1. Có những loại thương hiệu gì?
Sự đa dạng về khái niệm của “thương hiệu” cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phân loại thương hiệu. Trên thực tế, có rất nhiều loại hình và mỗi loại đều sở hữu những đặc trưng khác nhau. Trong đó, có 2 loại thương hiệu doanh nghiệp cần quan tâm đó là:
Thương hiệu doanh nghiệp (Thương hiệu gia đình)
Là loại hình thương hiệu mà mỗi loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đều được gắn thương hiệu nhau. Ví dụ như TH true MILK gán cho các sản phẩm của hãng hay các sản phẩm của Vinamilk đều được gán tên Vinamilk.
Đặc điểm của loại hình thương hiệu này là tính đại diện cho các loại hàng hóa, dịch vụ và tính khái quát cao. Loại hình này thường được xây dựng từ tên giao dịch của doanh nghiệp.
Thương hiệu sản phẩm (Thương hiệu tập thể)
Thương hiệu sản phẩm là loại hình thương hiệu phổ biến, được hiểu là thương hiệu của 1 hoặc một số chủng loại hàng hóa do 1 doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.
Thông thường, thương hiệu sản phẩm do các doanh nghiệp cùng địa bàn gắn bó chặt chẽ với tên gọi xuất xứ hàng hóa và chỉ dẫn địa lý sản xuất dưới tên của một thương hiệu. Ví dụ như sản phẩm rượu mạnh Cognac Pháp được sản xuất bởi một hiệp hội Cognac như Hennessy, Martell, Remy Martin, Courvoisier, Camus,…
Tóm lại, chức năng của thương hiệu cho ta thấy vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp và cả sự trải nghiệm của người tiêu dùng. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay.
2. Các chức năng của thương hiệu
2.1 Chức năng của thương hiệu đối với doanh nghiệp
Thương hiệu được xem như bộ mặt, bệ phóng vững chắc cho quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Chức năng của thương hiệu với doanh nghiệp được thể hiện rõ rệt qua các khía cạnh sau:
Thương hiệu là công cụ giúp nhận diện và phân biệt sản phẩm
Yếu tố nhận diện được xem là một trong những chức năng quan trọng nhất của thương hiệu. Bởi thông qua thương hiệu, người tiêu dùng có thể dễ dàng phân biệt được sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp so với những đối thủ cùng ngành.
Đồng thời, chức năng của thương hiệu còn giúp doanh nghiệp định vị phân khúc thị trường hiệu quả và gia tăng lợi thế cạnh tranh. Ví dụ như Honda là thương hiệu xe máy nổi tiếng với nhiều dòng xe khác nhau như Wave dành cho những người thu nhập thấp, Future hướng đến đối tượng trung bình hay SH nhắm vào những đối tượng thu nhập cao.
Như vậy, có thể thấy Honda đã thành công trong việc định vị thương hiệu của mình trong thị trường xe máy. Dựa trên yếu tố nhận diện thương hiệu, họ đã phân chia khách hàng của mình thành những nhóm đối tượng mục tiêu khác khác nhau.
Cung cấp thông tin và chỉ dẫn cho khách hàng
Không chỉ dừng lại ở yếu tố nhận biết, chức năng của thương hiệu còn cung cấp đến khách hàng những thông tin cơ bản về thương hiệu và chỉ dẫn thông qua các yếu tố hình ảnh, ngôn từ và ký tự.
Sự nhận biết rõ ràng nhất chính là slogan, câu khẩu hiệu chứa đựng giá trị thông điệp doanh nghiệp muốn truyền tải đến công chúng.
Thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo niềm tin và cảm nhận với khách hàng
Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy được hiểu là cảm nhận của người tiêu dùng khi trải nghiệm một sản phẩm hay dịch vụ nào đó của doanh nghiệp. Sự cảm nhận này không phải tự nhiên mà có, chúng được cấu thành từ các yếu tố liên quan đến thương hiệu như tên gọi, thông điệp, hình ảnh và giá trị mang đến cho người tiêu dùng.
Một thương hiệu lớn, có tên tuổi chắc chắn sẽ mang đến cảm giác an toàn và có được sự tín nhiệm từ khách hàng. Nếu chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố thu hút khách hàng, thì thương hiệu lại là nhân tố giữ chân lòng trung thành của họ.
Vì thế, việc xây dựng thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có được sự tín nhiệm của khách hàng, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Thương hiệu có chức năng kinh tế
Không thể phủ nhận chức năng của thương hiệu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chúng được xem là tài sản vô hình nhưng mang đến giá trị vô cùng tiềm năng. Giá trị này thể hiện rõ rệt qua các lợi ích kinh tế như:
- Tăng doanh thu bán hàng.
- Xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng.
- Mở rộng quy mô thị trường.
- Thu hút nhân sự lao động.
- Tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ.
Điều này càng được thể hiện rõ ràng khi doanh nghiệp đủ mạnh và bắt đầu xây dựng mô hình kinh doanh nhường quyền.
2.2 Chức năng của thương hiệu đối với người tiêu dùng
Không chỉ đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp, chức năng của thương hiệu cũng ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng. Cụ thể như:
Xác định rõ nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm
Thương hiệu là yếu tố để người tiêu dùng phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác. Đồng thời, thông qua hình ảnh, ngôn từ và ký tự cho biết những thông tin cơ bản như nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Thương hiệu càng lớn càng thể hiện sự uy tín của doanh nghiệp với công chúng.
Thể hiện đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm
Một trong những chức năng của thương hiệu chính là thể hiện các đặc điểm và thuộc tính sản phẩm đến khách hàng. Dựa vào điều này, có thể chia sản phẩm thành 2 nhóm như sau:
- Sản phẩm tìm kiếm: Logo và slogan ẩn chứa thông điệp, giá trị của sản phẩm mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng. 2 yếu tố này giúp người dùng có thể đánh giá lợi ích sản phẩm bằng mắt.
- Sản phẩm có kinh nghiệm: Thông qua những trải nghiệm sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Tiết kiệm được thời gian và chi phí tìm kiếm sản phẩm
Một bộ nhận diện thương hiệu tốt sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về sản phẩm, dịch vụ, đồng thời cho thấy sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp. Chính điều này giúp khách hàng tiết kiệm một khoản thời gian và chi phí để tìm kiếm và sàng lọc sản phẩm.
Giảm rủi ro khi sử dụng sản phẩm
Phần cuối cùng chức năng của thương hiệu mà Apolat Legal chia sẻ đến bạn chính là hạn chế rủi ro khi sử dụng sản phẩm. Trên thực tế, giá trị sản phẩm sẽ được đánh giá cao nếu như được gắn với thương hiệu cụ thể. Điều này mang đến cho khách hàng cảm giác tin tưởng và an tâm hơn khi sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Ngược lại, những sản phẩm không có thương hiệu và nguồn gốc có thể mang đến những rủi ro không mong muốn như:
- Chất lượng sản phẩm không tương xứng với giá tiền bỏ ra.
- Dễ ảnh hưởng, gây hại đến sức khỏe.
- Chất lượng sản phẩm không như mong đợi.
Giúp khách hàng biểu đạt vị trí xã hội của mình
Thương hiệu góp phần tạo ra giá trị cá nhân cho người tiêu dùng. Trên thực tế, một thương hiệu nổi tiếng sẽ mang đến cho khách hàng một giá trị cá nhân trong cộng đồng, làm cho người tiêu dùng có cảm giác sang trọng, nổi bật và đẳng cấp hơn khi tiêu dùng hàng hóa mang thương hiệu đó.
Thông tin liên hệ:
- HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
- HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Phone: 0911 357 447
- Email: info@apolatlegal.com
- Website: apolatlegal.com
Tham khảo các bài viết liên quan đến chức năng của thương hiệu
- Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu chi tiết
- Tầm quan trọng của nhãn hiệu
- Thủ tục đăng ký thương hiệu chi tiết
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.