Thủ tục đăng ký quyền tác giả mới nhất hiện nay

Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tập thể hoặc tổ chức được pháp luật, xã hội và cộng đồng công nhận về mặt pháp lý đối với một tác phẩm văn học, khoa học, phần mềm hoặc bất kỳ sáng tạo nào mà họ đã tạo ra hoặc sở hữu.

 Việc đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu sản phẩm tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả để bảo hộ cho tác phẩm của mình. Vậy đối tượng, lợi ích, hồ sơ, thời gian cũng như thủ tục đăng ký quyền tác giả như thế nào? Cùng Apolat Legal xem ngay bài viết dưới đây!

đăng ký tác quyền
Thủ tục đăng ký quyền tác giả mới nhất hiện nay

1. Thủ tục đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan

Thủ tục đăng ký tác quyền sẽ được tiến hành thông qua quy trình cụ thể gồm 4 như sau:

Bước 1: Xác định thể loại tác phẩm đăng ký

Sau khi đã hoàn thiện tác phẩm, tác giả sẽ thực hiện xác định thể loại của tác phẩm chuẩn bị đăng ký bản quyền.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Tác giả sau khi hoàn tất xác định thể loại của tác phẩm chuẩn bị đăng ký bản quyền sẽ tiến hành soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ đăng ký tác quyền theo quy định hiện hành.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký tác quyền sẽ được nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả ở các địa chỉ sau:

  • Địa chỉ Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện tại TPHCM: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Hoặc bạn cũng có thể nộp qua đường bưu chính đến các địa chỉ nêu trên.

Bước 4: Cục Bản quyền tác giả thẩm định cấp Giấy chứng nhận

  • Sau 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký tác quyền.
  • Trong trường hợp hồ sơ đăng ký bị từ chối, Cục Bản quyền tác giả phải thông báo cho người nộp hồ sơ dưới hình thức văn bản.

Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính mới nhất hiện nay

đăng ký bản quyền tác giả là gì
Thủ tục đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan

2. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan sẽ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu như sau:

  • Đơn đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan theo mẫu quy định;
  • Đơn phải được viết bằng tiếng Việt và có đầy đủ các thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, người sở hữu quyền tác giả hoặc sở hữu quyền liên quan;
  • Thời gian hoàn thành;
  • Tóm tắt sơ lược nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng;
  • Tên tác giả, người sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phát sinh;
  • Thời gian, địa điểm và hình thức công bố;
  • Thông tin liên quan đến việc cấp lại và cấp đổi (nếu có), cam kết về trách nhiệm đối với các thông tin được ghi trong đơn.
  • Đơn được chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và chủ sở hữu quyền liên quan ký tên, trừ trường hợp không đủ năng lực về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ;
  • Hai bản sao tác phẩm được đăng ký quyền tác giả, hoặc 2 bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
  • Hợp đồng ủy quyền trong trường hợp người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là người được tác giả ủy quyền;
  • Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu tự do sáng tạo hoặc giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế hoặc chuyển giao quyền sở hữu;
  • Văn bản chấp thuận của các đồng tác giả nếu tác phẩm được sở hữu chung
  • Văn bản chấp thuận của các đồng chủ sở hữu nếu quyền tác giả và quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Lưu ý: Căn cứ theo quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi năm 2022, ngôn ngữ trong hồ sơ đăng ký phải được làm bằng tiếng Việt, nếu là ngôn ngữ khác thì phải dịch sang tiếng Việt.

Tham khảo thêm: Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

thủ tục đăng ký tác quyền
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan

3. Điều kiện đăng ký quyền tác giả

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả tại Điều 13 Luật SHTT 2005, quy định như sau:

  • Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và cũng là chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào;
  • Là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
  • Là tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh đó, loại hình tác phẩm đủ điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả Điều 14 Luật này như sau:

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí, âm nhạc, nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm điện ảnh, sân khấu;
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
  • Tác phẩm phái sinh (nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh).

Ngoài ra, 2 đối tượng sau đây không thuộc bảo hộ quyền tác giả:

  • Tin tức thời sự thuần túy đưa tin là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.
  • Văn bản hành chính bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

4. Tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả?

  • Việc đăng ký quyền tác giả đóng một vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ tác phẩm của tác giả khỏi việc sử dụng trái phép,sao chép hoặc lạm dụng tác phẩm đó. Quá trình tạo ra một tác phẩm có giá trị đòi hỏi sự đầu tư tư duy, thời gian và tài chính. Cho nên việc đăng ký bản quyền là một sự công nhận cho tác phẩm đó và đồng thời nâng cao, thúc đẩy tinh thần sáng tạo bằng việc tặng thưởng xứng đáng cho tác giả.
  • Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả mang ý nghĩa khẳng định quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Người muốn sử dụng hoặc sao chép tác phẩm phải có sự đồng ý từ chủ sở hữu. Trong trường hợp có tranh chấp, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ chứng minh quyền sở hữu của tác giả hoặc chủ sở hữu.
  • Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có giá trị tương tự tài sản khi tham gia vào góp vốn hoặc chuyển nhượng trong doanh nghiệp.

5. Đăng ký quyền tác giả ở đâu?

Theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP, để tiến hành việc đăng ký quyền tác giả :

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng.

Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện đến các địa chỉ sau: 

Phòng Thông tin Quyền tác giả – Cục Bản quyền tác giả :

  • Địa chỉ: Số 33 Ngõ 294/ 2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 024 3823 6908

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh :

  • Địa chỉ: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Q quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
  • Số điện thoại: 028.39 308 086

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng :

  • Địa chỉ: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
  • Số điện thoại: 0236.3 606 967

6. Lợi ích của việc đăng ký bản quyền là gì?

  • Đăng ký tác quyền là các thủ tục pháp lý được tác giả, người sở hữu sản phẩm thực hiện và nộp hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả để bảo hộ cho tác phẩm của mình.
  • Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký bởi Cục bản quyền tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sẽ được sở hữu và sử dụng tác phẩm độc quyền tại Việt Nam. Bất cứ hành vi sử dụng tác phẩm nào mà chưa được sự cho phép của chủ sở hữu đều sẽ bị coi là xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm.

Có thể thấy, việc đăng ký tác quyền sẽ giúp tác giả có quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm của mình. Đây là căn cứ pháp lý trong trường hợp có hành vi xâm phạm quyền của bên thứ 3 hoặc xảy ra tranh chấp.

đăng ký bản quyền là gì
Lợi ích của việc đăng ký bản quyền là gì?

7. Đối tượng có thể thực hiện đăng ký quyền tác giả

Tác phẩm

  • Tác phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học;
  • Được thể hiện bằng bất kỳ hình thức và bằng phương tiện nào;
  • Không phân biệt nội dung giá trị hay hay không hay, có giá trị hay không có giá trị;
  • Không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào.

Tác phẩm phái sinh

  • Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
  • Tác phẩm phái sinh được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng làm tác phẩm phái sinh.

Cuộc biểu diễn:

  • Bao gồm cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài; Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam; Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này; Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này; Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bản ghi âm, ghi hình:

  • Bao gồm bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam; Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá:

  • Bao gồm chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam; Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Thời gian bảo hộ bản quyền tác giả bao lâu?

Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh được bảo hộ trong 75 năm kể từ lần công bố đầu tiên. Các tác phẩm chưa được công bố trong thời gian 25 năm thì sẽ được bảo hộ 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.

Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời gian bảo hộ sẽ là suốt cuộc đời tác giả cho đến 50 năm sau khi tác giả mất. Trường hợp có đồng tác giả thì thời gian bảo hộ sẽ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng mất.

Thời hạn bảo hộ tác quyền sẽ chấm dứt vào 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

9. Đăng bạ và công bố đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

Theo Điều 54 luật Sở hữu trí tuệ quy định:

  • Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan.
  • Quyết định cấp, cấp lại, đổi hoặc huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được công bố trên Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan.

10. Dịch vụ đăng ký quyền tác giả uy tín tại Apolat Legal

Dịch vụ đăng ký tác quyền tại Apolat Legal sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định được quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm của mình, thông qua các hoạt động và công việc như sau:

  • Tư vấn cho khách hàng các thủ tục và điều kiện đăng ký bản quyền tác giả hiện nay.
  • Tư vấn cách xác định loại hình tác phẩm dự định đăng ký cho tác giả
  • Tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền để nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Thay mặt khách hàng đăng ký bản quyền tác giả
  • Theo dõi quy trình đăng ký, thẩm định đơn tại Cục Bản quyền tác giả
  • Trao đổi và cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình tiến hành đăng ký bản quyền.
  • Tư vấn cho khách hàng các vấn đề pháp lý phát sinh, cũng như các tranh chấp, xung đột liên quan đến tác quyền.
đăng ký bản quyền tác giả
Dịch vụ đăng ký quyền tác giả uy tín tại Apolat Legal

11. Các câu hỏi thường gặp về đăng ký quyền tác giả

11.1. Ai có quyền đăng ký quyền tác giả?

Người có quyền đăng ký tác giả là các cá nhân, tổ chức có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm cá nhân trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm, người sở hữu tác phẩm được bảo quyền tác giả tại Việt Nam như trên.

Hy vọng một số thông tin liên quan đến việc đăng ký tác quyền trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ rệt hơn về quy trình và thủ tục pháp lý này. Đừng quên liên hệ với Apolat Legal để được tư vấn cụ thể nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác.

11.2. Có bắt buộc đăng ký quyền tác giả không?

Đăng ký tác quyền không phải là thủ tục bắt buộc về pháp lý. Tuy nhiên, việc đăng ký tác quyền với Cục bản quyền tác giả sẽ mang đến rất nhiều lợi ích, đặc biệt là khi xảy ra các tranh chấp không mong muốn. Ngoài ra, việc đăng ký bản quyền sẽ là cơ sở xác nhận thời điểm phát sinh quyền tác giả và quyền của người sở hữu tác phẩm.

11.3 Quyền tác giả phát sinh khi nào?

Quyền tác giả sẽ tự động phát sinh từ khi tác phẩm được định hình dưới hình thức là vật chất nhất định, dù tác phẩm đã được công bố hay chưa, đăng ký hay chưa đăng ký.

11.4. Tác giả nào được bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam?

  • Cá nhân tại Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền;
  • Cá nhân tại nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất ở Việt Nam;
  • Cá nhân ở nước ngoài sở hữu tác phẩm công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;
  • Cá nhân ở nước ngoài có tác phẩm được luật pháp Việt Nam bảo hộ, quy định theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam hiện đang là thành viên.

Đăng ký tác quyền là các thủ tục pháp lý được tác giả, người sở hữu sản phẩm thực hiện và nộp hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả để bảo hộ cho tác phẩm của mình. Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký bởi Cục bản quyền tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sẽ được sở hữu và sử dụng tác phẩm độc quyền tại Việt Nam. 

Có thể thấy, việc đăng ký tác quyền sẽ giúp tác giả có quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm của mình. Đây là căn cứ pháp lý trong trường hợp có hành vi xâm phạm quyền của bên thứ 3 hoặc xảy ra tranh chấp.

Hy vọng một số thông tin liên quan đến việc đăng ký quyền tác giả trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ rệt hơn về quy trình và thủ tục pháp lý này. Đừng quên liên hệ với Apolat Legal để được tư vấn cụ thể nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

  • Địa chỉ:
    • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
    • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Phone: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com

Tham khảo thêm các bài viết liên quan

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.