Thủ tục chuyển nhượng sáng chế cần hồ sơ gì? Giao kết và hợp đồng ra sao?

Việc chuyển nhượng sáng chế có được xem là chuyển giao công nghệ không? Giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng như thế nào? Hồ sơ cần chuẩn bị và quy trình thực hiện gồm những gì? Xem ngay bài viết dưới đây cùng Apolat Legal!

chuyển nhượng sáng chế
Thủ tục chuyển nhượng tại Apolat Legal

1. Chuyển giao công nghệ là gì?

Căn cứ theo Khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định rằng:

Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”

Như vậy chuyển giao công nghệ có thể được hiểu là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao quyền sử dụng công nghệ sang bên nhận công nghệ được chuyển giao (bên nhận chuyển nhượng sáng chế có thể là cá nhân hoặc tổ chức).

2. Chuyển nhượng bằng sáng chế có được xem là chuyển giao công nghệ không?

Các hình thức chuyển giao công nghệ theo Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 được quy định như sau:

1. Chuyển giao công nghệ độc lập.

2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:

a) Dự án đầu tư;

b) Góp vốn bằng công nghệ;

c) Nhượng quyền thương mại;

d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.

3. Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.

4. Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.

Theo đó, việc chuyển nhượng bằng sáng chế được xem là việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ vì vậy nó thuộc vào một trong những phương thức chuyển giao công nghệ.

3. Làm thế nào giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng bằng sáng chế?

Việc giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ được nêu rõ theo Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 như sau:

1. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.

2. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.

3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo quy định của Bộ luật dân sự, việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng sáng chế phải được lập thành văn bản. Hoặc tiến hành bằng những hình thức khác nhưng vẫn phải đảm bảo hợp pháp. Chữ ký và đóng dấu của các bên là bắt buộc. Ký vào hợp đồng và các trang tiến độ hợp đồng và đóng dấu giáp lai. Ngôn ngữ của hợp đồng chuyển giao công nghệ được thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết phù hợp với quy định của Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 và các quy định khác của pháp luật.

chuyển giao sáng chế có được hay không
Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được ký kết theo pháp luật

4. Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng sáng chế gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao sáng chế được quy định như sau:

  • 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển giao sáng chế, theo mẫu 01-HĐCN được quy định tại Phụ lục D của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.
  • 01 bản hợp đồng (bản chính hoặc bản sao có chứng thực theo quy định pháp luật). Nếu hợp đồng được giao kết bằng ngôn ngữ khác thì cần kèm theo bản dịch tiếng Việt của hợp đồng. Trong trường hợp, hợp đồng có nhiều trang thì mỗi trang phải được các bên ký tên hoặc đóng dấu giáp lai.
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ.
  • Văn bản chấp nhận từ phía các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung.
  • Văn bản ủy quyền (trong trường hợp bên đại diện nộp hồ sơ)
  • Bản sao của chứng từ chứng minh nộp lệ phí (trong trường hợp người nộp phí qua dịch vụ bưu điện hoặc trực tiếp nộp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể sẽ yêu cầu thêm các tài liệu như sau:

  • Quy tắc sử dụng nhãn hiệu tập thể và quy tắc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận bên nhận căn cứ điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Văn bản xác nhận quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận từ bên nhận chuyển nhượng với với nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể theo Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ.
chuyển nhượng sáng chế
Các hồ sơ đăng ký chuyển nhượng sáng chế cần chuẩn bị

5. Quy trình thực hiện chuyển nhượng sáng chế

Apolat Legal là công ty luật với trụ sở chính tại Hồ Chí Minh, sở hữu đội ngũ luật sư, cố vấn nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.

Với mong muốn mang đến cho khách hàng góc nhìn toàn diện nhằm quản lý tốt nhất danh mục tài sản sở hữu trí tuệ, đây được xem là địa chỉ cung cấp dịch vụ chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng sáng chế uy tín hiện nay.

Quy trình thực hiện chuyển nhượng sáng chế tại Apolat Legal được tiến hành như sau:

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ

Luật sư của Apolat Legal sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ cần thiết cho việc chuyển nhượng Bằng độc quyền Sáng chế.

Bước 2. Apolat Legal thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ pháp lý chuyển giao sáng chế cần thiết.

Bước 3. Apolat Legal tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ.

Luật sư sẽ theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ và chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình thẩm định.

Bước 4. Thông báo kết quả

Khách hàng sẽ nhận kết quả là Bản gốc Bằng độc quyền sáng chế, cũng như Quyết định đồng ý hợp pháp việc Chuyển nhượng bằng độc quyền Sáng chế.

Thời hạn giải quyết thông thường là 02 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký.

chuyển nhượng sáng chế có được hay không
Sử dụng dịch vụ chuyển nhượng quyền sáng chế tại Apolat Legal

Thủ tục chuyển nhượng sáng chế hiện đang được nhiều sự quan tâm. Công ty Luật Apolat Legal với đội ngũ luật sư, cố vấn pháp lý chuyên nghiệp, kinh nghiệm cam kết cung cấp cho khách hàng dịch vụ cùng với chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm hợp lý nhất. Đừng ngần ngại liên hệ với Apolat Legal nếu bạn cần thêm thông tin nhé!

Apolat Legal

  • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
  • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Phone: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo