Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm mới nhất hiện nay

Trong bối cảnh cạnh tranh “khốc liệt” như hiện nay, đăng ký bản quyền được xem là việc làm quan trọng để bảo vệ những lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp được độc quyền khai thác sản phẩm của mình cũng như ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Vậy đăng ký bản quyền sản phẩm là gì? Thủ tục, địa điểm đăng ký ở đâu? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

đăng ký bản quyền sản phẩm
Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm

1. Đăng ký bản quyền sản phẩm là gì?

Đăng ký bản quyền sản phẩm là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục Sở hữu Trí tuệ hoặc Cục Bản quyền tác giả giúp các chủ thể của sản phẩm khẳng định quyền sở hữu hợp pháp đối với sản phẩm do chính họ tạo ra thông qua việc nộp đơn đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Các sản phẩm được tạo ra một cách độc lập, không sao chép, không trùng lặp, và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, đồng thời tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ đều đủ điều kiện để được đăng ký bản quyền sản phẩm. Quá trình đăng ký này giúp bảo vệ quyền lợi của người sáng tạo, đồng thời tạo động lực cho sự đổi mới và sáng tạo trong lĩnh vực kinh doanh và nghệ thuật. Việc đăng ký bản quyền sản phẩm không chỉ là công cụ pháp lý mạnh mẽ, mà còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển và cạnh tranh việc thương mại hóa sản phẩm một cách an toàn và hiệu quả trong thị trường ngày càng cạnh tranh.

Đăng ký bản quyền sản phẩm là gì?
Khái niệm về đăng ký bản quyền sản phẩm

Đăng ký bản quyền sản phẩm được thực hiện dưới các hình thức sau:

Đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức đăng ký sở hữu công nghiệp

  • Hình thức bên ngoài của sản phẩm như hình dáng và bao bì, có thể đăng ký dưới dạng đăng ký kiểu dáng công nghiệp (kiểu dáng sản phẩm) để bảo vệ nét đặc trưng và thiết kế độc đáo của sản phẩm.
  • Tên gọi, biểu trưng của sản phẩm có thể được đăng ký dưới dạng đăng ký thương hiệu, bao gồm nhãn hiệu và logo. Ví dụ, nhãn hiệu OMO có thể được đăng ký để bảo vệ danh tiếng và uy tín của sản phẩm bột giặt.
  • Kỹ thuật và công thức sáng tạo để tạo ra sản phẩm có thể được đăng ký dưới hình thức đăng ký sáng chế, giúp bảo vệ quy trình sản xuất hoặc công nghệ đặc biệt đằng sau sản phẩm.

Qua các hình thức đăng ký này, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng sản phẩm của mình được bảo vệ đầy đủ và hiệu quả trước sự sao chép và cạnh tranh trên thị trường.

Đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức đăng ký quyền tác giả

  • Bài hát có thể được đăng ký dưới hình thức tác phẩm âm nhạc, giúp bảo vệ quyền lợi của những người sáng tác;
  • Logo có thể đăng ký dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, đặt nền tảng cho sự phát triển và nhận diện thương hiệu;
  • Tập thơ, sách, truyện, giáo trình, ý tưởng có thể đăng ký dưới hình thức tác phẩm viết, đảm bảo quyền tác giả và ngăn chặn việc sao chép trái phép;
  • Phần mềm có thể đăng ký dưới hình thức chương trình máy tính, bảo vệ quyền sở hữu và khuyến khích sự đổi mới trong lĩnh vực công nghệ;
  • Bản vẽ thiết kế công trình có thể đăng ký dưới hình thức tác phẩm kiến trúc, đặt ra quyền lợi và độc quyền trong lĩnh vực thiết kế;
  • Video, phim truyện có thể đăng ký dưới hình thức tác phẩm ghi âm, ghi hình nhằm bảo vệ quyền sáng tạo và sự độc đáo trong ngành công nghiệp giải trí.
đăng ký bản quyền sản phẩm mới nhất
Sản phẩm nào có thể đăng ký bản quyền

2. Tại sao phải đăng ký bản quyền cho sản phẩm?

Để trả lời cho câu hỏi “Tại sao phải đăng ký bản quyền cho sản phẩm?” thì việc đăng ký bản quyền sản phẩm sẽ hạn chế những tranh chấp và rủi ro phát sinh liên quan đến việc sử dụng, sao chép sản phẩm, tất cả cá nhân, tổ chức doanh nghiệp khi sáng tạo và phát triển bất kỳ sản phẩm nào đều nên thực hiện việc đăng ký bản quyền.

Bên cạnh đó, đăng ký bản quyền sản phẩm là công đoạn rất quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Đây được xem là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi cũng như lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Một số lợi ích chủ thể kinh doanh nhận được khi đăng ký bản quyền sản phẩm như:

  • Được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ các lợi ích hợp pháp và có quyền yêu cầu các cá nhân, tổ chức chấm dứt xâm phạm đến sản phẩm của mình.
  • Chủ thể được độc quyền sử dụng sản phẩm của chính mình, từ đó tạo sự phân biệt so với đối thủ cùng ngành giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh.
  • Đăng ký bản quyền sản phẩm góp phần tạo tiền đề cho việc phát triển sản phẩm theo chiều hướng ổn định và lâu dài.
  • Bản quyền sản phẩm là cơ sở để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, giúp giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Cho phép bên thứ 3 được quyền khai thác sản phẩm trên mô hình chuyển nhượng hợp pháp.
  • Xây dựng sự tin tưởng và tín nhiệm của khách hàng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và thúc đẩy doanh số.

Xem thêm bài viết: Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính mới nhất hiện nay

Tại sao phải đăng ký bản quyền sản phẩm
Những lợi ích khi đăng ký bản quyền sản phẩm

3. Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm

Quy trình thực hiện đăng ký bản quyền sản phẩm bao gồm các bước cơ bản dưới đây:

Bước 1: Phân biệt và xác định đối tượng đăng ký bản quyền

Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, chủ thể kinh doanh có thể đăng ký bản quyền sản phẩm theo các hình thức sở hữu công nghiệp sau:

  • Đăng ký kiểu dáng sản phẩm.
  • Đăng ký sáng chế.
  • Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm (thương hiệu, logo).
  • Đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu cho việc đăng ký 

Tương ứng với từng hình thức sản phẩm mà chủ thể sẽ chuẩn bị những giấy tờ phù hợp. Cụ thể như:

Hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức nhãn hiệu

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo quy định (02 bản).
  • Giấy ủy quyền (trường hợp người đăng ký được tác giả ủy quyền).
  • Tài liệu xác nhận quyền ưu tiên (Nếu người đăng ký là cá nhân nước ngoài).
  • Các chứng từ xác minh lệ phí đăng ký bản quyền sản phẩm.
  • Mẫu sản phẩm nhãn hiệu đăng ký.
  • Các giấy tờ liên quan khác: CCCD/CMND/Đăng ký kinh doanh của tác giả.

Hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp

  • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu quy định (02 bản).
  • Giấy ủy quyền/Hợp đồng ủy quyền.
  • Bản mô tả kiểu dáng sản phẩm bao gồm yêu cầu bảo hộ.
  • Bộ ảnh chụp chi tiết sản phẩm, bao gồm 7 ảnh trên, dưới, trái, phải, trước, sau và tổng thể.
  • Thông tin của tác giả, chủ sở hữu bao gồm: CCCD/CMND/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Các chứng từ minh chứng xác thực lệ phí đã nộp.

Hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức sáng chế

  • Tờ khai đăng ký sáng chế theo quy định (02 bản).
  • Giấy ủy quyền/Hợp đồng ủy quyền.
  • Bản mô tả ý kiến sáng chế kèm theo hình vẽ nếu có.
  • Yêu cầu bảo hộ sáng chế.
  • Các chứng từ minh chứng xác thực lệ phí đã nộp.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm đến cơ quan đăng ký

Mỗi loại sản phẩm khi muốn đăng ký bản quyền đều có cơ quan thẩm định riêng, vì vậy các chủ thể cần xác định chính xác đối tượng đăng ký và tìm hiểu cơ quan mà họ cần nộp hồ sơ.

Ví dụ: Đăng ký sáng chế, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ thực hiện nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đăng ký bản quyền sẽ thực hiện nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả.

Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm sau khi đã thực hiện nộp

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm, cơ quan đăng ký sẽ tiến hành thẩm định. Trong quá trình thẩm định, có thể yêu cầu bổ sung tài liệu hoặc khắc phục những thiếu sót trong hồ sơ. Do đó, các chủ sở hữu nên chú ý và chuẩn bị sẵn sàng để kịp thời bổ sung theo quy định.

Bước 5: Nộp phí cấp văn bằng bảo hộ và nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền sản phẩm

Trong trường hợp sản phẩm đáp ứng đủ yêu cầu bảo hộ, chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp phí để được cấp văn bằng bảo hộ và sẽ nhận được văn bằng sau khoảng thời gian từ 02-03 tháng.

4. Đăng ký bản quyền sản phẩm ở đâu?

Quá trình đăng ký bản quyền sản phẩm được thực hiện tại các cơ quan có thẩm quyền theo từng loại hình đăng ký. Dưới đây là các thông tin của cơ quan đăng ký bản quyền sản phẩm như sau:

Nộp đơn đăng ký bản quyền sản phẩm tại Cục sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu Trí tuệ thực hiện đăng ký cho các đối tượng sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu (logo/thương hiệu), sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý,….. Dưới đây là thông tin về địa chỉ, số điện thoại và điện thư cụ thể của Cục sở hữu trí tuệ ở 3 thành phố:

Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Tel: 024 3858 306

Văn phòng Cục sở hữu trí tuệ tại Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
  • Tel: (08) 3920 8483 – 3920 8485
  • Fax: (08) 3920 8486

Văn phòng Cục sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
  • Tel: 0511.3889955; Mobile Phone: 0903502566
  • Fax: (0511) 3889977

Nộp đơn đăng ký bản quyền sản phẩm tại Cục Bản quyền Tác giả 

Cục Bản quyền Tác giả thực hiện đăng ký cho quyền tác giả và quyền liên quan tác giả cho tác phẩm như tác phẩm văn học, chương trình máy tính, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và nhiều loại khác. Dưới đây là thông tin về địa chỉ và số điện thoại cụ thể của Cục sở hữu trí tuệ ở 3 thành phố:

Phòng Thông tin Quyền tác giả – Cục Bản quyền tác giả Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 33 Ngõ 294/2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Tel: 024 3823 6908

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
  • Tel: 028.39 308 086

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng

  • Địa chỉ: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Tel: 0236.3 606 967

Xem bài viết: Thủ tục đăng ký quyền tác giả mới nhất hiện nay

5. Chủ sở hữu phải đăng ký bản quyền sản phẩm cho sản phẩm của họ trong bao lâu?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn đăng ký bản quyền sản phẩm sẽ phụ thuộc vào từng hình thức. Cụ thể như:

Thời gian đăng ký bảo hộ sản phẩm dưới hình thức tác giả

  • Thời gian đăng ký bản quyền sản phẩm của hình thức này là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và được cơ quan phê duyệt.

Thời gian đăng ký bảo hộ sản phẩm dưới hình thức sở hữu công nghiệp

  • Thời gian thẩm định kéo dài từ 01 – 02 tháng tính từ ngày nộp đơn.
  • Công bố đơn đăng ký của khách hàng trong thời hạn 02 tháng tính từ ngày hồ sơ hợp lệ.
  • Quá trình thẩm định kéo dài từ 13 – 15 tháng kể từ ngày công bố với hình thức đăng ký nhãn hiệu, 08 – 12 tháng với hình thức kiểu dáng công nghiệp và 24 – 28 tháng với hình thức sáng chế.

6. Dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm tại Apolat Legal

Sở hữu những người cộng sự, nhân sự chuyên môn cao, Apolat Legal tự hào là một trong những đơn vị tư vấn pháp luật giàu kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Chúng tôi luôn hoạt động với giá trị cốt lõi là cung cấp đến khách hàng những giải pháp hiệu quả, ít rủi ro trong tầm chi phí hợp lý.

Dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm tại Apolat Legal được xử lý theo quy trình tinh gọn và nhanh chóng với các bước sau:

  • Tư vấn pháp luật, thủ tục về các hình thức bản quyền cần đăng ký cho tác giả, chủ sở hữu.
  • Tư vấn cho tác giả, chủ sở hữu về những điều kiện bảo hộ cũng như các thông tin cần thiết cho việc đăng ký bản quyền sản phẩm.
  • Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ theo quy định trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo dõi, cập nhật tiến độ của hồ sơ, bổ sung hoặc sửa đổi theo yêu cầu của cơ quan thụ lý hồ sơ nếu có;
  • Nhận và bàn giao kết quả bản quyền sản phẩm đến khách hàng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm được Apolat Legal tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Có thể thấy đây là thủ tục hành chính vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Nếu quan tâm đến dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền, liên hệ ngay Apolat Legal để được tư vấn nhanh chóng!

Thông tin liên hệ:

  • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
  • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Phone: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.