Thực phẩm sản xuất thủ công phải ghi nhãn dinh dưỡng

1. Đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết xử lý nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị quyết về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Theo đó, Nghị quyết 42/2017/QH14 quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu.

Tuy nhiên, Nghị quyết 42/2017/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2017 và hết hiệu lực thi hành vào ngày 15/08/2022.

Do đó, Quốc hội đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 đến ngày 15/8/2025. Đồng thời Quốc hội giao cho Chính phủ trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong thời gian kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14.

2. Thực phẩm sản xuất thủ công phải ghi nhãn dinh dưỡng

Tại dự thảo Thông tư hướng dẫn về ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm, Bộ Y tế đề xuất chậm nhất đến ngày 1/1/2025 sản phẩm thực phẩm sản xuất theo phương pháp thủ công phải thực hiện việc ghi nhãn dinh dưỡng theo quy định.

Đề xuất trên xuất phát trên cơ sở Hướng dẫn áp dụng của CODEX năm 2011 và hiện nay tiêu chuẩn hướng dẫn áp dụng của CODEX đã được 70% các quốc gia, vùng lãnh thổ thực hiện đầy đủ, trong đó có các nước khu vực ASEAN như Singapore, Phillipin, Thái Lan, Indonesia…

Về lộ trình thực hiện:

  • Chậm nhất đến ngày 1/1/2024, thực phẩm được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh lưu thông tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn dinh dưỡng thực phẩm theo quy định.
  • Chậm nhất đến ngày 1/1/2025 sản phẩm thực phẩm sản xuất theo phương pháp thủ công phải thực hiện việc ghi nhãn dinh dưỡng thực phẩm theo quy định.

3. Chính phủ ban hành chương trình hành động cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

Chính Phủ vừa ban hành Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.

Nghị quyết đặt mục tiêu hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.

Nghị quyết cũng yêu cầu, đến năm 2025, thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN-4, đặc biệt đối với cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực,  Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 20% GDP.

Tỷ trọng chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt không dưới 1% GDP; số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm giai đoạn 2021 – 2025.

Tải Bản tin pháp lý tại đây.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.