1. Hiểu thế nào về “tên miền”?
Tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ, bao gồm tên miền mã ASCII và tên miền đa ngữ (IDN).
Thông tư 24/2015/TT-BTTTT, sửa đổi bổ sung năm 2022 quy định về tên miền tại khoản 4 Điều 2 như sau:
“4. Tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.”. Tên miền bao gồm:
a) Tên miền dùng các ký tự dựa trên cơ sở bảng mã ASCII, sau đây gọi là tên miền mã ASCII;
b) Tên miền dùng bảng chữ cái dựa trên cơ sở ngôn ngữ truyền thống của từng quốc gia, sau đây gọi là tên miền đa ngữ (IDN).”
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp tên miền
2.1. Thông qua hòa giải hoặc thương lượng
Thương lượng hoặc hòa giải là phương pháp được các bên lựa chọn gần như là đầu tiên để giải quyết tranh chấp tên miền. Các bên có thể tự tổ chức thương lượng để đi đến một thỏa thuận chung, đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của các bên.
Ưu điểm
Các bên có thể tự tổ chức thương lượng hoặc hòa giải trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Phương pháp này ít tốn thời gian và tiền bạc của các bên, nếu thương lượng thành công thì các bên sẽ thực hiện thỏa thuận đó một cách tình nguyện.
Nhược điểm
Việc xảy ra tranh chấp tên miền có thẻ do giá chuyển giao của tên miền khá cao nên có thể hai bên không đồng ý. Nếu hai bên thương lượng không thành công thì càng làm mất thời gian của các bên tham gia.
2.2. Thông qua trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại là một trong các phương thức có thể áp dụng giải quyết tranh chấp tên miền. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.
Ưu điểm
Trình tự, thủ tục đơn giản hơn nên thời gian giải quyết khá nhanh so với Tòa án, và phán quyết Trọng tài có giá trị chung thẩm.
Nhược điểm
Một điều kiện tiên quyết để tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 là có thỏa thuận trọng tài. Do đó, nếu một bên trong tranh chấp không đồng ý giải quyết bằng Trọng tài thì phương thức này cũng không thể áp dụng.
2.3. Khởi kiện dân sự
Khởi kiện dân sự thường là biện pháp được lựa chọn sau cuối bời sự tốn kém về tiền bạc và thời gian của nó. Để theo đuổi một vụ kiện dân sự không đơn giản như hai bên tự thỏa thuận thương lượng.
Ưu điểm
Chọn phương án khởi kiện dân sự sẽ giúp cho sự việc được giải quyết triệt để và các bên được quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại cho mình.
Nhược điểm
Khởi kiện dân sự thường mất rất nhiều thời gian và chi phí rất cao. Để theo đuổi một vụ kiện dân sự có thể khiến cho chủ thể mất một số tiền lớn và nhiều năm.
2.4. Biện pháp hành chính
Việc xử lý vi phạm tên miền bằng phương pháp hành chính là việc đánh giá các hành vi là lành mạnh hoặc không lành mạnh.
Ưu điểm
Việc sử dụng biện pháp hành chính đẻ xử lý tranh chấp tên miền giúp sự việc được giải quyết nhanh chóng và triệt để hơn, tiết kiệm chi phí và cơ quan giải quyết có chuyên môn.
Nhược điểm
Biện pháp có những hạn chế nhất định về thời gian và cách thức xử lúy vi phạm.
3. Các trường hợp tranh chấp tên miền phổ biến
Tên miền chỉ được cấp duy nhất và theo nguyên tắc ai đến trước cấp trước, nên nhiều cá nhân và tổ chức đã lợi dụng quy định này để đăng ký một lúc nhiều tên miền khác nhau làm cho hiện tượng trùng/tương tựt tên miền xảy ra và dẫn đến tranh chấp tên miền.
Có nhiều trường hợp dẫn đến tranh chấp tên miền ở Việt Nam hiện nay, nhưng phổ biến nhất là:
- Đăng ký tên miền giống hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký: Đây là trường hợp phổ biến nhất dẫn đến tranh chấp tên miền, vì nó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng và làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu.
- Đăng ký tên miền trùng hoặc tương tự với tên thương mại đã sử dụng: Trường hợp này cũng có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng và làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sở hữu tên thương mại.
- Đăng ký tên miền có chứa tên, biệt danh, hình ảnh của người nổi tiếng mà không được sự cho phép: Trường hợp này có thể vi phạm quyền nhân thân của người nổi tiếng và gây ảnh hưởng đến danh tiếng của họ.
4. Trường hợp nào bị đơn được coi là “có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền”?
Để được coi là có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền, bị đơn phải thỏa mãn một trong các điều kiện tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2018:
“3. Bị đơn được coi là có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền khi đáp ứng một trong những Điều kiện sau đây:
a) Đã sử dụng hoặc có bằng chứng rõ ràng đang chuẩn bị sử dụng tên miền hoặc tên tương ứng với tên miền đó liên quan đến việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ một cách thực sự trước khi có tranh chấp;
b) Được công chúng biết đến bởi tên miền đó cho dù không có quyền nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ;
c) Đang sử dụng tên miền một cách hợp pháp không liên quan tới thương mại hoặc sử dụng tên miền một cách chính đáng, không vì mục đích thương mại hoặc làm cho công chúng hiểu sai hoặc nhầm lẫn, ảnh hưởng tới tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ của nguyên đơn;
d) Có bằng chứng khác chứng minh được tính hợp pháp của bị đơn liên quan đến tên miền.”
Các điều kiện trên thể hiện tính hợp pháp khi sử dụng tên miền của bị đơn.
5. Quản lý tên miền khi đang giải quyết tranh chấp?
Việc quản lý tên miền khi đang giải quyết tranh chấp được quy định tại Điều 16 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT, sửa đổi bổ sung năm 2022:
“Điều 16. Quản lý tên miền “.vn” trong quá trình giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm
- Trung tâm Internet Việt Nam hoặc Nhà đăng ký tên miền “.vn” thực hiện giữ nguyên hiện trạng đăng ký, sử dụng tên miền căn cứ vào văn bản yêu cầu của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp có văn bản thống nhất đề nghị giữ nguyên hiện trạng đăng ký, sử dụng tên miền của cả hai bên có tranh chấp tên miền, Trung tâm Internet Việt Nam xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Tên miền giữ nguyên hiện trạng đăng ký, sử dụng không được đổi tên chủ thể, không được chuyển đổi nhà đăng ký, không được chuyển nhượng quyền sử dụng, không được trả lại tên miền.
- Trường hợp văn bản hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải; quyết định, phán quyết của trọng tài theo quy định của pháp luật về trọng tài; bản án, quyết định của tòa án nêu rõ tên miền tranh chấp bị thu hồi cho phép nguyên đơn đăng ký sử dụng thì người được thi hành án (là nguyên đơn trong vụ việc giải quyết tranh chấp) được ưu tiên đăng ký trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày văn bản, quyết định, phán quyết, bản án có hiệu lực pháp luật. Hết thời hạn này tên miền sẽ được cho đăng ký tự do.
Việc xử lý thi hành quyết định của tòa án, trọng tài trong giải quyết tranh chấp tên miền được thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.”
Việc quản lý tên miền của Trung tâm Internet Việt Nam hoặc Nhà đăng ký tên miền “.vn” khi đang giải quyết tranh chấp góp phần đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của bên có quyền đối với tên miền đó.
6. Apolat Legal tư vấn giải quyết tranh chấp tên miền tại Việt Nam
Apolat Legal là một công ty luật chuyên về lĩnh vực giải quyết tranh chấp tên miền. Chúng tôi hiểu rõ những khó khăn và thách thức mà khách hàng đang phải đối mặt trong việc đăng ký và bảo vệ tên miền của mình. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, chúng tôi cam kết cung cấp các giải pháp tối ưu nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của khách hàng.
Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
- Đại diện giải quyết tranh chấp: Khi có tranh chấp về tên miền xảy ra, chúng tôi sẽ đại diện khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi và tìm kiếm các giải pháp hợp pháp nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
- Xử lý vi phạm tên miền: Nếu có bất kỳ vi phạm nào liên quan đến tên miền, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc đưa ra yêu cầu xử lý và bảo vệ quyền lợi của họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Với sự hiểu biết chuyên sâu về quy định về tên miền tại Việt Nam và kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực này, Apolat Legal tự hào là đối tác tin cậy và đáng tin cậy của khách hàng khi cần sự hỗ trợ và giải quyết tranh chấp tên miền. Chúng tôi cam kết mang đến giải pháp hiệu quả và tối ưu nhất để giúp khách hàng bảo vệ quyền lợi và đạt được thành công trong môi trường kinh doanh trực tuyến ngày càng cạnh tranh.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và đại diện giải quyết các vấn đề liên quan đến tên miền của bạn. Apolat Legal luôn sẵn lòng hỗ trợ và đồng hành cùng bạn trên con đường thành công trong không gian số đầy thách thức này.
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.