Phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình khi tiến hành thẩm định

Thẩm định là việc đánh giá, xem xét về mặt pháp lý đối với một vấn đề nào đó, như thẩm định dự án hay thẩm định giá tài sản. Tài sản được chia thành tài sản vô hình và tài sản hữu hình, tài sản hữu hình sẽ thường thể hiện dưới dạng vật chất, tài sản vô hình thì thường không có hình thái vật chất nhưng vẫn tạo ra được quyền lợi cho người sở hữu nó. Vậy tài sản vô hình có mấy loại và được thẩm định giá như thế nào?

1. Tài sản vô hình và phân loại tài sản vô hình

Theo quy định tại điểm 3.1 khoản 3 Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13 (TĐGVN 13) Thông tư 06/2014/TT – BTC thì:

“Tài sản vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế

Tài sản vô hình được đề cập trong tiêu chuẩn này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

– Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;

– Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);

– Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;

– Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.”

Như vậy, có thể hiểu rằng, những tài sản không thể hiện dưới dạng vật chất nhưng có thể được chứa đựng trong thể vật chất, có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình, có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu, giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được thì được coi là tài sản vô hình. 

Việc thẩm định giá tài sản vô hình là bước cần thiết để xác định được giá trị của tài sản vô hình trong trường hợp cần chuyển nhượng, chuyển đổi hoặc chuyển giao. Vì không được thể hiện dưới hình thái vật chất nên nhiều người vẫn còn mơ hồ về việc phân loại tài sản vô hình. Vậy, tài sản vô hình được phân loại như thế nào? 

Theo khoản 4 TĐGVN 13 Thông tư 06/2014/TT – BTC thì tài sản vô hình gồm các loại sau đây: 

  • Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
  • Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,…;
  • Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu…;
  • Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định tại điểm 3.1 khoản 3 TĐGVN 13.

Trên thực tế, khi thẩm định dự án của các doanh nghiệp có thể có cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Trong đó, có rất nhiều loại tài sản vô hình mà pháp luật không liệt kê hết được, do đó, chỉ cần tài sản đó đáp ứng đầy đủ điều kiện được quy định tại điểm 3.1 khoản 3 TĐGVN 13 Thông tư 06/2014/TT – BTC thì được xem là tài sản vô hình. Khi phân loại tài sản vô hình thành các loại khác nhau thì phương pháp thẩm định tài sản vô hình cũng sẽ khác nhau.

2. Phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình khi tiến hành thẩm định

Phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình khi tiến hành thẩm định
 Phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình khi tiến hành thẩm định

Trong thẩm định dự án, việc xác định giá trị của các tài sản vô hình được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp xác định giá tài sản vô hình được TĐGVN 13 nêu rất rõ về nội dung, cách thực hiện và các trường hợp có thể áp dụng cho từng phương pháp. Trong bài viết này, Apolat sẽ liệt kê những phương pháp này ở mức độ định nghĩa để quý bạn đọc có thể có cái nhìn chung về các phương pháp thẩm định tài sản vô hình. Cụ thể hơn các bạn có thể tìm đọc ở TĐGVN 13 được đính kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BTC. Các phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm: 

  • Phương pháp so sánh: Với phương pháp này, thẩm định viên lựa chọn và phân tích chi tiết đặc điểm, tính tương đồng của tài sản vô hình so sánh với tài sản vô hình cần thẩm định giá. Phương pháp so sánh cần ít nhất 03 tài sản vô hình tương tự để so sánh, trường hợp có ít hơn thì kết quả thẩm định chỉ được dùng để kiểm tra, đối chiếu với kết quả của các phương pháp thẩm định giá khác.
  • Phương pháp chi phí tái tạo: Phương pháp chi phí tái tạo xác định giá trị của một tài sản vô hình thông qua việc tính toán chi phí tạo ra một tài sản khác tương đồng với tài sản vô hình cần thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành.
  • Phương pháp chi phí thay thế: Phương pháp chi phí thay thế xác định giá trị của một tài sản vô hình thông qua việc tính toán chi phí thay thế tài sản đó bằng một tài sản khác có chức năng, công dụng tương tự theo giá thị trường hiện hành.
  • Phương pháp Tiền sử dụng tài sản vô hình: Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiết khấu dòng tiền trong tương lai là khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được đã trừ thuế (nếu có).
  • Phương pháp lợi nhuận vượt trội: Phương pháp lợi nhuận vượt trội ước tính giá trị của tài sản vô hình trên cơ sở chênh lệch giữa các khoản lợi nhuận có được của một doanh nghiệp khi sử dụng và khi không sử dụng tài sản vô hình này.
  • Phương pháp thu nhập tăng thêm: Phương pháp thu nhập tăng thêm xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các dòng tiền được cho là phát sinh từ đóng góp của tài sản vô hình cần thẩm định giá sau khi loại trừ tỷ lệ dòng tiền phát sinh từ đóng góp của các tài sản khác.

3. Khi tiến hành thẩm định giá tài sản vô hình, cần thu thập những thông tin gì?

Khoản 5 TĐGVN 13 nêu rõ các thông tin cần thu thập khi thẩm định giá tài sản vô hình. Cụ thể, khi tiến hành thẩm định giá tài sản vô hình, cần thu thập các thông tin sau:

  • Mục đích thẩm định giá;
  • Đặc điểm của tài sản vô hình cần thẩm định giá;
  • Tình trạng pháp lý của việc sở hữu tài sản vô hình (bao gồm cả việc sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp hay không hợp pháp);
  • Thời điểm thẩm định giá;
  • Triển vọng của ngành cụ thể liên quan và ảnh hưởng đến giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá;
  • Triển vọng của nền kinh tế có tác động đến giá trị của tài sản vô hình, gồm các yếu tố của môi trường kinh tế (như lạm phát, tỷ giá hối đoái,.. ) và môi trường chính trị trong nước và ngoài nước;
  • Các thông tin nêu tại điểm 3.1 TĐGVN 13;
  • Các thông tin liên quan khác về tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp & Đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.