Thuế suất chuyển giao công nghệ ra nước ngoài là bao nhiêu?

Hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng và việc phát triển của giao thương quốc tế, rất nhiều hoạt động ngoại thương được diễn ra và phát triển. Trong đó, hoạt động chuyển giao công nghệ ra nước ngoài đang là một hoạt động đang được quan tâm tới. Song song đó, cũng sẽ xuất phát một câu hỏi là thuế suất chuyển giao công nghệ ra nước ngoài là bao nhiêu? Hãy cùng Apolat Legal theo dõi bài viết sau để tìm được câu trả lời chính xác nhất.

1. Chuyển giao công nghệ ra nước ngoài là gì? 

Hiện nay, theo quy định pháp luật, khái niệm về chuyển giao công nghệ chuyển giao công nghệ ra nước ngoài đã được quy định cụ thể tại Luật Chuyển giao công nghệ 2017.

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 10, chuyển giao công nghệ ra nước ngoài là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.

Thuế suất chuyển giao công nghệ ra nước ngoài là bao nhiêu?
Thuế suất chuyển giao công nghệ ra nước ngoài là bao nhiêu?

2. Hỗ trợ của Nhà Nước về hoạt động chuyển giao công nghệ

Với tầm quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế, hoạt động chuyển giao công nghệ hiện nay đang được Nhà Nước ủng hộ và hỗ trợ phát triển. Trong đó, đối với lĩnh vực về thuế, Nhà Nước đang có những chính sách thuế để thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 39 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, những đối tượng sau đây được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế:

  1. Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, vật mẫu, công nghệ trong nước chưa tạo ra được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, giải mã, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ; tài liệu, sách báo khoa học phục vụ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
  2. Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức, cá nhân đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ có thu nhập từ hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ;
  3. Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, giải mã công nghệ tại doanh nghiệp;
  4. Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao.

3. Đối tượng công nghệ được phép chuyển giao

Hiện nay, theo quy định pháp luật, cụ thể hơn là Luật Chuyển giao công nghệ 2017, các cá nhân, tổ chức chỉ được phép chuyển giao công nghệ đối với các đối tượng mà pháp luật quy định.

Cụ thể hơn, theo quy định tại Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:

a) Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;

b) Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;

c) Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;

d) Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

4. Hình thức và phương thức chuyển giao công nghệ

4.1 Hình thức chuyển giao công nghệ

Theo quy định tại Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, việc chuyển giao công nghệ sẽ được tiến hành thông qua các hình thức sau:

  1. Chuyển giao công nghệ độc lập.
  2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:

a) Dự án đầu tư;

b) Góp vốn bằng công nghệ;

c) Nhượng quyền thương mại;

d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.

  1. Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
  2. Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.

4.2 Phương thức chuyển giao công nghệ

Theo quy định tại Điều 6 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, các doanh nghiệp sẽ thực hiện việc chuyển giao công nghệ qua các phương thức sau:

  1. Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
  2. Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
  3. Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
  4. Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này kèm theo các phương thức quy định tại Điều này.
  5. Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.

5. Thuế suất chuyển giao công nghệ ra nước ngoài là bao nhiêu?

Hiện nay, theo quy định pháp luật, bên cạnh việc hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua những chính sách thuế theo quy định tại Điều 39 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, pháp luật cũng đã có những quy định khác về thuế suất chuyển giao công nghệ ra nước ngoài.

Theo đó, tại Khoản 21 Điều 5 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008, đối tượng thuộc diện không chịu thuế Giá trị gia tăng sẽ bao gồm có chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính.

Cụ thể hơn, theo quy định tại Khoản 21 Điều 4 Thông tư số: 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính đã quy định rõ, đối tượng không chịu thuế Giá trị gia tăng sẽ bao gồm có: Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. 

Trong đó, trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Như vậy, có thể thấy, đối với hoạt động chuyển giao công nghệ, các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ sẽ không phải chịu thuế suất chuyển giao công nghệ ra nước ngoài đối với thuế Giá trị gia tăng.

 


Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Nhượng quyền thương mại. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.