Thủ tục, hồ sơ chuyển nhượng chuyển nhượng một phần dự án gồm những gì?

Hiện nay, trong quá trình tiến hành dự án đầu tư các Nhà đầu tư sẽ có nhu cầu chuyển nhượng dự án đầu tư (một phần hoặc toàn bộ) của mình do một số lý do về chủ quan hoặc khách quan. Apolat Legal xin chia sẻ đến khách hàng các quy định về thủ tục và hồ sơ khi thực hiện chuyển nhượng một phần dự án đầu tư qua bài viết dưới đây.

Chuyển nhượng một phần dự án là gì? Thủ tục, hồ sơ chuyển nhượng
Chuyển nhượng một phần dự án là gì? Thủ tục, hồ sơ chuyển nhượng

1. Cơ sở pháp lý? 

  • Luật đầu tư số 61/2020/QH14: Luật này có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01/01/2021 do Quốc Hội ban hành.
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP: Nghị định này có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 26/03/2021, được quy định chi tiết bởi Chính phủ cũng như có hướng dẫn một số điều của Luật đầu tư.

2. Chuyển nhượng dự án là gì? Những hình thức chuyển nhượng dự án hiện nay 

Trước khi tìm hiểu về chuyển nhượng dự án là gì, chúng ta cần hiểu thế nào là một dự án đầu tư. Khái niệm về “Dự án đầu tư” đã được định nghĩa trong Luật Đầu tư 2020 là “tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.”

Chuyển nhượng dự án đầu tư sẽ được hiểu là quá trình nhà đầu tư tiến hành chuyển một phần hoặc toàn bộ dự án đang thực hiện của mình cho nhà đầu tư khác, việc chuyển nhượng được thực hiện thông qua hợp đồng. Trong quá trình này, nhà đầu tư ban đầu sẽ dừng một phần hoặc toàn bộ các hoạt động liên quan đến phần dự án đã được chuyển nhượng.

Hình thức chuyển nhượng dự án được quy định tại Luật Đầu tư 2020, bao gồm 2 hình thức:

  • Chuyển nhượng toàn bộ dự án.
  • Chuyển nhượng một phần dự án.

3. Các nguyên tắc chuyển nhượng một phần dự án cho nhà đầu tư khác

Khi thực hiện chuyển nhượng một phần dự án đầu tư cũng như toàn bộ dự án, chủ đầu tư bắt buộc phải thực hiện đúng các yêu cầu sau:

  • Mục tiêu của dự án được giữ nguyên so với ban đầu.
  • Giữ nguyên nội dung ban đầu của dự án.
  • Quyền lợi của khách hàng cũng như các các bên có có liên quan cần được đảm bảo.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đưa ra quyết định về việc đầu tư cần phải thể hiện sự đồng ý thực hiện bằng văn bản về việc chuyển nhượng của chủ đầu tư (một phần hoặc toàn bộ).

Khi việc chuyển nhượng được thực hiện thì chủ đầu tư nhận chuyển nhượng sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai. Giấy tờ liên quan đến dự án sẽ không phải làm lại nếu chủ đầu tư nhận chuyển nhượng không có sự thay đổi gì về nội dung, quyết định đầu tư của dự án.

Các nguyên tắc chuyển nhượng một phần dự án cho nhà đầu tư khác
Các nguyên tắc chuyển nhượng một phần dự án cho nhà đầu tư khác

4. Những điều kiện chuyển nhượng dự án 

Để có thể thực hiện chuyển nhượng một phần dự án, các dự án đầu tư cần thỏa mãn 6 điều kiện đã được quy định trong Luật Đầu tư 2020. Bao gồm:

Thứ nhất, dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Luật này;

Phần dự án không thể thực hiện chuyển nhượng khi bị coi là đã chấm dứt hoạt động khi

“1. Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;

b) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;

c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

2. Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:

a) Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;

b) Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;

c) Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;

d) Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;

đ) Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư;

e) Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự;

g) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.”

Thứ hai, đối với nhà đầu tư nhận chuyển nhượng là nhà đầu tư nước ngoài cần phải có đủ các điều kiện đã được quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư 2020 thì mới có thể thực hiện nhận chuyển nhượng một phần dự án đầu tư.

“Điều 24. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

2. Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:

a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;

c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.”

Thứ ba, các trường hợp chuyển nhượng một phần dự án có liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc các tài sản khác liên quan trực tiếp với đất, cần phải tuân thủ các quy định về đất đai của pháp luật.

Thứ tư, các trường hợp chuyển nhượng một phần dự án có liên quan đến xây dựng nhà ở hoặc bất động sản cần tuân thủ các quy định về nhà ở, kinh doanh bất động sản của pháp luật.

Thứ năm, tuân thủ các quy định đã được nêu ra tại văn bản chấp nhận chủ trương đầu tư cũng như đáp ứng quy định theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và một số quy định khác có liên quan.

Thứ sáu, chuyển nhượng một phần dự án đầu tư ngoài việc cần phải tuân thủ các quy định Luật Đầu tư 2020 thì doanh nghiệp nhà nước khi điều chỉnh dự án đầu tư cần phải tiến hành việc chuyển nhượng theo quy định của pháp luật nước ta về quản lý cũng như quy định về sử dụng vốn của nhà nước vào việc sản xuất, kinh doanh trước.

Những điều kiện chuyển nhượng một phần dự án
Những điều kiện chuyển nhượng một phần dự án

5. Quy định về thủ tục chuyển nhượng một phần dự án

Chuyển nhượng một phần dự án đầu tư trong các trường hợp khác nhau sẽ có các quy định về thủ tục khác nhau. Cụ thể:

5.1 Dự án được chấp nhận chủ trương đầu tư:

Dự án bị thay đổi chủ trương đầu tư khi tiến hành chuyển nhượng, việc thay đổi nội dung có trong các trường hợp sau thì cần phải thực hiện thủ tục chấp nhận điều chỉnh chủ trương đầu tư từ Nhà đầu tư chuyển nhượng:

a) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

b) Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;

c) Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;

d) Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;

đ) Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

e) Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;

g) Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).

Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai;

b) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

c) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;

d) Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch;

đ) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

e) Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.

Lưu ý: Nhà đầu tư chuyển nhượng cần tiến hành nộp Cơ quan đăng ký đầu tư 01 bộ hồ sơ tại mục 8 trong trường hợp dự án đầu tư đã được chấp thuận nhưng không nằm trong các trường hợp đã được quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư.

5.2 Dự án không thuộc diện chấp nhận đầu tư và đã được cung cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Nhà đầu tư chuyển nhượng cần tiến hành điều chỉnh nội dung dự án theo lưu ý nói trên.

5.3 Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng là nhà đầu tư nước ngoài và có tổ chức kinh tế được thành lập 

Nhà đầu tư chuyển nhượng cũng thực hiện các điều chỉnh tương ứng với các trường hợp đã nêu với dự án đầu tư chuyển nhượng. Nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện các thủ tục về thành lập tổ chức kinh tế sau khi hoàn thành các thủ tục quy định.

5.4 Các dự án đầu tư khác

Cần tuân thủ các quy định về doanh nghiệp, về dân sự, kinh doanh bất động sản hoặc quy định có liên quan khác khi tiến hành chuyển nhượng một phần dự án đầu tư.

6. Hồ sơ chuyển nhượng một phần dự án bao gồm những gì

Hồ sơ khi tiến hành chuyển nhượng một phần dự án đầu tư cần phải có:

  • Đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư thể hiện dưới dạng văn bản;
  • Báo cáo về tình hình cũng như tiến độ thực hiện dự án;
  • Hợp đồng về chuyển nhượng toàn bộ hoặc chuyển nhượng một phần dự án đầu tư;
  • Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của hai bên thực hiện chuyển nhượng;
  • Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Hợp đồng về việc hợp tác kinh doanh;
  • Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng cần cung cấp một trong các giấy tờ sau trong hồ sơ: báo cáo tài chính trong vòng 2 năm gần nhất, cam kết về hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc tổ chức tài chính, năng lực của nhà đầu tư về tài chính dưới hình thức bảo lãnh hoặc thuyết minh.

Lưu ý: Đối với các tài liệu được cung cấp bởi cơ quan hoặc tổ chức nước ngoài, yêu cầu phải tuân thủ quy định về việc hợp pháp hóa lãnh sự.

Hồ sơ chuyển nhượng một phần dự án bao gồm những gì
Hồ sơ chuyển nhượng một phần dự án bao gồm những gì

7. Dịch vụ thực hiện thủ tục chuyển nhượng một phần dự án của Apolat Legal

Dịch vụ chuyển nhượng một phần dự án đã được Apolat Legal thực hiện rất nhiều cho các khách hàng trải dài khắp các tỉnh thành trên cả nước. Apolat Legal đã đúc kết rất nhiều kinh nghiệm quý báo khi thực hiện các hồ sơ, chúng tôi tin rằng với kinh nghiệm cũng như sự tận tâm của mình thì Apolat Legal sẽ đưa ra các phương án tốt nhất với các vấn đề của khách hàng, giúp giải đáp các thắc mắc và thực hiện thủ tục chuyển nhượng một phần dự án nhanh và tối ưu nhất.

Bài viết trên đây chính là những chia sẻ của Apolat Legal về thủ tục chuyển nhượng một phần dự án cũng như các hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện chuyển nhượng. Với những thông tin trên mong khách hàng đã trang bị thêm các kiến thức bổ ích về vấn đề này. Liên hệ ngay với chúng tôi khi có thêm những thắc mắc khác nhé.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn các dịch vụ tại Apolat Legal nhanh chóng và chi tiết nhất.

Thông tin lên hệ:

  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Lầu 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam
  • Địa chỉ Hà Nội: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Hotline: (+84) 911 357 447
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu 08:15 sáng – 17:15 chiều

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo