- Khái niệm điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư
- Các trường hợp điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
- Khi nào mới cần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng đầu tư?
- Tổng hợp hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
- Các thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
- Các thông tin về điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
- Các lưu ý khi thay đổi giấy chứng nhận đầu tư
- Dịch vụ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Apolat
- Những câu hỏi thường gặp
1. Khái niệm điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 3 của Luật Đầu tư 2020 thì:
“Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.”
Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư là việc tổ chức, cá nhân (là chủ dự án đầu tư) thực hiện các thủ tục để thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định pháp luật.
Đặc điểm của hoạt động điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư:
- Phải được thực hiện bởi chủ sở hữu hợp pháp của dự án đầu tư hoặc người được ủy quyền hợp pháp.
- Nội dung điều chỉnh phải đúng thực tế thay đổi, có các bằng chứng pháp lý để chứng minh.
- Nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Việc điều chỉnh dự án đầu tư không trái với các quy định pháp luật, không trái với quy hoạch, kế hoạch của địa phương nơi đặt địa điểm thực hiện dự án.
2. Các trường hợp điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
Chủ sở hữu dự án đầu tư có quyền điều chỉnh dự án đầu tư trong các trường hợp sau:
- Điều chỉnh mã số dự án, tên, địa chỉ, thông tin của chủ đầu tư.
- Điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng trong dự án đầu tư.
- Điều chỉnh về mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
- Điều chỉnh chuyển nhượng dự án đầu tư.
- Điều chỉnh thời gian góp và huy động vốn của dự án đầu tư.
- Điều chỉnh vốn góp/ phần vốn góp (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động từ bên ngoài): tăng giảm vốn,…
- Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
- Tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, tiến độ đưa dự án đi vào hoạt động.
- Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động.
- Hạng mục chính của dự án.
- Trường hợp dự án được thực hiện theo từng giai đoạn, thì phải xác định rõ ràng các yếu tố: mục tiêu, thời hạn và nội dung hoạt động trong từng giai đoạn.
- Điều chỉnh công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư (và căn cứ, điều kiện áp dụng).
- Điều chỉnh chủ trương đầu tư trong một số trường hợp:
Theo khoản 3 Điều 41 của luật Luật Đầu Tư 2020.
“3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;
c) Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;
d) Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;
đ) Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
e) Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
g) Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).”
Chú ý: Theo Điều 41 khoản 4 của Luật Đầu tư 2020 “Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai;
b) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;
d) Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch;
đ) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
e) Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.”
3. Khi nào cần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Căn cứ vào Điều 41 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
Điều chỉnh dự án đầu tư
“1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;
c) Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;
d) Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;
đ) Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
e) Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
g) Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).
4. Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai;
b) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;
d) Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch;
đ) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
e) Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều này.
6. Trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tương ứng tại các điều 34, 35 và 36 của Luật này đối với các nội dung điều chỉnh.
7. Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh dự án đầu tư.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định trên, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”
4. Tổng hợp hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
4.1 Dự án không phải cấp chủ trương đầu tư
Hồ sơ hợp thức hóa giấy chứng nhận đầu tư bao gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hiện hành.
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh.
- Quyết định của chủ đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư khi điều chỉnh một trong các vấn đề sau:
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
- Diện tích sử dụng đất.
- Mục tiêu, phạm vi dự án đầu tư.
- Vốn đầu tư dự án (bao gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.
- Thời hạn dự án.
- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào sử dụng (nếu có).
- Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động và các nội dung chủ yếu của dự án, trường hợp dự án được thực hiện theo giai đoạn thì phải xác định cụ thể mục tiêu, thời hạn và nội dung hoạt động của từng giai đoạn.
Giải trình hoặc cung cấp các tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đầu tư, bao gồm:
-
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
- Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư bao gồm ít nhất một trong các tài liệu sau:
- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư.
- Cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ.
- Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính.
- Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư.
- Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
- Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, hồ sơ đề xuất điều chỉnh dự án đầu tư bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư.
- Mục tiêu, quy mô đầu tư.
- Nguồn vốn đầu tư và phương án huy động vốn.
- Địa điểm, thời hạn, tình hình thực hiện.
- Thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại dự án địa điểm.
- Dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có).
- Nhu cầu sử dụng lao động.
- Đề xuất ưu đãi đầu tư.
- Tác động và hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
- Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có).
- Trường hợp pháp luật về xây dựng có quy định phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư nộp Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
- Trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện phải được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
- Bản thuyết minh về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án phải được hướng dẫn và thu tiền tư vấn về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Các tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, các yêu cầu liên quan đến điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
4.2 Dự án phải cấp chủ trương đầu tư
Nhà đầu tư cần hoàn thành thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư. Trường hợp việc xin điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp trên thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Sau khi chủ trương đầu tư được chấp thuận, nhà đầu tư phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư kèm theo các giấy tờ nêu trên.
5. Các thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
5.1 Giấy chứng nhận đầu tư không có nhà đầu tư nước ngoài mới góp vốn, mua cổ phần
Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư:
- Bước 1: Kê khai thông tin dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài trước khi thực hiện thủ tục.
- Bước 2: Nộp hồ sơ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày sau khi kê khai hồ sơ trực tuyến.
- Bước 3: Nhận tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.
- Bước 4: Cơ quan đăng ký đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư và cập nhật tình hình xử lý hồ sơ.
- Bước 5: Thay đổi thông tin liên quan trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đăng thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Trong trường hợp điều chỉnh “Giấy chứng nhận đầu tư” dẫn đến thay đổi các thông tin liên quan ở “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” thì nhà đầu tư cần phải làm thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020.
5.2 Giấy chứng nhận đầu tư có nhà đầu tư nước ngoài mới góp vốn, mua cổ phần
- Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký đầu tư của tổ chức kinh tế có trụ sở chính để thực hiện các thủ tục cần thiết.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật thông tin của nhà đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 3: Thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cập nhật thông tin của nhà đầu tư mới và điều chỉnh các nội dung liên quan đến dự án đầu tư.
- Bước 4: Nếu nhà đầu tư thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì cần tiếp tục thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Bước 5: Xin cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
5.3 Lưu ý điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Nếu nhà đầu tư đề xuất điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà dẫn đến dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, thì cơ quan đăng ký đầu tư sẽ thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Doanh nghiệp chưa tách Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện tách thành Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cấp lại con dấu mới theo quy định.
- Đối với các ngành nghề kinh doanh mới được điều chỉnh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện trong quá trình hoạt động.
6. Các thông tin về điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
6.1 Cơ quan thẩm quyền điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư
Căn cứ Điều 39 Luật Đầu tư năm 2020 thì cơ quan thẩm quyền điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư quy định như sau:
- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
- Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ô tô ở A. Dự án này có nhà máy sản xuất tại các khu công nghiệp thuộc cả hai tỉnh, nhưng trụ sở chính (phòng điều hành) được đặt tại Bình Dương. Trong trường hợp này, ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Bình Dương sẽ có quyền cấp và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho dự án sản xuất ô tô A.
b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm Y, có xưởng sản xuất tại khu công nghiệp Phú Nghĩa thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Nội. Tuy nhiên, để thực hiện các hoạt động liên quan đến xuất khẩu và thương mại quốc tế, văn phòng điều hành của dự án Y được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Y là Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.
c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời Z tại khu công nghiệp thuộc tỉnh B. Hiện tại, tỉnh B vẫn chưa thành lập ban quản lý khu công nghiệp. Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh B sẽ có thẩm quyền điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Z, đảm bảo tuân thủ các quy định về đầu tư và phát triển kinh tế trong khu vực.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này.
6.2 Thời gian giải quyết hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
Theo hướng dẫn tại Điều 47 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
“Điều 47. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư
- Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến việc thay đổi tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo tài liệu liên quan đến việc thay đổi tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
Như vậy, theo quy định, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ tiến hành điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
6.3 Mức xử phạt vi phạm khi không thay đổi giấy chứng nhận đầu tư
Căn cứ điểm b Khoản 2, điểm b Khoản 3 Điều 17 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm về thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
“Vi phạm về việc cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC), chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư”.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập hồ sơ dự án đầu tư không hợp pháp, không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư.
b) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
c) Không thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư đối với các trường hợp phải điều chỉnh theo quy định pháp luật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện thủ tục đăng ký thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này.
7. Các lưu ý khi thay đổi giấy chứng nhận đầu tư
Một số lưu ý cho các nhà đầu tư khi thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư như sau:
- Công ty chưa làm thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thực hiện tách ngay và cấp lại con dấu mới theo quy định của pháp luật.
- Công ty mới chuyển đổi ngành nghề kinh doanh thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, yêu cầu công ty đảm bảo các điều kiện trong quá trình hoạt động.
- Công ty cần hoàn thiện một số thủ tục sau khi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư để tránh vướng mắc các thủ tục pháp lý sau:
- Trường hợp công ty có người góp vốn mới thì nhà đầu tư mới phải góp vào tài khoản chuyển vốn của công ty. Thời hạn góp đủ vốn thực hiện theo tiến độ ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư.
- Trường hợp nhà đầu tư góp vốn chậm so với cam kết thì phải làm thủ tục gia hạn góp vốn và nộp phạt theo quy định của pháp luật.
- Thủ tục báo cáo và mẫu báo cáo đối với công ty được quy định tại Điều 3 của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Trường hợp việc điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư khiến dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
8. Dịch vụ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Apolat
Apolat là công ty chuyên cung cấp dịch vụ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Các bước thực hiện như sau:
- Thu thập thông tin từ khách hàng để tư vấn chi tiết, cụ thể.
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các giấy tờ, thông tin cơ bản để có thể thực hiện thủ tục.
- Apolat sẽ tiến hành khi đã nhận đủ tài liệu từ khách hàng.
- Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện các thủ tục.
- Bàn giao lại kết quả cho khách hàng cách nhanh chóng.
Trên đây là các thông tin về thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bên cần nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, trình tự, thủ tục tiến hành các thủ tục nêu trên.
9. Những câu hỏi thường gặp
Thời gian thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư là bao lâu?
Theo quy định của Luật Đầu tư 2020, thời hạn điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư sẽ từ 10 đến 25 ngày (trường hợp nộp đủ hồ sơ hợp lệ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
Lệ phí điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư là bao nhiêu?
Không mất chi phí. Trường hợp đăng ký qua dịch vụ bưu chính công ích, thì chi phí dịch vụ nhận hồ sơ và chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Cần chú ý những gì khi thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Theo quy định cụ thể của từng tỉnh và theo nội dung điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư loại hồ sơ Tài liệu được cung cấp có thể thay đổi.
Trường hợp nội dung điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cần phải được sự chấp thuận của nhiều cơ quan khác cùng cấp thì nhà đầu tư phải nộp thêm bản sao hồ sơ cho các cơ quan này phê duyệt.
Bên trên là thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà Apolat Legal muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về dịch vụ, điều kiện khi thành lập công ty. Nếu còn thắc mắc điều gì liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn!
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ Hồ Chí Minh: Lầu 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam
- Địa chỉ Hà Nội: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
- Email: info@apolatlegal.com
- Hotline: (+84) 911 357 447
- Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu 08:15 sáng – 17:15 chiều
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.