Nghị định 97/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Ngày 8 tháng 11 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (sau đây gọi tắt là “Nghị định 97/2021”) với một số điểm đáng lưu ý sau đây:

1. Bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ

Nghị định 97/2021/NĐ-CP bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ tại Điều 15b. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân này có trách nhiệm phải xác định hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E của cơ sở sản xuất công nghiệp đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy.

Ngoài ra, Nghị định 97/2021/NĐ-CP cũng bổ sung quy định về trách nhiệm của Bộ Công An trong việc ghi hạng nguy hiểm cháy, nổ. Cụ thể, Bộ Công An sẽ căn cứ vào xác định hạng nguy hiểm cháy, nổ của cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ để ghi hạng nguy hiểm cháy, nổ đối với cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E tại Biên bản nghiệm thu hoặc Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

2. Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Khi Nghị định 97/2021/ND-CP có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”) sẽ có nghĩa vụ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho bên mua bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau đây:

  • Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;
  • Thuộc danh mục cơ sở (nêu rõ thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nào theo quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy);
  • Địa chỉ tài sản được bảo hiểm;
  • Tài sản được bảo hiểm;
  • Số tiền bảo hiểm;
  • Mức khấu trừ bảo hiểm;
  • Thời hạn bảo hiểm;
  • Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm;
  • Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm;
  • Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành. Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung nêu trên.

Nghị định 97/2021/ND-CP có hiệu lực từ ngày 23 tháng 12 năm 2021.

Tải Bản tin pháp lý tại đây.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.