Quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn thuộc về ai?

Quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn thuộc về ai?

Quyền nuôi con dưới 3 tuổi (36 tháng tuổi) khi ly hôn là quyền của vợ/chồng sau ly hôn được chăm sóc, nuôi dưỡng, trông nom trẻ đang trong giai đoạn dưới 3 tuổi. Về mặt pháp lý, sau ly hôn, con dưới 3 tuổi sẽ được ưu tiên cho người mẹ chăm sóc, trừ khi người mẹ không thỏa các điều kiện theo quy định pháp luật hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác. Quyền nuôi con sau ly hôn được hiểu là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái như nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Thực tế, pháp luật luôn ưu tiên sự thỏa thuận của vợ chồng về quyền nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Trong trường hợp không đạt thỏa thuận, Tòa án sẽ quyết định người trực tiếp giáo dưỡng con căn cứ trên các yếu tố như độ tuổi, quyền lợi hợp pháp của con.

Trong bài viết dưới đây, Apolat Legal sẽ giải đáp chi tiết đến bạn về quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn, bao gồm quy định hiện hành, các trường hợp ngoại lệ và việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng. 

Tư vấn về quyền trông nom, chăm sóc con dưới 3 tháng tuổi khi ly hôn
Tư vấn về quyền nuôi con dưới 3 tháng tuổi khi ly hôn

1. Quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn thuộc về ai?

Theo Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, con dưới 3 tuổi (36 tháng tuổi) sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, ngoại trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo đó, trường hợp vợ chồng thỏa thuận quyền nuôi con, Tòa án vẫn phải xem xét trên các điều kiện đảm bảo quyền lợi của con về mọi mặt. Vì theo pháp luật Việt Nam hiện hành, lợi ích của trẻ luôn được đặt lên hàng đầu, nhất là trường hợp trẻ dưới 3 tuổi cần đến sự săn sóc và chăm nom của người mẹ.

Mẹ được quyền ưu tiên chăm sóc con dưới 3 tuổi
Người mẹ được ưu tiên nuôi dưỡng con dưới 3 tuổi

Ngoài ra, người bố được quyền nuôi dưỡng con dưới 3 tuổi trong các trường hợp sau:

  • Vợ chồng thống nhất với nhau giao con cho bố trực tiếp nuôi nấng, dưỡng dục;
  • Người mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con;
  • Cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với sự phát triển của con.

Xem thêm bài viết: Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn thuộc về ai?

2. Trường hợp nào mẹ không được nuôi con?

Về mặt pháp lý, trẻ dưới 3 tuổi sẽ được ưu tiên cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nêu rõ hai trường hợp người mẹ sau ly hôn không được nuôi con dưới 36 tháng tuổi, gồm có:

  • Người mẹ không đáp ứng đủ các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo quyền lợi của con về mọi mặt.
  • Cha và mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích và quyền lợi của con.

Như vậy, hai trường hợp trên cho thấy không phải trong mọi trường hợp pháp luật đều ưu tiên giao quyền nuôi con dưới 3 tuổi cho người mẹ.

Tham khảo thêm: Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con theo quy định mới nhất

3. Trường hợp ly hôn khi hai người con dưới 3 tuổi

Căn cứ theo quy định của pháp luật, trường hợp ly hôn khi có hai con nhỏ dưới 3 tuổi thì cả 2 con sẽ do mẹ chăm sóc, giáo dưỡng, miễn là người mẹ đáp ứng đủ các điều kiện chăm sóc cả hai con về mặt vật chất lẫn tinh thần.

Trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện chăm sóc hoặc vợ chồng có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con, khi đó quyền nuôi con sẽ được chia đều cho vợ và chồng.

Đối với trường hợp cả hai người con dưới 3 tuổi được giao cho cha trực tiếp nuôi dưỡng là rất hy hữu. Khả năng này có thể xảy ra chỉ khi người mẹ không thể chăm sóc và nuôi dưỡng được con.

Quyền chăm sóc, trông nom con khi có hai con dưới 3 tuổi
Quyền nuôi con khi có hai người con dưới 3 tuổi

4. Nghĩa vụ của người cha không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Nghĩa vụ của người cha không trực tiếp nuôi dưỡng con dưới 3 tuổi sau ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  2. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Căn cứ theo quy định trên, người cha không trực tiếp nuôi dưỡng con phải tôn trọng quyền của con sống chung với người mẹ đã trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục và buộc cha phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Đồng thời, người cha có quyền thăm nom con cái mà không bị bất kỳ ai cản trở.

5. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Đối với trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, Pháp luật quy định cụ thể tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, việc thay đổi người nuôi con sau ly hôn được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau:

  • Cha mẹ tự thỏa thuận và thống nhất với nhau về việc thay đổi người nuôi dưỡng dựa trên quyền lợi chính đáng của con.
  • Người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện để chăm sóc, trông nom và giáo dục con.

Theo đó, để được Tòa án chấp nhận yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, người cha cần cung cấp các bằng chứng cho thấy người vợ không đủ điều kiện chăm sóc con. Đó có thể là không có thu nhập ổn định, không có thời gian dành cho con cái, thường xuyên vắng nhà, có lối sống không lành mạnh hoặc hành vi vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, vợ chồng có thể tự thỏa thuận về việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn. Tòa án sẽ đưa ra quyết định chấp nhận nếu xét thấy yêu cầu xuất phát trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với lợi ích con cái.

Thay đổi người chăm sóc con nếu mẹ không có khả năng chăm sóc
Thay đổi người trực tiếp nuôi con khi người mẹ không có đủ điều kiện chăm sóc

6. Đơn phương ly hôn con dưới 3 tuổi?

Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc ly hôn đơn phương có thể do vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa án giải quyết nếu có căn cứ chứng minh cuộc sống hôn nhân không thể tiếp tục kéo dài.

Việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn đơn phương chỉ giới hạn ở người chồng trong trường hợp vợ đang mang thai, mới sinh con hoặc có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Căn cứ này được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Dựa trên các căn cứ pháp lý trên, quyền nuôi con dưới 3 tuổi (36 tháng tuổi) khi ly hôn được Pháp luật ưu tiên giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, miễn đảm bảo điều kiện mọi mặt của con.

Mặt khác, người cha có quyền giành hoặc thay đổi quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi người mẹ không đáp ứng các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích phát triển của trẻ.

Trên đây là toàn bộ bài viết chia sẻ của Apolat Legal về quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn. Nhìn chung, việc quyết định quyền nuôi con được Tòa án quyết định dựa trên căn cứ đặt quyền lợi của trẻ lên hàng đầu và người khởi kiện cần tuân thủ theo các quy định hiện hành. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay dịch vụ tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con tại Apolat Legal sẽ giúp bạn giải đáp nhanh chóng.

Thông tin liên hệ:

    • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Lầu 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam
    • Địa chỉ Hà Nội: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
    • Email: info@apolatlegal.com
    • Hotline: (+84) 911 357 447
    • Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu 08:15 sáng – 17:15 chiều

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.