Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp khấu trừ thuế GTGT không?

Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp được hiểu là những khoản chi phí phát sinh và phải thanh toán trước khi doanh nghiệp được chính thức đi vào hoạt động.

Vậy Hạch toán chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp như thế nào? Chi phí này có được khấu trừ thuế GTGT hay không? Có được đưa chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp vào chi phí hợp lý? Trong bài viết dưới đây, Apolat Legal sẽ giúp bạn làm rõ những thắc mắc xoay quanh các câu hỏi trên. 

chi phí phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệ
Tìm hiểu về các khoản chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp

1.Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp có được khấu trừ thuế GTGT?

Theo Khoản 12 Điều 141 Thông tư 219/2013/TT-BTC, doanh nghiệp được phép khai thuế GTGT đầu vào và khấu trừ trước khi thành lập doanh nghiệp với điều kiện sau đây:

  • Văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi hộ;
  • Hóa đơn GTGT đúng tên của tổ chức, cá nhân được ủy quyền;
  • Chứng từ xác nhận thanh toán từ doanh nghiệp đến tổ chức hoặc cá nhân được ủy quyền (thực hiện bằng hình thức chuyển khoản nếu hóa đơn trên 20.000.000 đồng).

Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp thanh toán các dịch vụ trước khi thành lập mà không văn bản ủy quyền rõ ràng hoặc không có đủ hóa đơn chứng từ liên quan đến chi phí, các khoản này sẽ không được tính vào chi phí có thể khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

2. Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp được đưa vào chi phí hợp lý như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC) quy định về

Trừ các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC), các chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp được đưa vào chi phí hợp lý nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
  • Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định được được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong tối đa 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN như sau:

  • Chi phí thành lập doanh nghiệp, thuê văn phòng để hoạt động kinh doanh;
  • Chi phí thuê và đào tạo nhân viên cho công ty;
  • Chi phí quảng cáo và tiếp thị cho hoạt động kinh doanh trước khi thành lập doanh nghiệp;
  • Chi phí cho giai đoạn nghiên cứu;
  • Chi phí chuyển dịch địa điểm;
  • Chi phí mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, giấy chuyển giao công nghệ, bằng sáng chế, nhãn hiệu, lợi thế kinh doanh.

Đồng thời tại Điều 14, Khoản 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định rằng các khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp như mua sắm hàng hóa và vật tư được thực hiện bởi các tổ chức cá nhân mà các sáng lập viên đã ủy quyền bằng văn bản hợp lệ được quy định như sau:

Những chi phí này sẽ được kê khai và được giảm thuế GTGT đầu vào dựa trên hóa đơn GTGT đứng tên của tổ chức hoặc cá nhân được ủy quyền, và phải thực hiện thanh toán thông qua ngân hàng cho tổ chức hoặc cá nhân được ủy quyền đối với những hóa đơn có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.

Quy định khoản phí trước khi thành lập công ty
Quy định về các khoản phí trước khi thành lập doanh nghiệp được khấu trừ

3. Hạch toán chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp như thế nào?

Căn cứ theo điều 47 Thông tư 200/2014 hướng dẫn chi tiết về hạch toán chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp, các chi phí trả trước gồm:

  • Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nhiều kỳ kế toán;
  • Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;
  • Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,…) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán;
  • Công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán;
  • Chi phí đi vay trả trước về lãi tiền vay hoặc lãi trái phiếu ngay khi phát hành;
  • Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phân bổ tối đa không quá 3 năm;
  • Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê tài chính;
  • Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động;
  • Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ – công ty con có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế kinh doanh;
  • Các khoản chi phí trả trước khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán;
  • Chi phí nghiên cứu và chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình được ghi nhận ngay là chi phí sản xuất kinh doanh, không ghi nhận là chi phí trả trước.

3.1. Hạch toán chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Chương II, Điều 3, Khoản 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC hạch toán chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp được quy định  trong khoảng thời gian tối đa không quá 3 năm, theo quy định của Luật thuế TNDN bao gồm các chi phí như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo trước khi doanh nghiệp được thành lập, chi phí nghiên cứu, chi phí chuyển đổi địa điểm, chi phí mua và sử dụng tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại và lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình, sẽ được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

3.2. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như thế nào?

Theo Điểm b Khoản 12 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC, Trước khi thành lập doanh nghiệp, các nhà sáng lập doanh nghiệp có thể ủy quyền bằng văn bản cho tổ chức hoặc cá nhân thực hiện việc chi trả một số chi phí liên quan đến quá trình thành lập doanh nghiệp và mua sắm hàng hóa, vật tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể khai trừ thuế GTGT đầu vào dựa trên hóa đơn GTGT mang tên của tổ chức hoặc cá nhân đã được ủy quyền. Việc thanh toán cho tổ chức hoặc cá nhân đó cần được thực hiện qua ngân hàng đối với các hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên.

Công thức tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

 Khấu trừ thuế GTGT đầu vào = Giá mua chưa thuế x % thuế suất GTGT.

Tuy nhiên, số thuế GTGT đầu vào này không được hạch toán vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

4. Hạch toán chi phí thành lập doanh nghiệp vào đâu?

Công đoạn hạch toán chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên hoặc chi phí quảng cáo phát sinh sẽ được hạch toán vào:

  • Nợ TK 242, 142, 133;
  • Có TK 111,112.

Đối với khoản phí định kỳ phân bổ chi phí sẽ được hạch toán vào:

  • Nợ TK 642;
  • Có  TK 242, 142.

Trong đó:

  • Tài khoản 242: Chi phí trả trước;
  • Tài khoản 142: Chi phí trả trước ngắn hạn;
  • Tài khoản 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ;
  • Tài khoản 111: Tiền mặt;
  • Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng;
  • Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.

5. Hợp đồng trước khi thành lập doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Hợp đồng trước khi đăng ký doanh nghiệp là hợp đồng được ký kết trước quá trình đăng ký kinh doanh liên quan đến các hoạt động phục vụ cho việc thành lập và hoạt động công ty bao gồm: Hợp đồng thuê văn phòng trụ sở, hợp đồng dịch vụ pháp lý với văn phòng hoặc công ty luật để thực hiện các thủ tục thành lập công ty, hợp đồng thỏa thuận góp vốn, hợp đồng quản lý điều hành, hợp đồng bồi thường thiệt hại…

Theo đó, hợp đồng trước khi thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

  • Người thành lập doanh nghiệp được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp;
  • Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
  • Trường hợp doanh nghiệp không được đăng ký thành lập thì người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm hoặc người thành lập doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó.
Các quy định hợp đồng trước lúc thành lập doanh nghiệp
Quy định về hợp đồng trước khi thành lập doanh nghiệp

6. Phạm vi điều chỉnh được quy định ra sao?

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi quy định của Nghị định này bao gồm các hoạt động như mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận về việc mua, bán và sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết. Điều này không bao gồm các giao dịch kinh doanh liên quan đến hàng hóa, dịch vụ nằm trong phạm vi quy định giá của Nhà nước, thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

Theo đó, các giao dịch liên kết được liệt kê như trên thuộc phạm vi điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

7. Chi phí lương trước khi thành lập doanh nghiệp có được khấu trừ?

Chi phí lương trước khi thành lập doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập được hạch toán vào chi phí khấu trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp, miễn là có đủ hóa đơn và chứng từ theo quy định phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Các chi phí này sẽ được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh, nhưng không vượt quá thời hạn tối đa là 3 năm, tính từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.

Trên đây là những chia sẻ từ chuyên gia Apolat Legal giải đáp các thắc mắc liên quan đến các chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp có được đưa vào chi phí hợp lý, hạch toán các chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp như thế nào là đúng quy định pháp luật. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc quan tâm đến dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay Apolat Legal bên dưới đây để được tư vấn nhanh chóng!

Thông tin liên hệ:

  • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
  • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Phone: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com

Tham khảo các bài viết liên quan đến chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.