
1. Căn cứ pháp lý
2. Tài sản chung của vợ chồng là những loại nào?
Theo điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định cụ thể như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Như vậy, tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 33 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 bao gồm:
- Tài sản do vợ chồng tạo ra.
- Thu nhập do hoạt động sản xuất, kinh doanh, lao động, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng.
- Thu nhập hợp pháp khác trong giai đoạn hôn nhân trừ các trường hợp được nêu rõ tại khoản 1, Điều 40, Luật Hôn nhân gia đình 2014.
“Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
- Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.”
- Tài sản được cho tặng, thừa kế chung bởi vợ chồng.
- Tài sản khác được vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Quyền sử dụng đất của vợ hay chồng có được trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp vợ chồng được cho tặng riêng, thừa kế riêng hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Nếu xảy ra tranh chấp giữa vợ chồng mà các bên không chứng minh được đó là tài sản riêng thì tài sản này được xem là tài sản chung.
Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng sẽ thuộc sở hữu chung nhất và được dùng để thực hiện nghĩa vụ của vợ chồng và đảm bảo nhu cầu của cả gia đình.
3. Tài sản riêng của vợ chồng là những loại nào?
Căn cứ vào Điều 43 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ chồng sẽ gồm:
- Tài sản mà vợ, chồng có trước khi kết hôn.
- Tài sản của vợ, chồng được cho tặng riêng hoặc thừa kế riêng trong giai đoạn hôn nhân.
- Tài sản được chia riêng cho mỗi bên theo quy định tại Điều 38, 39, 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
- Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Điều 39. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
- Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
- Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
- Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
- Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.”
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của mỗi bên.
- Tài sản khác mà pháp luật quy định thuộc sở hữu riêng của mỗi bên, bao gồm:
- Quyền sở hữu trí tuệ theo quy định về Luật sở hữu trí tuệ.
- Tài sản mà mỗi bên lập quyền sở hữu riêng theo quyết định, bản án của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.
- Khoản ưu đãi, trợ cấp mà mỗi bên được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, quyền tài sản khác liên quan đến nhân thân của mỗi bên.
- Tài sản được tạo ra từ tài sản riêng của mỗi bên cũng được xem là tài sản riêng của vợ, chồng.
- Lợi tức, hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng trong giai đoạn hôn được được thực hiện theo quy định tại khoản 1,Điều 33 và khoản 1, Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

“Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
- Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Như vậy, dựa vào nguồn gốc hình thành tài sản bạn có thể xác định được đâu là tài sản chung và đâu là tài sản riêng của vợ, chồng. Tuy nhiên trên thực tế việc này khó khăn hơn rất nhiều. Ngoài ra, theo khoản 3, Điều 33 Luật Hôn nhân & gia đình 2014 quy định: ”Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Do đó, nếu tài sản không được tạo lập từ tài sản riêng trước hôn nhân hoặc không có thỏa thuận gì khác thì tài sản hình thành sau hôn nhân đều được xem là tài sản chung của vợ chồng. Nếu muốn xác định có tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì mỗi bên phải có căn cứ chứng minh thuyết phục.
4. Cách chứng minh tài sản riêng của vợ chồng trong hôn nhân
- Về thời điểm xác lập tài sản
Theo quy định của pháp luật thì tài sản có được trước khi kết hôn là tài sản riêng của vợ, chồng. Còn tài sản hình thành sau hôn nhân sẽ thuộc tài sản chung của vợ chồng ngoại trừ trường hợp được thỏa thuận khác. Do đó, trong trường hợp phát sinh tranh chấp và cần chứng minh tài sản riêng của vợ, chồng thì các bên cần đưa ra chứng cứ cụ thể chứng minh tài sản đó là tài sản riêng.
- Về nguồn gốc tài sản
Để chứng minh được tài sản riêng của vợ, chồng thì các bên phải xác định được nguồn gốc của tài sản.
- Đây là tài sản được ông bà tổ tiên để lại hay được bố mẹ người thân cho tặng hoặc tài sản có được từ việc nhận thừa kế?
- Trường hợp là tài sản được vợ, chồng mua bằng tiền riêng thì tiền đó có nguồn gốc từ đâu?
- Tài sản riêng đó có được cơ quan có thẩm quyền xác nhận chưa? Hoặc có giấy tờ, tài liệu liên quan nào làm căn cứ để xác nhận về tài sản riêng hay khoản tiền riêng đó của vợ, chồng hay không?

- Về quá trình sử dụng tài sản
Theo quy định tại Điều 31, Luật Hôn nhân và gia đình thì: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng”.
Theo đó, việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của cả hai bên trong những trường hợp sau đây:
- Bất động sản.
- Tài sản đang là nguồn thu nhập chủ yếu của vợ chồng.
- Động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khoản tiền riêng được tạo ra do quá trình lao động của bạn trước khi kết hôn sẽ được xem là tài sản riêng. Và bạn có toàn quyền quyết định việc sử dụng số tiền này cho mục đích nào đó như mua đất, mua nhà, mua xe,… Tuy nhiên, để chắc chắn rằng nếu sau này chẳng may hai vợ chồng ly hôn mà bạn vẫn có quyền quyết định với tài sản hình thành sau hôn nhân được tạo ra từ tiền riêng của mình thì bạn có thể thực hiện một trong các cách sau:
- Chứng minh được số tiền mua tài sản là có được từ trước hôn nhân: Bạn có thể xác nhận thông qua các hợp đồng lao động vào giai đoạn trước khi kết hôn hoặc yêu cầu vợ/chồng xác nhận. Sau đó, bạn có thể sử dụng khoản tiền riêng này để mua tài sản (nhà, đất,…) và chúng vẫn được xác nhận là tài sản riêng dù được hình thành trong giai đoạn hôn nhân.
- Chứng minh tài sản (tiền, nhà, đất,…) này được bố mẹ, anh chị em ruột cho riêng thông qua hợp đồng chuyển nhượng: Bạn có thể nhờ người thân đại diện cho mình để mua tài sản rồi làm thủ tục chuyển nhượng lại quyền sử dụng tài sản này cho riêng bạn. Hoặc bạn cũng có thể ký một hợp đồng tặng cho tiền người thân thích của mình với điều kiện phải mua tài sản sẽ được xem là tài sản riêng của bạn.
- Thỏa thuận với vợ/chồng về việc xác nhận tài sản (tiền, nhà, đất,..) này là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân: Bạn cần soạn thảo một văn bản thỏa thuận về tài sản chung, tài sản riêng với vợ/chồng hoặc văn bản từ chối quyền tài sản hoặc văn bản cam kết giữa hai bên trong thời kỳ hôn nhân.
5. Những câu hỏi thường gặp
- Tài sản hình thành sau hôn nhân là gì?
Tài sản hình thành sau hôn nhân được hiểu là toàn bộ tài sản do vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng tạo ra và nhận được trong toàn bộ thời gian hôn nhân của vợ chồng tính từ thời điểm hai người xác lập quan hệ hôn nhân. Tài sản hình thành sau hôn nhân được chia thành 2 loại là: tài sản chung và tài sản riêng của vợ/chồng.

- Đâu là tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân?
Căn cứ vào Điều 43, Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ gồm:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
- Tài sản trước hôn nhân là như thế nào?
Tài sản trước hôn nhân được hiểu là những tài sản của cá nhân vợ hoặc chồng tạo ra hay nhận được trước khi họ kết hôn. Tài sản này sẽ hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của cá nhân.
- Vợ chồng có quyền gì đối với tài sản chung?
Căn cứ vào Điều 35, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ chồng sẽ có quyền chiếm hữu, định đoạt tài sản chung, cụ thể như sau:
“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
- Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”
Trên đây là những nội dung chi tiết về tài sản hình thành sau hôn nhân mà Apolat Legal muốn chia sẻ đến bạn. Nếu vẫn còn thắc mắc hay gặp khó khăn gì liên quan đến vấn đề này, bạn hãy liên hệ với Apolat theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ ngay nhé.
Thông tin liên hệ:
- HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
- HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: 0911 357 447
- Email: info@apolatlegal.com
- Website: apolatlegal.com
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.