Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con theo quy định pháp luật mới nhất

Thu nhập bao nhiêu được quyền giành nuôi con
Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con theo quy định pháp luật mới nhất

1. Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con?

Hiện nay, pháp luật hiện hành không có quy định về mức thu nhập cụ thể bao nhiêu mới được quyền nuôi con. Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nêu rõ việc trông nom, chăm sóc, giáo dưỡng con khi ly hôn như sau:

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Quyền lợi mọi mặt của con được hiểu là người nuôi dưỡng cần đảm bảo các điều kiện về tinh thần và tài chính, căn cứ vào các yếu tố như hoàn cảnh gia đình, thu nhập thực tế, mức sống tối thiểu ở địa phương,…

Ví dụ: Mức sống tối thiểu ở địa phương là 4.000.000 đồng/người, để đảm bảo cuộc sống của bản thân và con đòi hỏi bạn phải có mức thu nhập thực tế từ 7.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng.

Như vậy, thu nhập chỉ là một trong những căn cứ để Tòa án xem xét vợ hoặc chồng đủ điều kiện nuôi dưỡng con.

Mức thu nhập không có bất kỳ quy định cụ thể nào
Pháp luật không quy định mức thu nhập cụ thể

2. Cách chứng minh thu nhập để giành quyền nuôi con

Khi phát sinh yêu cầu giành quyền nuôi con, Tòa án sẽ yêu cầu vợ/chồng cung cấp các tài liệu, chứng minh khả năng chăm sóc con cái tốt về mọi mặt. Thẩm phán sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó có điều kiện tài chính để quyết định người nuôi dưỡng.

Theo đó, vợ/chồng cần nộp các giấy tờ, tài liệu thể hiện năng lực tài chính của mình, bao gồm:

  • Hợp đồng lao động;
  • Sổ tiết kiệm;
  • Sao kê ngân hàng;
  • Hóa đơn mua bán hàng hóa, thu chi;
  • Các hợp đồng giao dịch hoặc nguồn tài chính khác,…

Ngoài những giấy tờ kể trên, vợ/chồng có thể cung cấp các tài liệu khác, miễn là chứng minh được nguồn thu nhập ổn định của bản thân.

3. Không có thu nhập ổn định có được giành quyền nuôi con không? 

Thu nhập là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định người nuôi dưỡng con cái. Vì thế, không có thu nhập ổn định có thể là điều bất lợi khi tranh chấp quyền nuôi con trong trường hợp đơn phương ly hôn.

Con dưới 36 tháng tuổi sẽ ưu tiên cho người mẹ nuôi dưỡng, tuy nhiên quyền nuôi con có thể thay đổi nếu người mẹ không đủ điều kiện chăm sóc con.

Chưa ổn định trong thu nhập là điều bất lợi khi giành quyền nuôi con
Thu nhập không ổn định là bất lợi khi giành quyền nuôi con

4. Điều kiện nuôi con sau ly hôn

Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 ưu tiên vợ chồng tự thống nhất với nhau về người nuôi dưỡng trực tiếp con cái sau ly hôn. Đối với trường hợp không thỏa thuận được, Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện đảm bảo quyền lợi mọi mặt của con để quyết định người nuôi dưỡng.

Cụ thể, đảm bảo quyền lợi của con được hiểu là vợ/chồng đáp ứng về các điều kiện sau:

  • Điều kiện về vật chất: Có đầy đủ cơ sở vật chất như nơi ở, tài chính ổn định, đảm bảo quyền lợi chính đáng của con.
  • Điều kiện về tinh thần: Có thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng và quan tâm đến con.
  • Điều kiện khác: Chứng minh bản thân có đủ điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc con trong môi trường lành mạnh, đáp ứng tốt sự phát triển của con.

Như vậy, chỉ khi đáp ứng được các điều kiện nêu trên, Tòa án sẽ xem xét và quyết định về việc người nào sẽ nuôi dưỡng và có quyền nuôi con sau ly hôn.

Điều kiện bắt buộc nuôi con hậu ly hôn
Các điều kiện nuôi con sau ly hôn

5. Một số câu hỏi thường gặp thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con

5.1. Trường hợp nào mẹ không được nuôi con?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, người mẹ không được quyền nuôi con trong 02 trường hợp sau:

  • Không có đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con;
  • Cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích và quyền lợi của con.

Về mặt pháp lý, cha mẹ được quyền ưu tiên thỏa thuận về ai là người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con khi ly hôn. Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nêu rõ như sau:

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, con dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, ngoại trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện hoặc đôi bên có thỏa thuận khác.

Tham khảo chi tiết: Quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn theo quy định pháp luật

5.2. Bằng chứng để giành quyền nuôi con gồm những gì?

Đương sự cần cung cấp các bằng chứng khi tranh giành quyền nuôi con như sau:

  • Tài liệu thể hiện mức thu nhập ổn định.
  • Dành thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng và yêu thương con.
  • Các điều kiện khác đáp ứng tốt sự phát triển của con.
  • Bằng chứng, tài liệu đối phương không thỏa điều kiện chăm sóc con.

5.3. Quyền nuôi con trên 3 tháng tuổi khi ly hôn?

Căn cứ theo quy định hiện nay, quyền nuôi con trên 3 tháng tuổi sau ly hôn sẽ do Tòa án xem xét dựa trên các căn cứ đảm bảo quyền lợi mọi mặt của con. Do đó, ba, mẹ có quyền giành quyền nuôi con khi đáp ứng được các điều kiện theo quy định. Trường hợp trẻ từ 07 tuổi trở lên, Tòa án sẽ xem xét theo nguyện vọng của con.

Tham khảo thêm: Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn theo quy định hiện nay

Như vậy, pháp luật không nêu rõ về mức thu nhập bao nhiêu mới được quyền nuôi con. Trên thực tế, đây chỉ là một trong những căn cứ để Tòa án đưa ra phán quyết ai là người nuôi con trực tiếp. Theo đó, để giành quyền nuôi dưỡng con sau ly hôn, cha mẹ cần đáp ứng được các điều kiện đảm bảo quyền lợi mọi mặt của trẻ.

Trên đây là câu trả lời chi tiết của luật sư Apolat Legal không chỉ giải đáp cho thắc mắc thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con? Mà còn các câu hỏi xung quanh thu nhập bao nhiêu để giành quyền nuôi con như cách chứng minh thu nhập, thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con, điều kiện nuôi con sau ly hôn,…. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như còn bất kỳ câu hỏi liên quan đến vấn đề trên hoặc cần tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con, kết nối ngay chúng tôi qua hotline dưới đây:

Thông tin liên hệ:

    • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Lầu 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam
    • Địa chỉ Hà Nội: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
    • Email: info@apolatlegal.com
    • Hotline: (+84) 911 357 447
    • Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu 08:15 sáng – 17:15 chiều

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.