
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư 2020.
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư.
- Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.
2. Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài là gì?
Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài hay giấy phép đầu tư nước ngoài được hiểu là văn bản hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về các dự án đầu tư các hoạt động kinh doanh trên địa bàn nước ngoài.

Căn cứ vào Điều 40 của Luật Đầu tư 2020, giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài bao gồm các nội dung sau:
- Tên dự án đầu tư
- Nhà đầu tư
- Mã số dự án
- Địa điểm thực thi dự án đầu tư (bao gồm diện tích đất được sử dụng)
- Quy mô, mục tiêu dự án
- Vốn đầu tư (bao gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động)
- Tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư
- Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư
- Ưu đãi và các hỗ trợ đầu tư nếu có
3. Các loại hình thức đầu tư nước ngoài
Dựa theo Luật Đầu tư 2020 quy định về các hình thức đầu tư nước ngoài như sau:
- Thành lập tổ chức kinh tế tuân theo các quy định pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư như.
- Thành lập chi nhánh công ty Việt Nam trên địa bàn nước ngoài theo quy định hợp pháp của nước tiếp nhận đầu tư.
- Góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp của tổ chức kinh tế để tham gia vào các hoạt động quản lý kinh doanh.
- Mua, bán chứng khoán, các giấy tờ hoặc đầu tư thông qua các dạng quỹ đầu tư chứng khoán hay các định chế tài chính trung gian trên địa bàn nước ngoài.
- Thực hiện đầu tư theo hình thức hợp đồng nước ngoài (BCC).
- Các hình thức đầu tư kinh doanh khác theo quy định pháp luật của quốc gia tiếp nhận đầu tư.

4. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài
Theo quy định của pháp luật, để được cấp giấy phép đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Ngành nghề đầu tư không nằm trong danh sách các bị cấm hoạt động và đáp ứng các điều kiện đầu tư nước ngoài theo quy định.
- Nhà đầu tư có văn bản cam kết về việc tự thu xếp ngoại tệ hoặc cam kết thu xếp ngoại tệ cho hoạt động đầu tư nước ngoài của tổ chức tín dụng được cấp phép.
- Có quyết định đầu tư nước ngoài theo quy luật hiện hành.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đầu tư theo văn bản xác nhận của cơ quan thuế. Thời điểm minh chứng không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư, các quy định pháp luật liên quan, pháp luật của quốc gia tiếp nhận đầu tư, các điều ước quốc tế và nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
5. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

5.1 Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài
Dựa vào Khoản 1, Điều 57, Luật Đầu tư 2020, hồ sơ xin giấy phép đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Văn bản đăng ký đầu tư nước ngoài.
- Tài liệu tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu với nhà đầu tư cá nhân. Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức, cần có bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương có thể xác nhận tư cách pháp lý.
- Đề xuất dự án đầu tư, bao gồm: Hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư, phương án huy động vốn, xác định sơ bộ hồ sơ, tiến độ thực hiện dự án cơ cấu nguồn vốn.
- Tài liệu cam kết tự cân đối ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng hợp pháp cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư.
- Tài liệu chứng minh khả năng tài chính của nhà đầu tư như: Báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất, bảo lãnh về năng lực tài chính, cam kết hỗ trợ tài chính hoặc các tài liệu tương đương khác.
- Văn bản quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
- Văn bản ủy quyền cho Apolat Legal.
5.2 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài
Để được cấp giấy phép đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo các tiêu chuẩn kể trên.
Bước 2: Trình hồ sơ lên cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài là Bộ kế hoạch và Đầu tư.
Bước 3: Bộ kế hoạch và Đầu tư sẽ thẩm định hồ sơ. Tùy thuộc vào loại hồ sơ và yếu tố dự án mà thủ tục được áp dụng như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Bộ kế hoạch và Đầu tư sẽ trình lên cơ quan nhà nước liên quan để lấy ý kiến thẩm định hồ sơ.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến sẽ đưa ra những ý kiến thẩm định dưới hình thức văn bản về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
- Đối với các dự án thuộc diện Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, Bộ kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức thẩm định và lập báo cáo trình lên Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Đối với các dự án thuộc diện Quốc hội quyết định chủ trương: Trong vòng 05 ngày, cơ quan cấp giấy phép báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định. Sau đó, Hội đồng tổ chức thẩm định và lập báo cáo trong vòng 90 ngày. Chính phủ gửi hồ sơ quyết định thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
Bước 4: Nhận giấy phép đầu tư nước ngoài được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, Cơ quan đăng ký cung cấp văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn nhà đầu tư tiến hành nộp hồ sơ lại.
Bước 5: Thực hiện đăng ký giao dịch ngoại hối với ngân hàng để thực hiện các giao dịch chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài.
5.3 Cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài
Theo quy định hiện hành hiện nay, Bộ kế hoạch và Đầu tư là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư với các chủ trương hoạt động đầu tư trên lãnh thổ nước ngoài.
6. Lưu ý khi xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Việc xin giấy phép đầu tư nước ngoài đối thường khá phức tạp và mất nhiều công đoạn. Để thủ tục diễn ra nhanh chóng, nhà đầu tư cần quan tâm đến các lưu ý sau:
- Đối với dự án kinh doanh phân phối bán buôn, bán lẻ: Mục phân phối bán buôn nhà đầu tư có thể đăng ký hoạt động bình thường. Tuy nhiên, hoạt động bán lẻ cần được sự cấp phép phân phối bởi Sở công thương.
- Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cần mở tài khoản vốn đầu tư và nhà đầu tư phải gửi vào đó số tiền tương ứng với số vốn góp của mình.

7. Câu hỏi thường gặp
Cơ quan nào cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài?
Bộ kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cung cấp giấy phép đầu tư nước ngoài.
Thành lập công ty tại nước ngoài có cần giấy phép xác nhận của Chính phủ Việt Nam?
Đối với trường hợp thành lập công ty tại nước ngoài, muốn chuyển nhượng nguồn vốn từ Việt Nam và hưởng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đó bắt buộc có giấy xác nhận đầu tư nước ngoài được cấp phép bởi Chính phủ Việt Nam.
Thành lập văn phòng đại diện tại lãnh thổ nước ngoài có cần xin giấy xác nhận đầu tư nước ngoài?
Câu trả lời là không. Đối với chủ trương thành lập văn phòng tại nước ngoài, nhà đầu tư chỉ cần đăng ký giao dịch ngoại hối tại ngân hàng nhà nước để thực hiện giao dịch chuyển chi phí cho văn phòng đại diện.
Trên đây là những quy định về thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư nước ngoài do Apolat Legal tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn quan tâm về dịch vụ tư vấn thủ tục đầu tư, liên hệ với chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ nhanh chóng.
Thông tin liên hệ:
- Address:
- HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
- HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Phone: 0911 357 447
- Email: info@apolatlegal.com
- Website: apolatlegal.com
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.