1. Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2019 và 2022.
- Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018.
2. Bản quyền phần mềm là gì?
Bản quyền phần mềm (Copyrighted software) là quyền pháp lý được cấp cho người hoặc tổ chức sáng tạo ra một phần mềm để kiểm soát việc sao chép, phân phối và sử dụng phần mềm đó. Quyền bản quyền phần mềm cho phép chủ sở hữu quyết định những hoạt động liên quan đến phần mềm, bao gồm việc phân phối, bán, cho thuê, sửa đổi và phát triển.
- Bản quyền phần mềm được sử dụng bởi 2 đối tượng: Các nhà phát triển phần mềm và các công ty phần mềm độc quyền. Việc đăng ký bản quyền nhằm ngăn chặn hành vi sao chép dữ liệu phần mềm của họ mà không được sự cho phép. Đây là biện pháp bảo hệ hợp pháp đối với các mã máy có thể đọc được.
- Các chương trình được đăng ký bản quyền hiện nay được coi như các tác phẩm văn học hữu hình và cố định.
Bản quyền phần mềm máy tính được chia làm hai loại:
- Sản phẩm đại trà: được phát triển nhằm mục đích để bán ngoài thị trường, đối tượng sử dụng đa dạng. Các sản phẩm phần mềm của sản phẩm đại trà là những phần mềm dành cho máy PC.
- Sản phẩm theo đơn đặt hàng: được phát triển nhằm phục vụ đối tượng là khách hàng riêng lẻ theo yêu cầu như: một số hệ thống phần mềm chuyên dụng, hỗ trợ nghiệp vụ tại doanh nghiệp…
3. Quy định pháp luật về sử dụng bản quyền phần mềm
Điều 17 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về quyền tác giả của chương trình máy tính chi tiết tại:
- Tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
- Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
- Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sáng tạo chương trình máy tính có thể thỏa thuận về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính.
- Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính có thể làm một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bị mất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được.
Bản quyền phần mềm được bảo vệ theo cách mà những ý tưởng này được thể hiện cụ thể thông qua mã giống như bất kỳ bản quyền nào khác, bản thân ý tưởng đó không được bản quyền phần mềm bảo vệ.
Quy định pháp luật về sử dụng bản quyền phần mềm cần tuân thủ:
- Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Người sử dụng cần tuân theo các quy định liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân nếu phần mềm liên đó quan đến việc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân.
- Sao chép và phân phối: Người dùng phải tuân thủ quy định về sao chép và phân phối phần mềm. Việc sao chép và phân phối phần mềm cần có sự cho phép từ chủ sở hữu bản quyền.
- Sửa đổi và tạo phái sinh: Việc sửa đổi phần mềm hoặc tạo ra các phiên bản phái sinh từ phần mềm gốc cũng cần sự cho phép từ chủ sở hữu bản quyền.
- Sử dụng cho mục đích thương mại và cá nhân: Quy định pháp luật có sự phân biệt giữa việc sử dụng phần mềm cho mục đích thương mại và sử dụng cho mục đích cá nhân. Việc sử dụng phần mềm trong mục đích thương mại thường đòi hỏi mức phí hoặc thỏa thuận tài chính.
- Bảo vệ TPM (Technical Protection Measures): Nhiều phần mềm đặt ra các biện pháp bảo vệ kỹ thuật (TPM) để ngăn chặn việc sao chép trái phép hoặc truy cập trái pháp luật.
- Giới hạn trách nhiệm: Nếu phần mềm gây ra hỏng hóc hoặc thiệt hại trong quá trình sử dụng, phần mềm đó sẽ chịu trách nhiệm qua các điều khoản của hợp đồng hoặc thông qua pháp luật.
- Vi phạm và hình phạt: Vi phạm bản quyền phần mềm có thể dẫn đến hình phạt dân sự và hình phạt hình sự tùy theo quy định của pháp luật tại mỗi quốc gia.
Đây là lý do tại sao nhiều chương trình máy tính tương tự có thể có các khía cạnh về hình ảnh và âm thanh khá giống nhau về bản chất và thiết kế. Bản thân ý tưởng đằng sau cách bố trí hệ điều hành (IOS) hoặc chương trình chỉnh sửa video không được bảo vệ bởi bản quyền và vì vậy các lập trình viên khác có thể sử dụng một khái niệm tương tự. Tuy nhiên, mã cụ thể được sử dụng để thực hiện khái niệm đó được bảo vệ bởi các luật như vậy và sự phân biệt này có thể khó xác định rõ ràng.
Xem thêm bài viết: Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính mới nhất hiện nay
4. Thời hạn đăng ký và bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm là bao lâu?
Thời hạn đăng ký và bảo hộ quyền tác giả: Từ 15 đến 20 ngày làm việc.
5. Tại sao cần đăng ký bản quyền phần mềm?
Phần mềm được bảo vệ theo quy định của pháp luật tác giả tại Việt Nam qua việc đăng ký bản quyền. Sự bảo hộ này bắt đầu từ thời điểm phần mềm được tạo ra, trong một hình thức vật chất cụ thể và có tính nguyên gốc. Việc đăng ký bản quyền phần mềm không chỉ là việc thủ tục pháp lý đơn thuần mà còn là một biện pháp hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn và quyền lợi của bạn trong môi trường kỹ thuật số phức tạp ngày nay.
6. Lưu ý khi đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm
- Phần mềm có thể đăng ký dưới dạng đồng tác giả.
- Tác giả phần mềm nếu đang là nhân viên, cán bộ hưởng lương có thể để công ty đang trực tiếp quản lý làm chủ sở hữu tác phẩm phần mềm đó.
- Nếu tác giả là người đại diện theo pháp luật của công ty thì việc ký xác nhận phải do các thành viên khác trong ban lãnh đạo công ty ký xác nhận.
- Đĩa CD phải có bìa bọc màu trắng phục vụ mục đích đóng dấu.
7. Dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Apolat Legal
Để đảm bảo tránh khỏi các tranh chấp không đáng có do không chặt chẽ trong quá trình đăng ký bản quyền phần mềm, Apolat Legal cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để đảm bảo các quyền chủ sở hữu xứng đáng được hưởng theo quy định của Pháp luật.
8. Những câu hỏi thường gặp
Có bắt buộc phải đăng ký bản quyền phần mềm hay không?
Không có yêu cầu bắt buộc với việc đăng ký bản quyền phần mềm. Tuy nhiên, chủ sở hữu và tác giả phần mềm nên đăng ký bởi khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả thì chủ sở hữu, tác giả phần mềm sẽ không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
Sử dụng phần mềm không có bản quyền bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về việc sử dụng phần mềm không có bản quyền:
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. ” Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khung phạt tiền này là khung phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân chứ không phải pháp nhân.
Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm có giá trị tại đâu?
Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm sẽ có giá trị trong phạm vi lãnh thổ quốc gia được đăng ký. Nếu tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm thì sẽ được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Với những thông tin được Apolat Legal cung cấp về Luật bản quyền phần mềm, chắc hẳn quý doanh nghiệp đã nắm được tầm quan trọng của việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ Hồ Chí Minh: Lầu 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam
- Địa chỉ Hà Nội: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
- Email: info@apolatlegal.com
- Hotline: (+84) 911 357 447
- Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu 08:15 sáng – 17:15 chiều
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.