Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao phải đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là quyền của mọi tổ chức và cá nhân đối với tài sản trí tuệ của mình. Việc đăng ký bảo hộ nhằm mục đích bảo vệ quyền sở hữu, chống lại mọi sự xâm phạm bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự. Vậy tại sao cần đăng ký quyền sở hữu trí tuệ? Lựa chọn biện pháp bảo vệ nào phù hợp? Hãy cùng Apolat Legal giải đáp ngay sau đây!

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

1. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chính xác là nhà nước sẽ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể đăng ký. Đồng thời, nó giúp chống lại sự xâm phạm, làm giả, ăn cắp chất xám để giúp giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự.

Tài sản trí tuệ có thể bao gồm:

  • Quyền tác giả.
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả
  • Quyền sở hữu công nghiệp
  • Quyền đối với một giống cây trồng, một sáng chế bất kỳ.

2. Tại sao phải cần đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Nhờ vào bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối tượng xấu. Mọi cá nhân, doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bởi những lý do chính sau đây:

Bảo vệ sở hữu trí tuệ khuyến khích sự sáng tạo

Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy và khuyến khác sự sáng tạo. Đây là một sự công nhận cho những nỗ lực, cống hiến của họ vào hoạt động nghiên cứu từ đó cải tiến kỹ thuật, đưa ra các công nghệ chất lượng và sản phẩm cải tiến.

Bảo vệ sở hữu trí tuệ khuyến khích sự sáng tạo
Bảo vệ sở hữu trí tuệ khuyến khích sự sáng tạo

Bảo vệ sở hữu trí tuệ là bảo vệ lợi ích người tiêu dùng

Trên thị trường hiện nay liên tục xuất hiện nhiều sản phẩm làm giả, kém chất lượng. Vì vậy, để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần đăng ký bảo vệ sở hữu trí tuệ cho mọi sản phẩm của mình. Từ đó, sử dụng các biện pháp dân sự, hành chính để giảm thiểu những hành vi sai trái của các bên làm hàng giả. Đồng thời, việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ giúp tăng cường uy tín cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất.

Bảo vệ sở hữu trí tuệ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Việc đăng ký bảo hộ ngày càng phổ biến sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp. Đây là động lực góp phần tăng trưởng doanh thu và phát triển kinh tế cả nước.

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì
Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh

Bảo vệ sở hữu trí tuệ mang lại lợi ích quốc gia

Xét về khía cạnh vĩ mô, việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ còn mang ý nghĩa chính trị. Để đủ điều kiện trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, mọi quốc gia đều cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, nó góp phần giúp đất nước hội nhập kinh tế và đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế.

Bảo vệ sở hữu trí tuệ thúc đẩy kinh doanh

Việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được lượng lớn tổn thất tiềm ẩn. Đồng thời, nó giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh, khai thác doanh thu từ sản phẩm một cách hợp pháp. Từ đó tăng tính cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp.

Bảo vệ sở hữu trí tuệ thúc đẩy kinh doanh
Bảo vệ sở hữu trí tuệ thúc đẩy kinh doanh

Bảo vệ sở hữu trí tuệ tạo uy tín cho doanh nghiệp

Để tạo ra một sản phẩm mới hoặc dây chuyền công nghệ mới, doanh nghiệp cần bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức. Con số có thể lên đến chục năm đi kèm với nhiều khoản chi phí nghiên cứu và thử nghiệm. Do đó, doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ để tạo nên uy tín thương hiệu, mọi cố gắng được khách hàng, người tiêu dùng đón nhận.

3. Công cụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Một sản phẩm, nhiều quyền sở hữu trí tuệ

Một sản phẩm có thể được bảo hộ bởi nhiều quyền sở hữu trí tuệ.

Ví dụ cụ thể với một chiếc đĩa CD phát nhạc bản quyền:

  • Máy chạy đĩa CD là sản phẩm được bảo hộ độc quyền sáng chế bởi Philips và Sony
  • Các chương trình được cài đặt trong đĩa CD lại được bảo hộ bởi quyền tác giả
  • Kiểu dáng và thiết kế của mỗi chiếc máy chạy đĩa ĐC lại thuộc về nhiều thương hiệu khác nhau

Các nhà sản xuất máy chạy đĩa CD có thể nắm giữ các bí mật thương mại bao gồm quy trình sản xuất, đối tác hoặc nhóm khách hàng mà họ cần bảo mật. Do đó, họ cần đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để ngăn cấm các đối thủ cạnh tranh sử dụng 1 trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, họ có thể thu thêm lợi nhuận nếu chuyển giao công nghệ hoặc cho thuê thu tiền.

bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Một sản phẩm có thể được bảo vệ bởi nhiều quyền sở hữu trí tuệ

Lựa chọn hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp

Tùy vào từng sản phẩm sẽ có hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khác nhau. Người chủ cần tìm hiểu về hệ thống hình thức này để bảo vệ sản phẩm, sáng chế một cách hiệu quả, tránh tình trạng đối thủ sao chép và làm nhái.

Doanh nghiệp cần xác định đối tượng người mua sản phẩm này là ai, điều gì của sản phẩm là yếu tố giúp khách hàng ra quyết định mua sản phẩm của họ? Doanh nghiệp cần trả lời 1 chuỗi câu hỏi để làm ra một sản phẩm đạt tiêu chuẩn được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, nó góp phần quyết định sản phẩm có thể thành công trên thị trường hay không.

Hiện nay, một sản phẩm còn có thể bảo hộ cùng lúc nhiều quyền sở hữu trí tuệ khác nhau.

Ví dụ: Hình dáng và đặc điểm chức năng khác biệt về hình dạng sản phẩm có thể được bảo hộ theo sáng chế. Bên cạnh đó, các đặc điểm thẩm mỹ của sản phẩm có thể bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp hoặc quyền tác giả. Trường hợp đáp ứng được những yêu cầu nhất định, có thể được bảo hộ làm nhãn hiệu.

4. Lựa chọn biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hiện nay, chính phủ đưa ra nhiều biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tùy vào từng nhóm sản phẩm sẽ có những biện pháp bảo hộ riêng biệt, cụ thể như sau:

  • Các sản phẩm và quy trình sáng tạo có thể được bảo hộ theo sáng chế, giải pháp hữu ích;
  • Các kiểu dáng sáng tạo, gồm cả kiểu dáng dệt may, được bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp;
  • Tên gọi riêng của hàng hóa, dịch vụ được bảo hộ khi đăng ký nhãn hiệu;
  • Mạch bán dẫn được bảo hộ theo thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn;
  • Chỉ dẫn hàng hóa có chất lượng hay danh tiếng nhất định gắn với xuất xứ địa lý được bảo hộ theo chỉ dẫn địa lý;
  • Bí mật thương mại bảo hộ thông tin bí mật có giá trị thương mại;
  • Các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật và văn học, kể cả phần mềm máy tính và sưu tập dữ liệu, được bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ở đa số các quốc gia.

Tham khảo: Vai trò của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Lựa chọn biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Lựa chọn biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

5. Giới hạn của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Tuy nhiên, quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiện nay đang đi kèm với một số giới hạn sau đây:

  • Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019, 2022).
  • Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Tuy nhiên, đến năm 2022, Luật Sở hữu trí tuệ đã sửa đổi như sau:

“Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không được vi phạm quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.”

Hiện nay, một sản phẩm có thể được bảo vệ cùng lúc bởi nhiều quyền sở hữu trí tuệ. Việc sở hữu các sản phẩm được bảo hộ sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, nếu chủ doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu không nắm rõ thời điểm thực hiện đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy gây thất thoát tài sản không mong muốn.

Thông tin liên hệ:

  • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
  • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com

Tham khảo thêm các bài viết liên quan đến sở hữu trí tuệ

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.