Công đoàn là một tổ chức chính trị – xã hội của người lao động, Công đoàn được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện của người lao động. Công đoàn được phân thành Công đoàn cơ sở hoạt động tại các doanh nghiệp,… và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện nhiệm vụ liên kết, chỉ đạo hoạt động của Công đoàn cơ sở và thường là Công đoàn cấp quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh.
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các hợp tác xã có sử dụng lao động theo pháp luật về lao động, bao gồm cả các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng lao động là người Việt Nam (Sau đây gọi tắt là “Doanh nghiệp”) được thành lập công đoàn cơ sở khi có đủ hai điều kiện là có tư cách pháp nhân đầy đủ và phải có ít nhất năm (05) đoàn viên công đoàn hoặc năm (05) người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam thì sẽ đủ điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở.
Khi doanh nghiệp bạn muốn thành lập công đoàn cơ sở cho người lao động thì cẩn tuân thủ quy trình sau:
Điều kiện để duy trì hoạt động của Công đoàn cơ sở là phải luôn đảm bảo tối thiểu có năm (05) đoàn viên hoạt động công đoàn. Đồng thời đoàn viên phải thực hiện nghĩa vụ đóng Đoàn phí công đoàn tương ứng với 1% mức lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của đoàn viên đó và Kế toán công đoàn phải thực hiện các báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo thu chi công đoàn cho công đoàn cấp trên trực tiếp, điều này giống như hoạt động kinh doanh của một pháp nhân, có nghĩa vụ ghi nhận lại tình hình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trường hợp Công đoàn cơ sở không đảm bảo các nội dung trên thì tiến hành nộp Đơn xin giải thể Công đoàn cơ sở kèm theo Báo cáo quyết toán tài chính và gửi về Công đoàn cấp trên trực tiếp để được giải quyết. Đồng thời, Công đoàn cơ sở liên hệ với Công đoàn thành phố để được hướng dẫn chi tiết về việc trả dấu công đoàn.
Trong quá trình hoạt động, Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp được trích chuyển lại Kinh phí công đoàn bằng 69% (tỷ lệ này có thể thay đổi theo từng năm) trên 2% của tổng mức đóng bảo hiểm xã hội của cho tất cả người lao động của doanh nghiệp và được giữ lại Đoàn phí công đoàn 40% trên tổng mức đóng 1% mức đóng bảo hiểm xã hội của mỗi người lao động.
Điều này có thể thấy, hoạt động công đoàn đang được Nhà nước quan tâm và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, tuy nhiên hoạt đông của Công đoàn cơ sở là phức tạp và có quy trình rõ rang, vì vậy đối với những doanh nghiệp có số lao động đông như các doanh nghiệp về sản xuất, xây dựng thì nên thành lập công đoàn, riêng đối với các doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập thì tổ chức công đoàn sẽ ít chặt chẽ và không đảm bảo được mục đích hoạt động.