh các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

Tùy thuộc vào tính chất cũng như đặc điểm của vụ việc mà có thể áp dụng những phương thức giải quyết khác nhau. Đồng thời, mỗi phương pháp cũng đều có những tiêu chí đặc thù riêng. Dưới đây là bảng so sánh các phương thức giải quyết tranh chấp cụ thể.

Tiêu chí Thương lượng Hòa giải Trọng tài Tòa án
Cơ sở pháp lý Chưa có cơ sở quy định Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại Luật Trọng tài thương mại 2010 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đối tượng tiến hành giải quyết tranh chấp Đôi bên tranh chấp tự giải quyết Thông qua trung gian hòa giải Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên Thông qua thẩm phán
Nguyên tắc giải quyết Phù thuộc vào ý chí hợp tác của đôi bênh Các thông tin liên quan đến vụ việc bắt buộc giữ bí mật Được tiến hành không công khai, trừ khi có thỏa thuận khác Tiến hành trên cơ sở công khai, ngoại trừ các trường hợp tranh chấp thuộc diện không công khai
Phạm vi giải quyết Các bên tự thỏa thuận Các bên tự thỏa thuận Được tiến hành dựa trên yêu cầu của đương sự Được tiến hành dựa trên yêu cầu của đương sự
Tính ràng buộc pháp lý Tự do và linh hoạt, không mang tính ràng buộc Không chịu sự chi phối của khuôn khổ pháp luật Phán quyết mang tính chất chung thẩm, có tính ràng buộc và yêu cầu các bên phải tuân thủ Quyết định mang tính bắt buộc và yêu cầu các bên phải thi hành. Trường hợp không tuân thủ, có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Điều kiện giải quyết Không phụ thuộc vào điều kiện nào, việc giải quyết dựa vào ý chí của các bên tham gia Các bên tranh chấp phải có thỏa thuận hòa giải Các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài thương mại

Việc giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của trọng tài thương mại

Một trong các bên tranh chấp đệ đơn khởi kiện lên Tòa án

Việc giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án

Ưu điểm Việc giải quyết không thuộc khuôn khổ nên có tính chất tự do và linh hoạt;

Thuận tiện, nhanh chóng, chi phí thấp;

Bảo vệ uy tín cũng như bảo mật thông tin của đôi bên trong kinh doanh.

Dễ dàng tiến hành, linh hoạt và ít tốn kém;

Trung gian hòa giải thường là những người có chuyên môn cao và có sự am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực tranh chấp;

Khách quan và công tâm bởi kết quả hòa giải tranh chấp được chứng kiến bởi người thứ ba;

Tính tương xứng và mức độ tuân thủ thường cao hơn phương thức thương lượng.

Chuyên nghiệp và linh hoạt trong quy trình;

Phương thức giải quyết không bị giới hạn về mặt lãnh thổ;

Tính bảo mật thông tin cao bởi phán quyết của trọng tài không được công khai và được tiến hành theo trình tự nhất định;

Phán quyết có tính bắt buộc và không thể kháng cáo.

Phán quyết của Tòa án mang tính cưỡng chế cao.
Nhược điểm Hiệu quả của hình thức giải quyết thương lượng phụ thuộc vào thái độ hợp tác và sự hiểu biết của đôi bên;

Kết quả thương lượng không được đảm bảo thông qua các cơ chế pháp lý có tính bắt buộc;

Việc giải quyết tranh chấp kín dễ phát sinh những vấn đề tiêu cực;

Các công ty có tiềm lực kinh tế vững chắc có thể gây sức ép với các công ty yêu hơn.

Kết quả hòa giải phụ thuộc vào ý chí, thái độ hợp tác và sự tự nguyện của đôi bên tranh chấp;

Việc bảo mật thông tin kinh doanh dễ bị ảnh hưởng;

Hòa giải viên không có thẩm quyền đưa ra những phán quyết mang tính ràng buộc;

Cuộc hòa giải có thể trở nên vô nghĩa nếu một trong các bên tạm dừng hòa giải.

Thời gian giải quyết tranh chấp càng lâu thì phí trọng tài càng cao;

Đôi khi các quyết định của trọng tài mang tính không chính xác và có thể bị Tòa án yêu cầu xem xét lại;

Trọng tài thương mại có thể gặp khó khăn trong quá trình giải quyết tranh tranh với những vụ việc phức tạp.

Trình tự tố tụng tại Tòa án thiếu linh hoạt bởi phải tuân theo quy định hiện hành của pháp luật;

Nguyên tắc xét xử công khai đôi khi là nguyên nhân cản trở đối với doanh nghiệp;

Phán quyết của Tòa án thường bị kháng cáo dẫn đến quá trình tố tụng bị trì hoãn và kéo dài.

Xem thêm bài viết: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại theo quy định hiện nay

4. Phân loại các tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại có thể được phân loại dựa trên các đặc tính khác nhau như sau:

  • Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ, tranh chấp thương mại có thể chia thành tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế;
  • Căn cứ theo số lượng bên tham gia tranh chấp, có tranh chấp thương mại hai bên và tranh chấp thương mại nhiều bên;
  • Căn cứ theo lĩnh vực tranh chấp, tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp liên quan đến hợp đồng, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư, tài chính và nhiều lĩnh vực khác;
  • Căn cứ theo quá trình thực hiện, tranh chấp thương mại có thể xảy ra trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng và trong quá trình thực hiện hợp đồng;
  • Căn cứ theo thời điểm phát sinh tranh chấp, có tranh chấp thương mại hiện tại và tranh chấp thương mại dự kiến trong tương lai.

Theo Điều 30 của Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015, các tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có thể được phân loại thành 05 loại sau đây:

  • Tranh chấp phát sinh trong quá trình kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
  • Tranh chấp liên quan đến người chưa là thành viên của công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty hoặc thành viên của công ty;
  • Tranh chấp giữa công ty và các thành viên của công ty cũng như tranh chấp giữa công ty và người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, liên quan đến thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, và chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;
  • Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ khi thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hoặc tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, vẫn chưa có quy định pháp luật cụ thể nào định rõ về số lượng loại tranh chấp thương mại. Việc phân chia này dựa trên các quy định pháp luật liên quan cũng như từ lĩnh vực và tính chất của hoạt động thương mại. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chưa đảm bảo hiệu quả thực tế và có thể dẫn đến việc bỏ sót một số loại tranh chấp thương mại. Mỗi loại tranh chấp thương mại đều mang những đặc điểm và tính chất riêng biệt, liên quan đến tư cách pháp lý của các bên tham gia, quyền và nghĩa vụ, cũng như các quy trình thực hiện hoạt động thương mại.

Việc phân loại này là cơ sở để đơn giản hóa và phân biệt nhóm, những đối tượng có đặc điểm tương đồng, tuy nhiên, cần thiết phải có một luật chính thức để định rõ và phân loại tranh chấp thương mại.

5. Thời hạn khởi kiện tranh chấp thương mại được quy định như thế nào?

Đối với nội dung về thời hạn khởi kiện tranh chấp thương mại, Điều 319 của Luật Thương mại 2005 quy định rằng thời hạn khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Trường hợp ngoại lệ là sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, tính từ ngày giao hàng.

Trên đây là những so sánh các phương thức giải quyết tranh chấp do Apolat Legal tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về việc giải quyết tranh chấp thương mại.

Thông tin liên hệ:

  • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
  • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Phone: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.