1. Ưu điểm của thành lập doanh nghiệp mới
Thành lập doanh nghiệp mới được xem là giải pháp đơn giản cho nhiều nhà đầu tư, bởi hành động này mang đến các lợi ích nhất định như:
- Lợi ích về mục tiêu kinh doanh: Thành lập doanh nghiệp mới là một trong những yêu cầu bắt buộc của các ngành nghề kinh doanh siêu lợi nhuận hoặc ngành nghề đặc thù. Khi đó, doanh nghiệp của bạn có đầy đủ tư cách pháp nhân để tiến hành các công việc kinh doanh dài hạn.
- Lợi ích về pháp lý: Khi đó, doanh nghiệp sẽ được pháp luật công nhận và bảo hộ dưới các điều luật hiện hành. Đồng thời, pháp luật ban hành những quy định rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm của từng thành viên, cổ đông, từ đó giúp các giao dịch thực tế trở nên hợp pháp, rõ ràng và minh bạch.
Ngoài ra pháp luật cũng xây dựng hành lang pháp lý giúp công ty trở nên minh bạch, đáng tin cậy hơn.
- Lợi ích trong kinh doanh: Việc kinh doanh dưới hình thức một doanh nghiệp hợp pháp, tổ chức của bạn sẽ được cấp mã số doanh nghiệp, con dấu, giấy chứng nhận đăng ký, sử dụng hóa đơn tài chính cùng các tài liệu liên quan khác. Điều này giúp gia tăng tính chuyên nghiệp, lòng tin tưởng của đối tác và khách hàng. Đồng thời, việc thành lập doanh nghiệp mới còn là tiền đề cho sự thu hút vốn từ cá nhân, tổ chức hoặc vay vốn ngân hàng. Cũng như có thể mở rộng quy mô thị trường trong tương lai.
- Lợi ích cho xã hội: Một tổ chức kinh tế mới được thành lập lên cũng mang đến nhiều cơ hội cho người lao động, đóng góp một phần đến sự phát triển nền kinh tế tại Việt Nam.
2. Nhược điểm thành lập doanh nghiệp mới
Việc thành lập doanh nghiệp mới mang đến nhiều lợi ích, nhưng cũng đi kèm với một số khó khăn và rắc rối khi vận hành. Điều này thể hiện qua các nhược điểm như:
- Khối lượng công việc lớn, đòi hỏi nhiều thời gian để xây dựng mới từ con số 0;
- Áp lực về tinh thần khi phải tự mình hoàn thiện mọi thứ như các yêu cầu pháp lý về thành lập doanh nghiệp, đăng ký giấy phép kinh doanh, các kế hoạch phát triển nội bộ và xây dựng công ty;
- Sức ép về vấn đề tài chính trong giai đoạn đầu tiên như chi phí văn phòng, tiền lương nhân viên,…;
- Buộc phải kê khai và nộp thuế theo hàng quý hoặc hàng năm theo quy định pháp luật;
- Tiềm ẩn các nguy cơ gây thất bại, nhất là những doanh nghiệp mới phát triển bắt đầu mở rộng quy mô kinh doanh;
- Chịu sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước như: thuế, bảo hiểm xã hội, Sở KH&ĐT.
3. Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp mới
Một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp mới mà bạn cần chú ý đến như:
- Về pháp lý, tên công ty cần là tên riêng và không được trùng lặp với bất kỳ doanh nghiệp khác trên thị trường. Thông thường, cấu trúc đặt tên tiêu chuẩn gồm có: hình thức công ty + tên riêng;
- Đảm bảo địa chỉ công ty cần được xác định rõ ràng, chính xác tránh việc đặt ở chung cư hoặc nhà tập thể;
- Xác định rõ ngành nghề kinh doanh của mình để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước thẩm quyền;
- Xác định loại hình công ty phù hợp với tình hình thực tế của mình;
- Chuẩn bị mức vốn điều lệ theo quy định của pháp luật để duy trì hoạt động công ty. Về pháp lý, một số ngành nghề được yêu cầu đóng vốn điều lệ. Thời hạn hoàn thành vốn điều lệ là 90 ngày kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý về thành lập doanh nghiệp mới, bạn cần tiến hành những hoạt động sau để hợp pháp hóa việc kinh doanh. Công việc sau khi thành lập công ty gồm có:
- Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia;
- Tiến hành khắc con dấu riêng và thông báo công khai mẫu dấu sử dụng;
- Thực hiện kê khai và đóng thuế theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Mua chữ ký số và đăng ký mở tài khoản ngân hàng;
- Treo bảng hiệu công ty và phát hành hóa đơn GTGT;
- Thực hiện nghĩa vụ góp vốn đúng thời hạn như đã cam kết.
4. Những rủi ro khi thành lập công ty
Mặc dù việc thành lập công ty mới mang đến nhiều ưu điểm nổi bật cho các cá nhân, tổ chức. Song, hành động này vẫn tồn tại không ít rủi ro trong quá trình vận hành, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Một số rủi ro doanh nghiệp mới hay vướng phải như:
- Không chọn đúng loại hình doanh nghiệp: Hiện nay, pháp luật ban hành 03 loại hình phổ biến là công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần. Việc xác định đúng loại hình phù hợp với tình hình doanh nghiệp sẽ giúp bạn hạn chế các rủi ro về tài sản, tranh chấp quyền điều hành, góp vốn và chia lợi nhuận.
- Đăng ký vốn điều lệ quá thấp hoặc quá cao: Việc đăng ký vốn quá thấp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi đó tổ chức không chỉ vay mượn thêm dòng vốn để trang trải chi phí vận hành mà còn ảnh hưởng đến khả năng ký kết các hợp đồng có giá trị lớn hơn vốn điều lệ. Qua đó, gián tiếp làm mất cơ hội kinh doanh.. Trong khi đó, việc đăng ký vốn quá cao so với khả năng tài chính thực tế là hành vi vi phạm pháp luật được quy định trong Luật doanh nghiệp 2020 và làm tăng trách nhiệm của doanh nghiệp khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn.
- Không tuân thủ các quy định về thế: Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tổ chức bắt đầu phát sinh trách nhiệm và nghĩa vụ kê khai, đóng thuế theo thời hạn quy định. Việc đóng chậm thuế dẫn đến doanh nghiệp phải chịu xử phạt pháp lý bằng tiền có thể lên tới 25.000.000 đồng.
- Rủi ro về kế toán: Các rủi ro về kế toán có thể xảy ra như thất thoát công nợ, sổ sách kế toán không được hoàn tất, báo cáo thuế thiếu chính xác, hạch toán sai hoặc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Bên cạnh các rủi ro kể trên, tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh mà có thể phát sinh các rủi ro như không chấp hành quy định phòng cháy chữa cháy, không tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm, vi phạm độc quyền thương hiệu hoặc bị mất thương hiệu do không đăng ký bảo hộ,…
Trên đây là những giải đáp về các ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới mà Apolat Legal chia sẻ đến bạn. Apolat Legal với dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, hỗ trợ bạn hoàn tất các thủ tục pháp lý một cách nhanh chóng. Nếu như quan tâm về dịch vụ, liên hệ chúng tôi qua hotline sau:
- Văn phòng HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
- Văn phòng HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Phone: 0911 357 447
- Email: info@apolatlegal.com
- Website: apolatlegal.com
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.