
1. Tranh chấp đất đai là gì?
Theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai được định nghĩa là một tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa các bên trong quan hệ đất đai.
2. Cách viết đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Những bước viết đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
- Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Theo Điều 203, Khoản 3 của Luật đất đai năm 2013, UBND là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
- Ghi rõ thông tin về người đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, bao gồm họ tên, nơi cư trú cũng như danh sách những người liên quan đến tranh chấp đất đai.
- Cần trình bày rõ nội dung đơn bao gồm lý do, mục đích và sự việc dẫn đến tranh chấp đất đai. Nêu rõ các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian, các tranh chấp giữa hai bên liên quan đến khu vực tranh chấp, thửa đất, đường đi bị lấn chiếm,… Đặc biệt, cần đưa ra yêu cầu giải quyết tranh chấp.
- Ký tên và có xác nhận của chính quyền tại địa phương.
- Trình bày chứng cứ, tài liệu liên quan đến sở hữu và tranh chấp đất đai.
3. Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Để giải quyết tranh chấp đất đai, người sử dụng đất cần phải nộp đơn yêu cầu. Tuy nhiên, hiện tại, pháp luật không quy định mẫu đơn cụ thể. Dưới đây là một mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai tham khảo.
4. Thẩm quyền nào giải quyết tranh chấp đất đai?

Cách giải quyết tranh chấp đất đai sau khi đã hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành công như sau:
- Tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp liên quan đến tài sản gắn liền với đất thì sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân;
- Nếu không có giấy chứng nhận cũng như các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự có thể lựa chọn một trong hai phương án theo quy định sau đây:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền;
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩ m quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Lưu ý:
Các trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền được thực hiện như sau:
-
-
- Tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư: Chủ tịch UBND cấp huyện đảm nhiệm.
- Tranh chấp với cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết.
-
Sau khi ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, người có thẩm quyền phải đảm bảo rằng quyết định này được chấp hành nghiêm chỉnh bởi các bên tranh chấp. Nếu không chấp hành, cá nhân/ tổ chức sẽ bị cưỡng chế thi hành.
5. Những thông tin cần biết khi giải quyết tranh chấp đất đai
5.1 Nộp đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai tại đâu?
Trong trường hợp tranh chấp đất đai được chứng nhận bằng Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013, việc giải quyết tranh chấp về tài sản gắn liền với đất sẽ được Tòa án nhân dân đảm nhiệm.
Tuy nhiên, nếu tranh chấp đất đai không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013, người liên quan chỉ có thể chọn giải quyết theo hai hình thức sau:
-
-
- Nộp đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013;
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự cụ thể là Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015.
-
Nếu đương sự chọn giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền, thì việc giải quyết được thực hiện theo các quy định sau đây:
-
-
- Tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết. Nếu không đồng ý thì đương sự có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Tòa án nhân dân.
- Tranh chấp mà một bên tranh chấp là cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ đảm nhiệm giải quyết. Nếu không đồng ý thì đương sự có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ TN & MT hoặc Tòa án nhân dân.
-
Nếu hòa giải tại UBND xã không thành công thì các bên có thể yêu cầu giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 hoặc UBND cấp trên.
5.2 Thời hạn để giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã có thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều UBND chậm trong việc giải quyết. Để tiết kiệm thời gian và tránh những vấn đề phát sinh, bạn nên sử dụng các dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai.
6. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Theo Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP), thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
Công việc của UBND cấp xã khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai:
- Công việc của UBND cấp xã khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai:
- Xác minh, thẩm tra nguyên nhân phát sinh tranh chấp. Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan.
- Thành lập Hội đồng đảm nhiệm hòa giải tranh chấp đất đai.
- Tổ chức cuộc họp hòa giải với sự tham gia của thành viên Hội đồng hòa giải, các bên tranh chấp và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Nội dung của biên bản hòa giải tranh chấp đất đai:
- Địa điểm và thời gian tiến hành hòa giải.
- Thành phần tham dự hòa giải.
- Tóm tắt nội dung tranh chấp.
- Ý kiến của Hội đồng hòa giải.
- Những nội dung đã được thỏa thuận, không thỏa thuận bởi các bên tranh chấp.
- Yêu cầu về biên bản hòa giải tranh chấp đất đai:
- Biên bản phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của UBND cấp xã.
- Biên bản lưu tại UBND cấp xã và được gửi ngay cho các bên tranh chấp.
- Điều kiện tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai:
- Các bên tranh chấp đều có mặt.
- Nếu một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì việc hòa giải được coi như không thành.
7. Những câu hỏi thường gặp
1. Phân biệt định nghĩa tranh chấp đất đai với tranh chấp liên quan đến đất đai?
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về nghĩa vụ và quyền giữa các bên trong quan hệ đất đai. Tranh chất liên quan đến đất đai là tranh chấp về nghĩa vụ và quyền giữa các bên trong mối quan hệ dân sự có tính chất liên quan đến đất đai.
2. Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất đai, tranh chấp thừa kế đất có sử dụng chung được không?
Có ba dạng mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, bao gồm tranh chấp đất đai, thừa kế đất đai và lấn chiếm đất đai. Tuy nhiên, nội dung của mỗi mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp sẽ được viết lại cho phù hợp với từng vụ việc cụ thể.
Thường thì những tranh chấp này sẽ được gửi đến UBND xã/phường để được trưởng phòng địa chính hoặc chủ tịch UBND xã/phường tiến hành hòa giải. Sau đó, sẽ được lập biên bản hòa giải, tùy thuộc vào từng loại tranh chấp có thành hoặc không thành.
Nếu các bên không thể giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, họ có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân quận huyện nơi có mảnh đất tranh chấp.
Tóm lại, việc sử dụng mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai là cần thiết để giải quyết những tranh chấp một cách chính thống và đúng đắn. Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai sẽ là một giải pháp hữu hiệu cho những người đang phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến đất đai. Hãy liên hệ với dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai tại Apolat Legal để được hỗ trợ và tư vấn một cách chuyên nghiệp.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
- HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- SĐT: 0911 357 447
- Email: info@apolatlegal.com
- Website: apolatlegal.com
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.