1. Thành lập doanh nghiệp là gì?
Thành lập doanh nghiệp là việc một tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường, thực hiện thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định tư cách pháp lý cho doanh nghiệp và đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được bảo vệ theo quy định của pháp luật và Nhà nước.
Thành lập doanh nghiệp cần phải đảm bảo:
- Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật;
- Tuân thủ các điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
- Tuân thủ các quy định về trụ sở chính, vốn điều lệ, tên doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh, lựa chọn hình thức doanh nghiệp, đăng ký thuế và kế toán, thực hiện các thủ tục pháp lý như đăng ký kinh doanh,…
Ví dụ: Thành lập Công ty luật “X”
- Kế hoạch kinh doanh: Các luật sư chuyên nghiệp quyết định thành lập Công ty Luật “X” nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng cao cho khách hàng trong các lĩnh vực như Doanh nghiệp và đầu tư, Sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, ….;
- Hình thức doanh nghiệp: Quyết định thành lập Công ty TNHH để tận dụng lợi ích của hình thức này đối với việc quản lý và trách nhiệm pháp lý;
- Địa điểm kinh doanh: Chọn văn phòng địa điểm kinh doanh tại trung tâm quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, thuận tiện cho việc tiếp cận với khách hàng và cơ quan quản lý cấp cao;
- Vốn đầu tư: Xác định mức vốn đầu tư cần thiết là 200.000.000 đồng để mở văn phòng, thuê nhân viên, và triển khai chiến dịch quảng cáo ban đầu;
- Đăng ký thuế và kế toán: Đăng ký mã số thuế, lập kế hoạch kế toán, và tìm kiếm dịch vụ kế toán phù hợp với hoạt động doanh nghiệp;
- Yêu cầu pháp lý: Đảm bảo tuân thủ các quy định về pháp lý đối với việc cung cấp dịch vụ pháp lý, bảo vệ thông tin khách hàng và tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp;
- Lập kế hoạch hoạt động: Xây dựng kế hoạch tiếp thị, tạo mạng lưới khách hàng, và thiết lập quy trình làm việc hiệu quả giữa các luật sư trong công ty;
- Đăng ký thành lập: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập Công ty TNHH Luật X tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM và chờ xét duyệt;
- Bắt đầu hoạt động: Sau khi được chấp thuận, mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp, tuyển dụng nhân viên, bắt đầu tiếp nhận khách hàng và thực hiện các dự án pháp lý.
Trong ví dụ này, quá trình thành lập doanh nghiệp “luật X” yêu cầu sự chú tâm đến các yêu cầu pháp lý và quản lý chuyên nghiệp trong ngành luật để đảm bảo hoạt động được thực hiện một cách hợp pháp và hiệu quả.
2. Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp là như thế nào?
Việc thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với chính chủ thể đăng ký thành lập doanh nghiệp mà còn mang ý nghĩa to lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước, với xã hội và cả nền kinh tế chung.
2.1. Đối với chủ thể đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp được công nhận và bảo vệ chính thức từ nhà nước và hệ thống pháp luật;
- Có quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký;
- Xây dựng niềm tin từ phía người tiêu dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp;
- Đơn giản hóa quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý để bảo vệ thương hiệu mà doanh nghiệp đã xây dựng.
Sau khi doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và được nhà nước thông qua cấp giấy phép hoạt động đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã được thừa nhận và bảo vệ về mặt pháp luật. Theo đó, doanh nghiệp sẽ có quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh, sản xuất, đầu tư đúng như nội dung đã đăng ký từ đó tạo được niềm tin với người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp và dễ dàng thực hiện các thủ tục pháp lý nhằm bảo vệ thương hiệu do chủ doanh nghiệp xây dựng được pháp luật nước ta bảo hộ.
2.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
- Thuận tiện trong việc quản lý các hoạt động của doanh nghiệp;
- Hiểu rõ và nắm bắt được xu hướng của thị trường cũng như các yếu tố quan trọng trong kinh doanh, từ đó xây dựng các chính sách và biện pháp phù hợp để phát triển nền kinh tế.
Thông qua việc thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tổng hợp được số lượng và thông tin của các doanh nghiệp đang tham gia vào thị trường. Từ đó, cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong công tác việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện quyền quản lý của các cơ quan có thẩm quyền mình tốt hơn.
Ngoài ra, khi doanh nghiệp đăng ký thành lập thì nhà nước cũng sẽ nắm bắt được xu hướng thị trường và các yếu tố trong kinh doanh để kịp thời đưa ra các chủ trương chính sách, biện pháp điều tiết nền kinh tế hiệu quả.
2.3. Đối với đời sống, xã hội
- Doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu về công việc và đời sống của người dân khi nhu cầu của con người ngày càng tăng lên;
- Giúp bảo vệ dễ dàng quyền lợi của người tiêu dùng;
- Đảm bảo duy trì trật tự quản lý của nhà nước và đóng góp vào sự ổn định của xã hội.
Khi doanh nghiệp thành công đăng ký thành lập đồng nghĩa với hoạt động của doanh nghiệp đã được công khai trên thị trường. Điều này sẽ giúp tăng giá trị về niềm tin và thu hút được nhiều khách hàng hơn thực hiện giao dịch với doanh nghiệp.
Mặt khác, thành lập doanh nghiệp sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động – giải quyết vấn đề tồn đọng lớn nhất của xã hội. Khi người lao động tìm được môi trường làm việc phù hợp sẽ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp và gián tiếp đóng góp cho sự phát triển của quốc gia. Ngoài ra, người dân có việc làm, có đời sống ổn định cũng giúp các vấn đề an ninh trật tự xã hội ổn định hơn.
2.4. Đối với nền kinh tế
- Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động;
- Góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế.
Một doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp có nghĩa là mô hình doanh nghiệp có sự phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Bởi lẽ, công ty phải được thành lập dựa trên tiêu chuẩn, chính sách và sự định hướng của nhà nước theo từng thời kỳ. Do đó, thành lập doanh nghiệp sẽ là nhân tố thiết yếu giúp phát triển môi trường kinh doanh và nền kinh tế đất nước.
Tóm lại, ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp rất quan trọng và điều này giúp đảm bảo quyền lợi cho chủ thể doanh nghiệp, đồng thời còn đảm bảo trật tự quản lý nhà nước cũng như quyền lợi của các chủ thể khác khi tham gia vào hoạt động kinh tế.
3. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư
Quyền tự do thành lập doanh nghiệp là quyền quan trọng của nhà đầu tư khi gia nhập thị trường. Nhà đầu tư được tự do đầu tư vốn và quyết định mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của mình từ loại hình đến hoạt động của doanh nghiệp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tổ chức và cá nhân có quyền sử dụng hình thức “doanh nghiệp” để thực hiện ý tưởng và mục đích kinh doanh của mình với những lựa chọn phù hợp về 5 khía cạnh:
- Loại hình doanh nghiệp;
- Ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh;
- Quyền được lựa chọn quy mô kinh doanh;
- Tên doanh nghiệp, nơi trụ sở và địa điểm kinh doanh;
- Mức vốn đầu tư.
3.1. Quyền chọn loại hình doanh nghiệp
Hiện nay tại Việt Nam có nhiều loại hình doanh nghiệp như: Công ty cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân,… Các loại hình doanh nghiệp này có sự khác biệt về quy mô kinh doanh, số lượng chủ đầu tư, tính chất liên kết cho đến mục tiêu hoạt động. Tùy thuộc vào mục đích và ý tưởng đầu tư, chủ doanh nghiệp có quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với tình hình hoạt động sau này của doanh nghiệp.
Ngoài những loại hình doanh nghiệp trên chúng ta còn bắt gặp một số thuật ngữ như doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,… Trên thực tế đây không phải là những loại hình doanh nghiệp độc lập mà sẽ thuộc một trong các loại hình đã liệt kê phía trên. Chẳng hạn như doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có vốn điều lệ do nhà nước đầu tư và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên.
Tóm lại, nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài đều có quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp đã được quy định trong pháp luật Việt Nam.
3.2. Quyền được lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư kinh doanh
Khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Phạm vi lựa chọn là tất cả ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh không bị pháp luật cấm. Cụ thể tại Điều 7, Luật Doanh Nghiệp 2020 có quy định về quyền của doanh nghiệp được “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm”. Ngoài ra, để biết được những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, chủ doanh nghiệp có thể tham khảo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020.
3.3. Quyền được lựa chọn quy mô kinh doanh
Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được thể hiện thông qua vốn đầu tư và quy mô sử dụng người lao động. Trên thực tế, chủ doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chủ động trong việc quyết định mức vốn đầu tư nhiều hay ít (trừ trường hợp kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định), quy mô sử dụng lao động lớn hay nhỏ mà không hề bị giới hạn mức tối thiểu, mức tối đa.
Bên cạnh đó, quy mô kinh doanh cũng được thể hiện thông qua việc chủ doanh nghiệp được quyền thành lập hoặc góp vốn thành lập nhiều doanh nghiệp, các tổ hợp kinh doanh theo mô hình công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế,… Lưu ý quyền này sẽ bị hạn chế với việc thành lập nhiều doanh nghiệp vô hạn cùng lúc.
Ví dụ một người không được thành lập hai hoặc nhiều công ty tư nhân theo quy định của pháp luật hiện hành.
3.4. Quyền được lựa chọn tên doanh nghiệp, nơi trụ sở và địa điểm kinh doanh
Chủ doanh nghiệp hoàn toàn có quyền tự quyết định trong việc chọn lựa tên doanh nghiệp và thực hiện việc phát triển thương hiệu của mình. Lưu ý rằng để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng, pháp luật đã quy định doanh nghiệp không được đặt tên công ty bị trùng lặp hoặc dễ nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
Doanh nghiệp cũng được quyền lựa chọn nơi đặt trụ sở và địa điểm kinh doanh thuận tiện nhất cho hoạt động của công ty. Tuy nhiên địa điểm được lựa chọn cần tuân thủ theo quy định của pháp luật và loại trừ một số địa bàn bị cấm cho có nguy cơ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự công cộng.
3.5. Quyền được lựa chọn mức vốn đầu tư
Hiện nay Luật Doanh Nghiệp không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa để thành lập công ty. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về mức vốn đầu tư phù hợp với nhu cầu kinh doanh của công ty. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các ngành nghề có quy định về vốn pháp định, mức ký quỹ thì mức vốn đầu tư tối thiểu không được thấp hơn mức vốn pháp định, mức ký quỹ.
4. Lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp có nhiều lợi ích, từ việc giúp cá nhân hoặc nhóm người tập trung hoạt động kinh doanh đến việc mở rộng cơ hội thu về lợi nhuận và tăng cường uy tín. Sau đây là 5 lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp:
4.1. Thỏa mãn mục đích kinh doanh
Không phải hoạt động kinh doanh nào cá nhân cũng có thể thực hiện mà bắt buộc phải thông qua tổ chức. Chẳng hạn như các ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh như dịch vụ hàng không, luật sư, môi giới bất động sản,… Do đó, chủ sở hữu cần thành lập doanh nghiệp để thỏa mãn mục đích kinh doanh của mình. Mặt khác, việc thành lập doanh nghiệp còn mang giá trị lợi ích lâu dài.
Ví dụ như các sản phẩm, dịch vụ bạn kinh doanh ngày càng phổ biến và bạn muốn giới thiệu chúng rộng rãi hơn ra ngoài thị trường thì sẽ cần đến thương hiệu. Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên trong việc tạo lập thương hiệu. Từ đó, chủ doanh nghiệp sẽ có những kế hoạch tăng độ nhận diện thương hiệu trong khách hàng, mở rộng quy mô và tăng lợi nhuận.
4.2. Tăng khả năng huy động vốn linh hoạt
Việc thành lập doanh nghiệp giúp công ty huy động nguồn vốn để hoạt động, đồng thời trở thành một phần của thị trường kinh tế nên sẽ tạo được nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp hơn các loại hình khác.
Ngoài ra, theo khoản 3, Điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định “Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này”. Theo đó, cá nhân sẽ có quyền góp vốn để thành lập công ty hoặc góp vốn vào công ty đang tồn tại. Điều này sẽ được chứng nhận bởi cơ quan nhà nước, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho tổ chức, cá nhân.
4.3. Nâng cao lợi thế cạnh tranh
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận thành lập, doanh nghiệp sẽ có mã số thuế, con dấu nên sẽ tạo được sự uy tín với khách hàng hơn so với những cơ sở kinh doanh chưa thành lập doanh nghiệp. Đặc biệt với các khách hàng cần hóa đơn thì họ sẽ ưu tiên sử dụng dịch vụ, mua hàng hóa của doanh nghiệp hơn là cá nhân.
4.4. Gia tăng lợi ích pháp lý
Doanh nghiệp là một pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có cơ cấu tổ chức rõ ràng. Vì vậy mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được thực hiện rõ ràng, minh bạch, tin cậy trên cơ sở các hành lang pháp lý.
Đồng thời tự thân doanh nghiệp cũng tham gia vào các quan hệ pháp luật. Mọi quyền lợi hay nghĩa vụ của các thành viên trong doanh nghiệp đều được quy định cụ thể trong pháp luật. Do đó, các giao dịch của doanh nghiệp là hợp pháp và tránh được những tranh chấp ngoài ý muốn.
4.5. Gia tăng lợi ích xã hội
Nếu doanh nghiệp hoạt động tốt cho ra lợi nhuận cao, tăng trưởng vững vàng sẽ là một thành phần đắc lực đóng góp các loại thuế cho nhà nước. Doanh nghiệp phát triển tốt cũng mang đến nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động, từ đó giúp bảo đảm tình hình trật tự xã hội. Ngoài ra GDP chung của kinh tế cả nước cũng tỷ lệ thuận với sự phát triển của doanh nghiệp.
5. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín tại Apolat Legal
Apolat Legal là một trong những công ty luật uy tín nhất tại Việt Nam, có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp. Khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Apolat Legal, quý doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích sau:
- Tiết kiệm thời gian: Việc thành lập doanh nghiệp liên quan đến nhiều thủ tục phức tạp và mất nhiều thời gian. Khi sử dụng dịch vụ của Apolat Legal, khách hàng không cần phải tự mình điều tra và thực hiện các thủ tục pháp lý mà có thể để cho đội ngũ luật sư của Apolat Legal xử lý. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và tập trung vào kinh doanh của mình.
- Đảm bảo tính pháp lý: Apolat Legal cam kết đảm bảo tính pháp lý cho quá trình thành lập doanh nghiệp của khách hàng. Các tài liệu và thủ tục được xử lý chính xác và hoàn chỉnh, giúp tránh các rủi ro pháp lý sau này.
- Tư vấn chuyên nghiệp: Đội ngũ luật sư của Apolat Legal sẽ tư vấn cho khách hàng về các loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của họ. Đồng thời, khách hàng cũng được tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Dịch vụ linh hoạt và đa dạng: Apolat Legal cung cấp các gói dịch vụ thành lập doanh nghiệp linh hoạt và đa dạng, phù hợp với nhu cầu và tài chính của khách hàng. Khách hàng có thể chọn các gói dịch vụ khác nhau để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của họ.
- Giá cả hợp lý: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Apolat Legal có giá cả hợp lý và cạnh tranh trên thị trường.
6. Các câu hỏi thường gặp liên quan đến thành lập doanh nghiệp
6.1. Ai có quyền thành lập doanh nghiệp?
Căn cứ vào Điều 17, Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định: “Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”. Như vậy, mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp trừ những trường hợp đã quy định tại khoản 2, Điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020.
Xem chi tiết: Ai có quyền thành lập doanh nghiệp? Điều kiện mở doanh nghiệp?
6.2. Độ tuổi nào được thành lập doanh nghiệp?
Để trả lời cho câu hỏi “Độ tuổi nào được thành lập doanh nghiệp?” thì căn cứ vào Điều 17 Luật Doanh Nghiệp năm 2020, người đủ 18 tuổi trở lên có thể thành lập và làm chủ doanh nghiệp tư nhân. Đối với các hình thức công ty TNHH và công ty cổ phần, không có giới hạn độ tuổi cụ thể được quy định, nhưng một số quy định về quản lý và kinh doanh có thể áp dụng đối với người dưới 18 tuổi.
6.3. Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp như thế nào?
Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp sẽ trải qua 5 giai đoạn cơ bản gồm: chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp, soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty, nộp hồ sơ & đăng bố cáo, làm con dấu pháp nhân, thủ tục sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp.
Xem chi tiết thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp
6.4. Thành lập doanh nghiệp mất bao lâu?
Thời gian thành lập công ty phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp bạn chọn. Thông thường, quá trình thành lập công ty có thể kéo dài từ 15 đến 20 ngày làm việc trước khi bạn có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh một cách bình thường.
Bài viết trên chia sẻ tổng quan về thành lập doanh nghiệp là gì, ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp cũng như quyền lợi và lợi ích khi thành lập doanh nghiệp đối với các bên liên quan. Nếu trong quá trình thành lập doanh nghiệp chủ doanh nghiệp còn có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với Apolat Legal để chúng tôi có thể tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ:
- HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
- HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: 0911 357 447
- Email: info@apolatlegal.com
- Website: apolatlegal.com
Tham khảo các bài viết liên quan đến khái niệm thành lập doanh nghiệp
- Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty ở đâu?
-
7 Điều kiện thành lập doanh nghiệp mà bạn cần biết
-
Ai có quyền thành lập doanh nghiệp? Điều kiện mở doanh nghiệp?
-
Ai không được thành lập doanh nghiệp hiện nay?
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.