Vốn đầu tư nước ngoài là gì? Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là như thế nào? Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm mấy loại? Tác động của vốn đầu tư tới quốc gia đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư có sự khác biệt như thế nào? Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ các thắc mắc của quý doanh nghiệp trong bài thông tin sau.

vốn đầu tư nước ngoài
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

1. Vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Vốn đầu tư nước ngoài là các dòng vốn từ nước ngoài được đầu tư vào các doanh nghiệp kinh doanh trong nước, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu một lượng cổ phần nhất định. Các doanh nghiệp trong nước khi thực hiện xu hướng toàn cầu hóa sẽ tiếp nhận các khoản vốn đầu tư từ nước ngoài, nếu phần vốn đầu tư lớn cho phép nhà đầu tư nước ngoài có khả năng tác động đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Đầu tư nước ngoài là việc một công ty hoặc cá nhân từ một quốc gia đầu tư tiền bạc, tài sản, cổ phần sở hữu của một công ty có trụ sở tại một quốc gia khác. Các tập đoàn đa quốc gia có thể tìm kiếm các thị trường tiềm năng để mở chi nhánh hoặc thị trường có lao động giá rẻ để mở thêm các nhà máy sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm một phần thuế hoặc giảm chi phí sản xuất nhờ nguồn lao động giá rẻ.

2. Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đa phần đóng vai trò giúp tăng trưởng kinh tế cho đất nước được đầu tư trong thời gian dài hạn. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể đến từ một cá nhân hoặc công ty, tập đoàn. Tuy nhiên, nguồn vốn lớn đa số đến từ các doanh nghiệp, tập đoàn với nhu cầu mở rộng chi nhánh, phát triển kinh doanh tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tùy vào hình thức đầu tư mà nguồn vốn được phân thành 2 loại sau đây:

2.1. Vốn đầu tư trực tiếp

Vốn đầu tư trực tiếp gọi tắt là vốn đầu tư FDI. Đây là khoản vốn được cá nhân, doanh nghiệp hoặc tập đoàn nước ngoài đầu tư vào công ty khác dưới dạng tài sản cố định như cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, người đầu tư đa phần sẽ luôn nắm quyền kiểm soát mọi hoạt động của cơ sở sản xuất này. Từ đó, các công ty được đầu tư là công ty con và công ty đầu tư trực tiếp là công ty mẹ. Các nhà đầu tư thường ưu tiên mở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất tại các nước áp mức thuế thấp, đặc biệt các quốc gia được ví như thiên đường thuế.

2.2. Vốn đầu tư gián tiếp

Vốn đầu tư gián tiếp thường bị nhầm lẫn với FDI. Đây là nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư bao gồm: Tổ chức phi chính phủ, Tổ chức tài chính quốc tế hoặc Chính phủ các nước khác. Họ trích ra một khoản tiền để đầu tư vào các nước đang và kém phát triển nhằm mục đích phát triển kinh tế cho các quốc gia đó.

Nguồn vốn này sẽ tồn tại dưới dạng một khoản vay dài hạn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất dành cho Chính phủ của nước được nhận khoản đầu tư.

nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Hiện nay nguồn vốn đầu tư được phân chia thành 2 loại trực tiếp và gián tiếp

3. Các hình thức đầu tư nước ngoài khác

Bên cạnh 2 nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp kể trên, trên thị trường hiện nay tồn tại một hình thức đầu tư khác là các khoản vay thương mại.

Các khoản vay thương mại sẽ là cách khoản vay ngân hàng do một ngân hàng trong nước phát hành và nước tới người mua là các doanh nghiệp hoặc chính phủ của các quốc gia khác. Cho đến những năm 1980, các khoản vay thương mại vô cùng phổ biến và đem lại nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển và kém phát triển. Tuy nhiên, sau giai đoạn này, các khoản vay thương mại giảm dần và được thay thế bằng các khoản vốn đầu tư trực tiếp.

định nghĩa vốn đầu tư nước ngoài
Các khoản vay thương mại cũng là một hình thức vốn đầu tư nước ngoài

4. Tác động của vốn đầu tư nước ngoài

Với nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nó luôn xảy ra các tác động tiêu cực và tích cực tương ứng đối với các quốc gia đầu tư cùng các quốc gia được nhận đầu tư.

4.1. Đối với quốc gia đầu tư

Tác động tích cực

  • Cá nhân hoặc doanh nghiệp, tập đoàn trực tiếp đầu tư sẽ nắm một phần quyền điều hành và quản lý doanh nghiệp được đầu tư. Đồng thời, phía đầu tư có quyền đưa ra những yêu cầu, đề nghị và những quyết định có lợi cho mình để đảm bảo độ hiệu quả.
  • Nhà đầu tư được quyền khai thác các giá trị lợi ích từ quốc gia được đầu tư bao gồm: Nhân công giá thành rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên và thị trường tiêu thụ.
  • Nhà đầu tư tránh hoàn toàn các rào cản bảo hộ. Đồng thời là các khoản phí mậu dịch tại quốc gia tiếp nhận vốn FDI
  • Giảm được chi phí sản phẩm và giảm được mức thuế phải đóng.

Tác động tiêu cực

  • Khi sử dụng một lượng vốn lớn để đầu tư sang một quốc gia khác, trong nước sẽ mất đi một khoản vốn. Nếu nước đi đầu tư có mong muốn thúc đẩy kinh tế và gia tăng việc làm sẽ gặp phải vấn đề thiếu hụt vốn.
  • Doanh nghiệp đi đầu tư sẽ phải sẵn sàng đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình đầu tư liên quan đến: Chính sách kinh tế khác biệt, chiến tranh hoặc thiên tai nếu có.

4.2. Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư

Tác động tích cực

  • Khi tiếp nhận nguồn vốn FDI, các quốc gia tiếp nhận đầu tư sẽ tăng được nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, có thêm nguồn vốn phát triển hạ tầng, xây dựng nhà máy và nâng cấp máy móc để tăng năng suất sản xuất, tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
  • Không phải chịu rủi ro từ việc vốn đầu tư có hiệu quả hay không
  • Quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư sẽ được học hỏi các công nghệ kỹ thuật mới, tiên tiến và hiện đại trên thế giới. Từ đó tăng được sản lượng và tăng kim ngạch xuất khẩu.
  • Cơ hội việc làm được mở rộng, tạo điều kiện nâng cao được kỹ năng của nguồn nhân lực chất lượng cao.
  • Phát triển kinh tế hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh

Tác động tiêu cực:

  • Việc tiếp nhận các khoản vốn đầu tư nước ngoài FDI cần song hành với việc quy hoạch và quản lý việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Nếu không quản lý tốt khiến nguồn tài nguyên bị cạn kiệt sẽ ảnh hưởng tới khí hậu quốc gia và đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường.
  • Nhà đầu tư sẽ luôn tập chung vào một số vùng nhất định đem lại giá trị kinh tế cao nhất. Do đó nếu không quản lý tốt sẽ dẫn tới sự chênh lệch mức sống, kinh tế giữa các vùng.
  • Làm tăng mức độ cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Từ đó, khiến doanh nghiệp trong nước phải không ngừng cải tiến để tránh đối mặt với nguy cơ phá sản.

5. Đặc điểm của nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài mang những đặc điểm chính gồm có:

  • Đánh giá được tính khả thi và giá trị kinh tế có thể thu về nhằm đạt được mục đích đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
  • Nguồn thu của nhà đầu tư không phụ thuộc vào lợi tức mà là hiệu quả đầu tư
  • Nhà đầu tư sẽ luôn ưu tiên đầu tư vào các nước có nền chính trị ổn định, hệ thống pháp lý rõ ràng để tránh tối đa các rủi ro nằm ngoài ý muốn.
  • Tùy vào tỷ lệ góp vốn sẽ quyết định mức quyền hạn và nghĩa vụ của nhà đầu tư, từ đó xác định về mức lợi nhuận và rủi ro.
  • Nhà đầu tư được toàn quyền quyết định lựa chọn lĩnh vực đầu tư, địa điểm và hình thức đầu tư.
  • Nếu góp đủ số vốn theo quy định của quốc gia tiếp nhận vốn FDI, nhà đầu tư sẽ được nắm quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp.
vốn đầu tư nước ngoài là gì
Vốn đầu tư nước ngoài luôn mang những đặc điểm riêng biệt

6. Các câu hỏi thường gặp về vốn đầu tư nước ngoài

6.1. Các hình thức nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam?

Khi đầu tư vào việt nam, nhà đầu tư có thể thực hiện dưới các hình thức sau:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
  • Đầu tư dưới dạng hình thức góp vốn, mua cổ phần, vốn góp vào tổ chức kinh tế.
  • Đầu tư theo hình thức hợp động PPP: Đây là hình thức được thực hiện trên cơ sở nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sẽ ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để vận hành các dự án về hạ tầng hoặc cung cấp các dịch vụ công.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC: Đây là hình thức thực hiện ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài. Họ thực hiện hợp tác kinh doanh nhằm phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm.

6.2. Hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế?

Đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư nhằm mục đích lợi nhuận. Họ không trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý hoạt động đầu tư. Với hình thức này, nhà đầu tư sẽ thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

6.3. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được ưu đãi đầu tư không?

Tùy thuộc vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh của công ty mà các công ty có vốn đầu tư nước ngoài xác định được mình có được hưởng ưu đãi đầu tư hay không. Các ngành nghề được chính phủ ưu đãi đầu tư được quy định trong Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.

6.4. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải đóng các loại thuế nào?

Công ty góp vốn đầu tư cần đóng các loại thuế sau:

  • Thuế môn bài
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế xuất nhập khẩu
  • Thuế tài nguyên
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế sử dụng đất

Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài luôn tồn tại những tác động tích cực và tiêu cực đến quốc gia tiếp nhận đầu tư. Để xác định doanh nghiệp có được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ nước sở tại hay không, quý doanh nghiệp có thể kết nối với đội ngũ luật sư từ Apolat Legal để nhận tư vấn chính xác nhất!


Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.