Cách chia tài sản sau ly hôn theo quy định mới nhất

Cách chia tài sản sau ly hôn theo quy định mới nhất hiện nay

Phân chia tài sản khi ly hôn là một quy trình quan trọng bắt buộc cả hai bên vợ, chồng phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, họ cũng có thể tự nguyện thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung, tài sản riêng, và các nghĩa vụ tài chính khác hoặc nếu cần cả hai vợ chồng có thể yêu cầu tòa án can thiệp để giải quyết theo quy định pháp luật.

Quá trình phân chia tài sản khi ly hôn và quyền nuôi con luôn là hai khía cạnh quan trọng và phức tạp khi tiến hành ly hôn. Để đảm bảo quá trình thuận lợi và công bằng, việc đạt được thỏa thuận giữa cả hai bên sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngược lại, trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, có quyền lựa chọn yêu cầu sự can thiệp của tòa án để giải quyết vấn đề theo đúng quy định pháp luật.

Vậy, các nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn được quy định như thế nào? Thủ tục yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn. Tất cả sẽ được Apolat Legal giải đáp ngay trong bài viết bên dưới.

Chia tài sản ly hôn theo quy định nhà nước ban hành
Cách chia tài sản ly hôn theo quy định mới nhất hiện nay của nhà nước

1. Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn được quy định như thế nào?

Việc phân chia tài sản khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 theo 3 nguyên tắc như sau:

  • Nguyên tắc chia đôi;
  • Nguyên tắc phân chia tài sản chung bằng hiện vật;
  • Nguyên tắc tài sản riêng của ai thuộc sở hữu của người đó.
Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn được quy định như thế nào
Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn

Nguyên tắc chia đôi: Theo Khoản 2, Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

  • Hoàn cảnh của gia đình nói chung và vợ, chồng nói riêng;
  • Công sức của vợ, chồng đóng góp vào sự xây dựng, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Trong đó, lao động của vợ và chồng trong gia đình được tính là lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích tối đa của vợ, chồng trong sản xuất, kinh doanh để cả hai bên đều có đủ điều kiện tiếp tục lao động tạo ra thu nhập;
  • Sai sót của mỗi bên có vi phạm đến quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng.

Nguyên tắc chia đôi tài sản khi ly hôn có thể hiểu một cách đơn giản là mỗi bên được sở hữu một nửa (½) giá trị tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân. Tuy vậy, trong quá trình thẩm định sẽ còn dựa vào một số yếu tố khác như hoàn cảnh riêng của mỗi bên, công sức lao động đóng góp, sai sót của vợ, chồng… Nghĩa là, không phải trường hợp nào cũng áp dụng chia đôi 50 50 giá trị tài sản mà có thể linh hoạt hơn theo tình huống thực tế. Có rất nhiều trường hợp đặc biệt khối tài sản tạo lập được chia theo tỷ lệ 70:30 hay 80:20 vẫn được xem là hợp pháp và đúng với quy định.

Nguyên tắc phân chia tài sản chung bằng hiện vật: Với nguyên tắc chia tài sản ly hôn này, pháp luật sẽ ưu tiên phân chia các tài sản bằng hiện vật trước nếu không chia được bằng hiện vật thì mới định giá thành tiền để phân chia, bên nhận hiện vật sẽ có trách nhiệm thanh toán lại cho bên kia số tiền chênh lệch.

Nguyên tắc tài sản riêng của ai thuộc sở hữu của người đó: Trừ các loại tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Ngoài ra, trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản chung với tài sản riêng trong quá trình phân chia tài sản khi ly hôn thì bên không nhận tài sản sẽ được bên còn lại thanh toán phần giá trị mà mình đã đóng góp vào để tạo lập nên khối tài sản đó.

Xem thêm bài viết: Phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo nguyên tắc nào?

tư vấn ly hôn chia tài sản
Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn

2. Các trường hợp phân chia tài sản chung khi ly hôn

Luật chia tài sản khi ly hôn quy định tài sản chung sẽ được phân chia trong 03 trường hợp sau đây:

  • Phân chia tài sản khi vợ chồng sống chung với gia đình;
  • Phân chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn;
  • chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh.
3 trường hợp phân chia tài sản chung khi ly hôn
Các trường hợp phân chia tài sản chung khi ly hôn

2.1. Trường hợp phân chia tài sản khi vợ chồng sống chung với gia đình

Nếu vợ chồng ly hôn trong trường hợp đang sống chung với gia đình, tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung không xác định được, thì vợ hoặc chồng sẽ được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình, căn cứ vào những đóng góp trong việc xây dựng, duy trì và phát triển khối tài sản chung cũng như đời sống chung của gia đình. Việc chia tài sản sau ly hôn này sẽ do vợ chồng thỏa thuận với gia đình, không được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Nếu vợ chồng ly hôn trong trường hợp đang sống chung với gia đình, tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung có thể xác định được thì khi ly hôn, phân ftaif sản của vợ chồng được tích ra từ khối tài sản chung đó có thể chia theo quy định tại Điều 59 của luật này.

2.2. Trường hợp phân chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn 

Theo Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc phân chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn như sau:

Trường hợp chia quyền sử dụng đất làm tài sản riêng: Theo luật phân chia tài sản khi ly hôn, quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì vẫn sẽ thuộc về bên đó sau khi ly hôn.

Trường hợp chia quyền sử dụng đất làm tài sản chung: 

  • Đất nông nghiệp trồng cây quanh năm và đất nuôi trồng hải sản, nếu cả hai bên vợ chồng đều có nhu cầu và điều kiện tiếp tục sử dụng đất thì sẽ theo thỏa thuận của cả hai bên khi thực hiện ly hôn. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia tài sản ly hôn theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
  • Nếu chỉ có một bên vợ hoặc chồng có nhu cầu và đủ điều kiện sử dụng đất trực tiếp thì quyền sử dụng đất vẫn thuộc về bên đó, tuy nhiên theo luật phân chia tài sản khi ly hôn thì phải thanh toán cho bên còn lại phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng.
  • Trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây quanh năm và đất nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn, quyền sử dụng đất của vợ chồng sẽ được tách ra và chia theo quy định nói trên.
  • Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp trồng rừng hay đất ở thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Các loại đất khác được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung thì khi ly hôn, quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất nhưng tiếp tục sống chung với hộ gia đình sẽ được xác định theo quy định tại Điều 61 Luật này.

2.3. Trường hợp phân chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh

Theo Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nếu vợ chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung thì sẽ có quyền được nhận tài sản đó  và thanh toán lại cho bên kia phần giá trị tài sản tương ứng mà họ được hưởng, trừ những trường hợp khác được quy định trong pháp luật.

luật phân chia tài sản của vợ chồng trong kinh doanh
Phân chia tài sản chung khi ly hôn trong những trường hợp nào?

3. Thủ tục yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cùng với Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2014, hồ sơ chia tài sản chung sau khi ly hôn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn;
  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của vợ và chồng;
  • Sổ hộ khẩu;
  • Bản án hoặc quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu ly hôn;
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản chung và tài sản riêng của cả hai bên;
  • Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản chung của vợ chồng.

Theo Khoản 1 Điều 28 và Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện, trong phạm vi “Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn”. Trường hợp có bất động sản, việc phân chia tài sản chung sau khi ly hôn không có tranh chấp hôn nhân và con chung thì thẩm quyền giải quyết là nơi có bất động sản tranh chấp.

Thời gian giải quyết chia tài sản chung sau khi ly hôn của vợ chồng là 04 tháng tại cấp sơ thẩm theo Điểm a Khoản 1 Điều 203 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 và có thể gia hạn thêm 02 tháng nếu vụ án phức tạp. Tại cấp phúc thẩm, thời hạn giải quyết chia tài sản sau khi ly hôn là 03 tháng, có thể gia hạn thêm 01 tháng theo Khoản 1 Điều 186 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.

Dịch vụ: Luật sư tư vấn về tranh chấp tài sản uy tín chuyên nghiệp

4. Vợ chồng có được yêu cầu chia tài sản khi đã ly hôn nhiều năm?

Câu trả lời là ĐƯỢC. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, vợ chồng vẫn có quyền yêu cầu chia tài sản ngay cả khi họ đã ly hôn từ nhiều năm trước. Quyền yêu cầu chia tài sản khi ly hôn giữa hai vợ chồng không có thời hạn cụ thể, vì vậy vợ hoặc chồng có thể đưa ra yêu cầu chia tài sản sau một khoảng thời gian dài kể từ thời điểm ly hôn. Việc chia tài sản sau ly hôn đòi hỏi sự tham gia tích cực của cả hai bên thông qua thương lượng trực tiếp hoặc thông qua Tòa án.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01 năm 2016, vợ và chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về mọi vấn đề bao gồm cả phân chia tài sản chung của họ. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận và có yêu cầu gửi đến Tòa án, Tòa án sẽ xem xét và quyết định áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Do đó, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn là quyền của cả hai người. Cả hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án can thiệp để giải quyết. Ngay cả khi đã ly hôn từ nhiều năm trước, nếu có yêu cầu, họ vẫn giữ quyền yêu cầu Tòa án thực hiện giải quyết chia tài sản sau ly hôn.

5. Con có được chia tài sản khi cha mẹ ly hôn?

Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016, Tòa án chỉ phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Tuy nhiên, con cái vẫn có thể được chia phần tài sản khi cha mẹ ly hôn trong 03 trường hợp sau đây:

  • Cha mẹ có thỏa thuận về việc chia tài sản cho con: Theo Điều 38 và Điều 55 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nếu cha mẹ đạt được thỏa thuận về việc chia tài sản chung cho con khi ly hôn thì con sẽ được hưởng phần tài sản theo thỏa thuận của cha mẹ. Trong trường hợp không thể thỏa thuận hoặc có tranh chấp tài sản giữa vợ chồng thì Tòa án sẽ quyết định dựa trên tình hình thực tế và quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và Gia đình.
  • Con là đồng sở hữu tài sản với cha mẹ: Nếu con có tên trong sổ hộ khẩu và đồng sở hữu của tài sản chung của gia đình, khi vợ chồng ly hôn và chia tài sản, con cũng sẽ được chia tương ứng với quyền sở hữu của mình trong phần tài sản đó. Đối với tài sản mà con có công sức đóng góp trong quá trình tạo lập tài sản thì khi phân chia cũng phải đảm bảo quyền và lợi ích của con.
  • Con và cha mẹ cùng mua hoặc nhận, tặng, cho hoặc thừa kế chung: Trong trường hợp này, con sẽ có quyền và nghĩa vụ tương đương với cha mẹ đối với tài sản đó. Như vậy, con vẫn được chia tài sản tương ứng khi cha mẹ ly hôn.

6. Chồng không chịu chia tài sản khi ly hôn thì phải làm như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc phân chia tài sản khi ly hôn đòi hỏi sự thoả thuận giữa các bên, trong trường hợp không đạt được thoả thuận thì yêu cầu Toà án giải quyết. Do đó, chồng không đồng ý thực hiện việc chia tài sản thì bên còn lại có quyền đưa vụ án lên Toà án để giải quyết tranh chấp về tài sản chung sau khi ly hôn. Sau khi có bản án có hiệu lực từ Tòa án có thẩm quyền, nếu chồng không tự nguyện thi hành án, vợ có thể nộp đơn yêu cầu thi hành án và cung cấp bản án để cơ quan thi hành án thực hiện.

7. Chia tài sản sau ly hôn có phải nộp thuế không?

Theo điểm a khoản 1 Điều 3 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, bất động sản là tài sản chung của vợ chồng và khi có quyết định ly hôn từ Tòa án, việc phân chia tài sản chung sau ly hôn này sẽ được miễn thuế. Vì vậy, thu nhập phát sinh từ quyền sử dụng đất cùng chồng khi ly hôn không phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.  Bất kể vợ chồng có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận, thì quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân sẽ tuân theo theo quy định của pháp luật.

8. Những câu hỏi thường gặp về chia tài sản vợ chồng khi ly hôn

8.1. Tài sản nào không phải chia khi ly hôn?

Trong quá trình xử lý việc chia tài sản khi vợ chồng ly hôn, có những trường hợp tài sản không phải chia theo các điều kiện sau đây:

  • Tài sản được vợ chồng thỏa thuận không chia khi giải quyết ly hôn: Trong trường hợp mà vợ chồng thỏa thuận trước đó không chia tài sản trong quá trình giải quyết ly hôn, thì tòa án sẽ không can thiệp vào việc chia tài sản này. Điều này có nghĩa là thỏa thuận giữa hai bên về việc không chia tài sản sẽ được tôn trọng và tuân theo.
  • Tài sản riêng của vợ và chồng: Tài sản được coi là riêng của mỗi vợ hoặc chồng không phải chia trong quá trình ly hôn. Điều này áp dụng cho những tài sản mà mỗi người đã sở hữu trước hôn nhân, được thừa kế từ gia đình hoặc nhận từ người thứ ba, và không liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Tài sản riêng này sẽ thuộc quyền sở hữu và quản lý của người tương ứng, và không bị ảnh hưởng bởi việc ly hôn.

8.2. Phân chia tài sản khi ly hôn nào có lợi nhất?

Cách chia tài sản khi ly hôn có lợi cho người yêu cầu nhất khi:

  • Tài sản được phân chia tăng giá đều theo thị trường như bất động sản. Lúc này người nhận tài sản và thanh toán tiền cho bên kia sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
  • Tài sản được phân chia là nguồn tạo ra thu nhập lớn, chẳng hạn như tài sản chung là vườn cây đang trong quá trình thu hoạch, người quản lý và nhận tài sản lúc này là người có lợi nhất.

Tóm lại, có thể thấy người được nhận tài sản đa số là bên có lợi hơn. Do đó, việc chia tài sản khi ly hôn được được suy tính, cân nhắc xem gửi yêu cầu cho Tòa án thế nào là tốt nhất? Muốn Tòa án phân chia tài sản đó cho mình thì cần những chứng cứ gì?

Xem thêm bài viết: Ý nghĩa về việc xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng

8.3. Tài sản khi ly hôn có bắt buộc phải được chia bằng hiện vật không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia bằng hiện vật, và nếu không thể chia được bằng hiện vật, thì sẽ được chia dựa trên giá trị của tài sản. Nếu bên nào nhận được phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn so với phần mình được hưởng, thì bên đó sẽ phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Trên đây là một số quy định về việc chia tài sản khi ly hôn mà bạn có thể tham khảo. Nếu có nhu cầu được tư vấn ly hôn chia tài sản, hãy liên hệ ngay với Apolat Legal để được giải đáp chi tiết thắc mắc.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

  • Địa chỉ:
    • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
    • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Phone: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.