Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Hình thức, đặc điểm và vai trò của việc đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư ra nước ngoài được hiểu là việc nhà đầu tư tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua quá trình thành lập tổ chức kinh tế, mua cổ phần hoặc phần góp vốn của các tổ chức kinh tế, đầu tư theo hợp đồng hoặc các dự án đầu tư ở nước ngoài.
Theo pháp luật hiện hành, đầu tư ra nước ngoài được chia ra 4 hình thức, bao gồm thành lập tổ chức kinh tế với 100% vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, đầu tư theo hợp đồng và đầu tư theo hình thức mua cổ phần hoặc sáp nhập mua lại doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Apolat Legal sẽ giới thiệu cụ thể về 4 hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để bạn tham khảo.

Khái Niệm, Hình Thức, Đặc Điểm và Vai Trò của Đầu Tư Nước Ngoài
Đầu tư ra nước ngoài là gì? Hình thức, đặc điểm và vai trò

1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? 

FDI là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment, hay đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khái niệm này xuất hiện khi một nhà đầu tư ở nước này mua tài sản tại một nước khác với mục đích quản lý.

Theo pháp lý Việt Nam hiện hành, đầu tư nước ngoài có thể hiểu là hình thức đầu tư quốc tế, trong đó nhà đầu tư sẽ bỏ ra một phần vốn đủ lớn để đầu tư cho một dự án ở nước khác, với mục tiêu tham gia quản lý hoặc kiểm soát dự án đó.

Đầu tư nước ngoài còn được hiểu là một hoạt động mang tính lâu dài để lấy được những lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ (theo UNCTAD). Mục đích của nhà đầu tư trong trường hợp này là để có nhiều sự ảnh hưởng trong việc quản lý và kiểm soát doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác, tuy nhiên lại không cho biết chính xác ý nghĩa của đầu tư là gì.

Trong khi đó, WTO cho rằng: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) với quyền quản lý tài sản đó”. Định nghĩa này khẳng định FDI là một loại tài sản, phân biệt với các loại tài sản khác thông qua phương diện quản lý. Nhà đầu tư trong trường hợp này được xác định là công ty mẹ, còn các tài sản được coi là chi nhánh hoặc công ty con.

2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài?

Theo pháp luật Việt Nam, hiện nay có 5 hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Thành lập tổ chức kinh tế với 100% vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư theo hình thức mua cổ phần hoặc sáp nhập mua lại doanh nghiệp, đầu tư theo hợp đồng BOT, BTC; BT, đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Cụ thể về hình thức, đặc điểm và các ưu nhược điểm sẽ được nêu ra bên dưới:

2.1. Thành lập tổ chức kinh tế với 100% vốn từ nhà đầu tư nước ngoài

Đây là hình thức đầu tư truyền thống và phổ biến của FDI. Trong hình thức này, các nhà đầu tư sẽ chú trọng khai thác những điểm mạnh của địa điểm đầu tư mới thông qua áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý để mang đến hiệu quả cao nhất.

Đặc điểm của hình thức thành lập tổ chức kinh tế với 100% vốn từ nhà đầu tư nước ngoài:

  • Phổ biến với quy mô đầu tư nhỏ
  • Thường được áp dụng bởi các công ty xuyên quốc gia
  • Thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài nhưng vẫn chịu sự kiểm soát của nhà nước sở tại
  • Có thể thuộc loại hình công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty cổ phần

Ưu điểm:

  • Nước chủ nhà không cần bỏ vốn nên tránh được những rủi ro trong kinh doanh
  • Thu ngay được tiền thuê đất, thuế và giải quyết việc làm cho người lao động
  • Độc lập về quyền sở hữu nên các nhà đầu tư có thể chủ động đầu tư để cạnh tranh
  • Các nhà đầu tư thường đầu tư vào công nghệ và phương tiện kỹ thuật, nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động để mang đến hiệu quả kinh doanh cao.

Nhược điểm:

  • Nước chủ nhà khó tiếp nhận được công nghệ và kinh nghiệm quản lý
  • Khó kiểm soát việc đầu tư của các đối tác đầu tư nước ngoài, không có lợi nhuận.

2.2. Thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

Thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhất là giai đoạn đầu để thu hút FDI. Tổ chức liên doanh được thành lập trên đất nước sở tại, dựa trên hợp đồng liên doanh ký giữa các bên để đầu tư.

Đặc điểm của tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong và ngoài nước:

  • Tạo nên pháp nhân đồng sở hữu nhưng địa điểm đầu tư, kinh doanh nằm trên nước sở tại.
  • Bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, mức độ hoàn thiện pháp luật, trình độ của các đối tác liên doanh trên nước sở tại.

Ưu điểm:

  • Giải quyết tình trạng thiếu vốn của nước sở tại
  • Được chia sẻ rủi ro, có cơ hội để đổi mới công nghệ, tạo cơ hội cho người lao động có công ăn việc làm đồng thời học hỏi được kinh nghiệm quản lý của nước ngoài
  • Dễ dàng kiểm soát hoạt động đầu tư của các đối tác nước ngoài.
  • Đối với nhà đầu tư, đây là công cụ để thâm nhập vào thị trường quốc tế một các hợp pháp.
  • Tạo thị trường mới, tạo cơ hội cho nước sở tại tham gia và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

Nhược điểm:

  • Mâu thuẫn trong điều hành và quản lý doanh nghiệp do các bên có sự khác nhau về mặt chính trị, phong tục tập quán, truyền thống, văn hoá và ngôn ngữ.
  • Nước sở tại có thể rơi vào thế hạ phong do tỷ lệ góp vốn thấp, năng lực và trình độ quản lý yếu.

2.3. Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

BCC hay hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư giữa các nhà đầu tư để hợp tác kinh doanh nhằm chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm dịch vụ nhưng không thành lập pháp nhân.

Đặc điểm của BCC:

  • Không thành lập pháp nhân nên mọi hoạt động sẽ dựa trên pháp nhân của đất nước sở tại.
  • Là hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đơn giản nhất, không đòi hỏi thủ tục pháp lý rườm rà.
  • Thường được lựa chọn trong giai đoạn đầu khi các nước đang phát triển có chính sách thu hút FDI.
  • Có xu thế giảm mạnh khi các hình thức 100% và liên doanh phát triển.

Ưu điểm:

  • Giải quyết tình trạng thiếu vốn và kỹ thuật công nghệ
  • Tạo thị trường mới, bảo đảm quyền lợi của nước sở tại, thu về lợi nhuận tương đối ổn định.

Nhược điểm:

  • Nước sở tại không có cơ hội tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nên tương đối lạc hậu.
  • Chỉ thực hiện được với một số lĩnh vực như thăm dò dầu khí.

2.4. Đầu tư theo hợp đồng BOT, BTC, BT

BOT là hình thức đầu tư dựa trên hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng trong thời gian nhất định. Sau khi kết thúc thời hạn, nhà đầu tư sẽ chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nước sở tại. Còn BT và BTC là các hình thức phát sinh của BOT mà trong đó quy trình khai thác, đầu tư, chuyển giao có sự đảo lộn về trật tự.

Đặc điểm cơ bản:

  • Một trong hai bên ký kết là nhà nước sở tại
  • Lĩnh vực đầu tư là các công trình kết cấu hạ tầng như đường sá, cầu, cảng, sân bay, bệnh viện, nhà máy sản xuất điện nước…
  • Đến thời hạn bắt buộc phải chuyển giao không bồi hoàn cho nhà nước.

Ưu điểm:

  • Thu hút vốn đầu tư vào những dự án kết cấu hạ tầng đòi hỏi số vốn lớn, thu hồi vốn trong thời gian dài nên giảm được áp lực ngân sách cho nhà nước.
  • Nước sở tại sau khi chuyển giao sẽ có được những công trình hoàn chỉnh, tạo điều kiện để phát triển kinh tế.

Nhược điểm:

  • Xác suất rủi ro cao đặc biệt là rủi ro liên quan đến chính sách
  • Nước sở tại khó tiếp cận với kinh nghiệm quản lý công nghệ.

2.5. Đầu tư theo hình thức mua cổ phần hoặc sáp nhập mua lại doanh nghiệp

Đây là kênh đầu tư từ nước ngoài theo hình thức gián tiếp, mà trong đó các nhà đầu tư được phép mua cổ phần, mua lại các doanh nghiệp của nước sở tại. Đầu tư theo hình thức này được các nhà đầu tư nước ngoài vô cùng ưa chuộng.

Đặc điểm cơ bản:

  • Tỷ lệ cổ phần sẽ phân định nhà đầu tư nước ngoài thành FDI và FPI. Nếu họ thu mua cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường chứng khoán thì sẽ tạo thành kênh đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI. Còn nếu lượng cổ phiếu vượt quá giới hạn thì họ sẽ có quyền quản lý doanh nghiệp và trở thành FDI.
  • Ranh giới trên ở các nước phát triển là 10%, ở Việt Nam hiện tại là 30%.

Ưu điểm:

  • Thu hút vốn nhanh, phục hồi hoạt động của các doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản
  • Đa dạng hoá hoạt động đầu tư tài chính và san sẻ rủi ro

Nhược điểm:

  • Dễ tác động đến sự ổn định của thị trường tài chính
  • Thủ tục pháp lý phức tạp và rườm rà, thường bị nước sở tại hạn chế.

3. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài?

4 Đặc điểm nổi bật của đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm:

  • Chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. FDI sẽ phải đóng góp một số vốn tối thiểu
  • Chủ đầu tư là người quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lãi, lỗ. Hình thức đầu tư này có hiệu quả kinh tế cao và khá khả thi, không bị ràng buộc về chính trị. Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn. Như vậy, nó mang tính chất thu nhập dựa trên kinh doanh chứ không phải lợi tức.
  • Đầu tư từ nước ngoài thường kèm theo chuyển giao công nghệ kỹ thuật cho nước sở tại, thông qua việc đưa bằng phát minh, thiết bị, máy móc, bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật… để thực hiện dự án
  • Cơ sở pháp lý: Luật Đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư.

4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Vai trò của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vô cùng đa dạng, bao gồm phát triển nền kinh tế, tạo điều kiện giao lưu, tạo công ăn việc làm, tạo nguồn thuế trực tiếp, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao tài nguyên và gia tăng thu nhập của một quốc gia. Cụ thể:

  • Phát triển nền kinh tế: FDI không chỉ tăng nguồn vốn cải thiện công nghệ mà còn tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Từ đó, đóng góp vào quá trình phát triển nền kinh tế của một quốc gia.
  • Tạo điều kiện giao lưu: Nhiều lĩnh vực kinh tế hiện nay yêu cầu sự hiện diện của nhà sản xuất quốc tế để đảm bảo được mục tiêu. Việc xuất hiện các FDI sẽ giải quyết được vấn đề này.
  • Tạo công ăn việc làm: Các doanh nghiệp FDI thường có quy mô lớn và nhu cầu về nhân lực cao. Từ đó, giải quyết vấn nạn thất nghiệp tại quốc gia nhận đầu tư.
  • Tạo nguồn thuế trực tiếp: FDI phải trả thuế cho chính phủ, đây chính là nguồn thuế trực tiếp của nước sở tại.
  • Phát triển nguồn nhân lực: Nước sở tại tiếp nhận công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến từ nhà đầu tư sẽ cải thiện năng lực sản xuất và cạnh tranh hiệu quả. Ngoài ra còn nâng cao tay nghề và phát triển nguồn nhân lực.
  • Chuyển giao tài nguyên: Các doanh nghiệp FDI có thể chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, quy trình sản xuất cho các nước sở tại., từ đó tạo ra năng lực cạnh tranh, các sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao hơn.
  • Gia tăng thu nhập của một quốc gia: Cụ thể là các nước thu hút đầu tư, thông qua việc tăng cơ hội việc làm, tăng mức lương, tăng thu nhập.

5. Thách thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Việc đầu tư nước ngoài cũng tồn tại 3 thách thức sau:

  • Đối mặt với nhiều rủi ro như môi trường chính trị mới, xung đột về vũ trang, tranh chấp trong nội bộ, mâu thuẫn do khác nhau về truyền thống, phong tục
  • Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài sẽ đối mặt với nhiều lỗ hổng về khoản đầu tư trong nước. Điều này gây khó khăn cho việc tìm nguồn vốn để phát triển, giải quyết vấn nạn việc làm, tệ hơn có thể gây ra suy thoái nền kinh tế.
  • Các doanh nghiệp cạnh tranh sẽ tạo ra sự thay đổi liên tục về các nguồn vốn, từ đó khiến cán cân kinh tế cũng phải chuyển dịch theo.

6. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Tính đến ngày 20/5/2023, tổng vốn đăng ký sẽ cấp, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt gần 10,86 tỷ USD, bằng 92.7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trên đây là một số thông tin về các hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về các ưu nhược điểm của từng hình thức, từ đó lựa chọn ra hình thức đầu tư phù hợp nhất để lấy được nhiều lợi nhuận. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, đừng quên liên hệ ngay với Apolat Legal để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư hàng đầu.

Thông tin liên hệ:

Address:

+ HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.

+ HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Phone: 0911 357 447

Email: info@apolatlegal.com

Website: apolatlegal.com

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.