Thẩm Định Hình Thức Và Nội Dung Đơn Đăng Ký Nhãn Hiệu

Sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp cần theo dõi đơn đăng ký nhằm phản hồi, làm rõ các yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ trong quá trình thẩm định đơn đăng ký  nhãn hiệu bao gồm thẩm định  hình thức và thẩm định nội dung.

Thẩm định hình thức đơn là thủ tục của cơ quan chức năng nhằm kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn. Từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không để Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hay từ chối chấp nhận đơn. Sau quá trình thẩm định hình thức đơn, đối với đơn quyết định hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Tiếp theo, Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng thông quan thẩm định nội dung. Vậy quy trình thẩm định đơn như thế nào? Những yêu cầu về hình thức và nội dung đơn đăng ký là gì? Thời gian thẩm định hình thức, nội dung đơn đăng ký bao lâu?  Chi tiết sẽ được Apolat Legal giải đáp thông qua bài viết bên dưới.

Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu
Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

1. Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

1.1 Quy định về thẩm định hình thức 

Theo Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định hình thức đối với đơn đăng ký nhãn hiệu. Cụ thể, thẩm định hình thức nhằm kiểm tra tính hợp lệ của đơn dựa trên các yêu cầu về hình thức quy định tại Điều 120 của Luật này. Thời hạn thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn theo quy định tại Khoản 1 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp người nộp đơn tự nguyện hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ, thời hạn thẩm định hình thức sẽ được kéo dài thêm 1 tháng kể từ ngày nhận được tài liệu bổ sung. Quy định này được nêu cụ thể tại Khoản 2 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

1.2 Nội dung thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Cơ quan chức năng sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn với 5 công việc chính sau:

Quá trình thẩm định hình thức sẽ trải qua các công việc sau:

Kiểm tra số lượng tài liệu bắt buộc có trong đơn

Kiểm tra hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu như: Tờ khai, mẫu nhãn hiệu, hóa đơn/ lệ phí nộp đơn, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ giấy chứng nhận, tài liệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và các tài liệu khác (nếu có) và giấy uỷ quyền (trường hợp uỷ quyền cá nhân khác nộp đơn).

Kiểm tra hình thức trình bày 

Tờ khai phải được trình bày theo mẫu, đúng kích thước và đầy đủ các thông tin cần thiết vào những chỗ thích hợp.

  • Mô tả màu sắc, loại nhãn hiệu đăng ký
  • Thông tin chủ sở hữu: Tên chủ đơn, địa chỉ chủ đơn
  • Danh mục hàng hóa dịch vụ.
  • Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
  • Chữ ký và đóng dấu xác nhận người khai.

Kiểm tra về mô tả chi tiết nhãn hiệu

Nhãn hiệu cần được mô tả chi tiết kết cấu, thành phần của mẫu nhãn hiệu với phần mô tả cần đồng nhất.

  • Nếu nhãn hiệu chứa yếu tố hình, cần mô tả nội dung và ý nghĩa của yếu tố hình đó.
  • Nếu nhãn hiệu chứa các chữ, từ ngữ không phải ký tự Latinh, cần ghi rõ cách phát âm và dịch ra tiếng Việt nếu có ý nghĩa.
  • Mô tả màu sắc yêu cầu bảo hộ phải phù hợp với màu sắc thể hiện trong mẫu nhãn hiệu và liệt kê đầy đủ và cụ thể. Ví dụ: Xanh da trời, xanh dương đậm, xanh dương nhạt, đỏ, cam, vàng, nâu, đỏ…
  • Tên và địa chỉ người nộp đơn cần được trình bày thống nhất với các tài liệu trong đơn, hạn chế sử dụng từ viết tắt. Đối với trường hợp cá nhân hoặc tổ chức được ủy quyền nộp đơn, cũng cần đảm bảo các yêu cầu tương tự, thống nhất về tài liệu và hạn chế sử dụng từ viết tắt.

Kiểm tra loại nhãn hiệu đăng ký

Người nộp đơn đánh dấu loại nhãn hiệu đăng ký như nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể. Đối với nhãn hiệu chứng nhận, người nộp đơn phải cung cấp thông tin rõ ràng trong hồ sơ đơn về mục đích, nội dung và phương thức của việc chứng nhận.

Nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn cần điền đầy đủ thông tin về yêu cầu ngày ưu tiên trong tờ khai. Đồng thời, tài liệu chứng minh quyền ưu tiên và nước xuất xứ của tài liệu đó cũng phải được cung cấp một cách rõ ràng.

Kiểm tra về mẫu nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu phải đính kèm mẫu nhãn hiệu giống nhau với mẫu nhãn hiệu trên tờ khai. Đồng thời, đơn cần tuân thủ các yêu cầu sau:

  • Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng, tổng thể nhãn hiệu phải nằm trong khuôn mẫu có kích thước 80mm x 80mm trên tờ khai.
  • Đối với nhãn hiệu là hình 3D, đơn phải đính kèm ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện phối cảnh và có thể cung cấp mẫu mô tả dưới dạng hình chiếu.
  • Đối với nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ màu sắc, mẫu nhãn hiệu phải trình bày đúng màu sắc yêu cầu. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc, mẫu nhãn hiệu phải trình bày dưới dạng đen trắng.
  • Tờ khai cần điền đầy đủ tên người khai. Đồng thời, chữ ký và con dấu của người nộp đơn hoặc người được ủy quyền nộp đơn phải có trong đơn đăng ký.

1.3 Yêu cầu về số lượng các tài liệu bắt buộc phải có trong đơn

Đơn đăng ký cần tuân thủ các yêu cầu về số lượng các tài liệu bắt buộc cụ thể:

  • Các tài liệu bắt buộc bao gồm: 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu; 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo; Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau: Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận; Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu; Bản đồ khu vực địa lý; Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu.
  • Các tài liệu khác (nếu có): Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp); Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…); Tài liệu xác nhận quyền đăng ký; Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác; Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu bắt buộc để quá trình thẩm định diễn ra nhanh chóng
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu bắt buộc để quá trình thẩm định diễn ra nhanh chóng

1.4 Yêu cầu hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Yêu cầu chung trong đối với đơn đăng ký

Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng và loại văn bằng được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn. Ngoài ra cần đảm bảo các yêu cầu về các trình bày, ngôn ngữ sử dụng,..

  • Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;
  • Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.
  • Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
  • Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
  • Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
  • Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);
  • Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

Một số yêu cầu trong tài liệu bắt buộc

Trong các yêu cầu về hình thức người nộp đơn cần phải tuân thủ một số yêu cầu bắt buộc:

  • Phần mô tả nhãn hiệu trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập; phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice).
  • Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.

1.5 Thời gian thẩm định hình thức đơn

Đơn đăng ký nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn. Người nộp đơn sẽ được thông báo kết quả thẩm định hình thức, trong đó kết luận đơn có hợp lệ hay không.

Trong trường hợp đơn không hợp lệ, người nộp đơn cần khắc phục thiếu sót của đơn, hoặc đưa ra ý kiến phản đối dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nêu trong Thông báo.

Thời hạn phản hồi thông báo là 02 tháng kể từ ngày ký Thông báo, có thể yêu cầu gia hạn thêm 02 tháng với điều kiện phải nộp phí gia hạn.

Ví dụ cụ thể để làm rõ về thời hạn nộp hồ sơ như sau:

Anh K nộp đơn đăng ký nhãn hiệu vào ngày 25.08.2023, vậy thời điểm kết thúc thẩm định hình thức là ngày 30.09.2023. Trường hợp trong ngày 29.08.2023, anh K bổ sung thêm tài liệu liên quan thì thời điểm kết thúc thẩm định hình thức là ngày 29.09.2023.

Nếu ngày 25.08.2023 anh K bổ sung tài liệu (theo yêu cầu tại Thông báo dự định chấp nhận đơn hợp lệ ngày 30.09.2023 của  Cục Sở hữu trí tuệ) thì thời điểm kết thúc thẩm định hình thức là ngày 25.11.2023.

Lưu ý rằng: những nội dung được đề cập nêu trên được cung cấp dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam. Tùy từng thời điểm mà quy định điều chỉnh các vấn đề nêu trên sẽ khác nhau. Do đó, Apolat Legal khuyến khích Quý Công ty trước khi áp dụng cần kiểm tra lại tính có hiệu lực của các nội dung được nêu trên.

Thời gian thẩm định hình thức đơn đăng ký là 1 tháng kể từ ngày tiếp nhận
Thời gian thẩm định hình thức đơn đăng ký là 1 tháng kể từ ngày tiếp nhận

2. Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

2.1 Quy định về thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu.

Theo Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sau khi nhận được kết quả thẩm định hình thức đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu. Cụ thể, thẩm định nội dung sẽ xem xét điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu như tính phân biệt, tính hợp pháp và các trường hợp cấm đăng ký theo các Điều 74, 75 và 85 của Luật Sở hữu trí tuệ.

2.2 Nội dung thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu

Quá trình thẩm định đơn cụ thể được đề cập như sau:

(i) Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp;

(ii) Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ;

(iii) Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.

Nội dung căn cứ theo khoản a, thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010).

Ngoài ra, theo khoản b, c, d của thông tư này cũng đã quy định về yêu cầu đánh giá nội dung đơn.

2.3 Yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Trong yêu cầu thẩm định sẽ liên quan đến điều kiện bảo hộ, thẩm định với từng đối tượng và ra thông báo quy định như sau:

b) Việc đánh giá theo các điều kiện bảo hộ được tiến hành lần lượt theo từng đối tượng (nếu đơn bao gồm nhiều đối tượng mà vẫn bảo đảm tính thống nhất). Đối với mỗi đối tượng, việc đánh giá được tiến hành lần lượt theo từng điều kiện bảo hộ:

(i) Đối với đơn đăng ký sáng chế, việc đánh giá được tiến hành lần lượt theo từng điểm nêu trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ;

(ii) Đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, việc đánh giá được tiến hành lần lượt với kiểu dáng của từng sản phẩm (nếu đơn đề cập đến bộ sản phẩm); trong trường hợp đề cập đến nhiều phương án thì đánh giá lần lượt từng phương án, bắt đầu từ phương án cơ bản (phương án đầu tiên nêu trong đơn);

(iii) Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, việc đánh giá được tiến hành lần lượt từng thành phần của nhãn hiệu đối với từng hàng hoá, dịch vụ nêu trong danh mục hàng hoá, dịch vụ.

c) Việc thẩm định nội dung đối với từng đối tượng nêu tại nội dung thẩm định đơn (b)(i),(ii),(iii) trên đây được hoàn tất khi đã đánh giá đối tượng đó với tất cả các điều kiện bảo hộ và có đủ căn cứ để kết luận đối tượng đó không đáp ứng hoặc đáp ứng điều kiện bảo hộ, cụ thể là:

(i) Tìm thấy lý do để kết luận đối tượng không đáp ứng một/một số/tất cả các điều kiện bảo hộ; hoặc

(ii) Không tìm thấy bất kỳ lý do nào để kết luận đối tượng không đáp ứng ít nhất một điều kiện bảo hộ.

d) Trước khi ra thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn, Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm rà soát lại kết quả thẩm định nội dung đơn trên cơ sở kiểm tra các đơn liên quan có ngày ưu tiên sớm hơn được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận sau ngày bắt đầu thực hiện thẩm định nội dung đơn.

2.4 Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu tối thiểu  không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn. Tuy nhiên thời hạn này có thể kéo dài khoảng hai phần ba thời gian thẩm định lần đầu, trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định lại nội dung. Quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009.

Thời hạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu được căn cứ tại khoản 15 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ
Thời hạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu được căn cứ tại khoản 15 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ

Cụ thể, thời hạn thẩm định nội dung của đơn đăng ký nhãn hiệu từng hạng mục được như sau:

  • Đối với sáng chế không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn;
  • Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn;
  • Đối với kiểu dáng công nghiệp không quá bảy tháng, kể từ ngày công bố đơn;
  • Đối với chỉ dẫn địa lý không quá sáu tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Kết thúc quá trình thẩm định đơn, Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.  Trên đây là bài viết về thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu về thẩm định hình thức và thẩm định nội dung cùng với chi tiết về các thủ tục liên quan. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề nào cần hỗ trợ về thông tin hãy liên hệ với Apolat để được giải đáp.

Thông tin liên hệ:

  • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
  • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com

Tham khảo các bài viết liên quan về thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.