Luật số 03/2022/QH15: Một số sửa đổi, bổ sung của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp

Ngày 11/1/2022, Quốc hội đã thông qua Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo hình thức công – Công ty hợp danh, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự (sau đây được gọi là “Luật 03/2022”) với một số điểm đáng lưu ý sau đây:

(a) 02 điểm sửa đổi, bổ sung nổi bật của Luật Đầu tư 2020:

  • Luật 03/2022 đã bổ sung thêm 01 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Cụ thể, tại khoản 5 Điều 3 Luật 03/2022, bổ sung ngành, nghề kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng (không bao gồm kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự) là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được bổ sung thêm số thứ tự 132a sau thứ tự số 132 Phụ lục IV tại Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2020.
  • Bổ sung dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh.
    • Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50.000 người;
    • Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, trừ di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt.

(b) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp 2020:

  • Sửa quy định về biên bản họp Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị. Theo Luật 03/2022, nội dung biên bản không còn yêu cầu bắt buộc có chữ ký của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản họp (nếu có). Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị tham dự và đồng ý thông qua biên bản họp ký.

Cạnh đó, biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp. Người ký biên bản họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác và trung thực của nội dung biên bản họp Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị. Chủ tọa, người ghi biên bản chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với doanh nghiệp do từ chối ký biên bản họp theo quy định của luật này, điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.

  • Sửa điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua. Theo đó, Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành:
    • Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
    • Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
    • Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
    • Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
    • Tổ chức lại, giải thể công ty;
    • Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.

Luật số 03/2022/QH15 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022.

Tải Bản tin pháp lý tại đây. 

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.