1. Tranh chấp là gì?
Hiện nay, các văn bản pháp luật vẫn chưa đưa ra định nghĩa cụ thể về thuật ngữ “tranh chấp”. Tuy nhiên, “tranh chấp” được hiểu là những hành động xung đột, mâu thuẫn hoặc bất đồng ý kiến, quan điểm về một vấn đề cụ thể. Tranh chấp có thể xảy ra với nhiều lĩnh vực, trong đó có cả tranh chấp đầu tư.
Tranh chấp đầu tư được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột hoặc bất đồng quan điểm liên quan đến các hoạt động đầu tư.
2. Quy định của pháp luật về cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp đầu tư
Tranh chấp luôn là hoạt động ngoài sự mong muốn của đôi bên. Tuy nhiên, trong hoạt động đầu tư kinh doanh, việc xảy ra tranh chấp là điều khó tránh khỏi. Do đó, Điều 14 Luật Đầu 2020 tư quy định cụ thể về việc giải quyết tranh chấp đầu tư trong kinh doanh như sau:
1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Tòa án Việt Nam;
b) Trọng tài Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Biện pháp giải quyết tranh chấp đầu tư kinh doanh
Dưới đây những phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư được thiết lập bởi pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của đôi bên:
3.1. Biện pháp giải quyết tranh chấp đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Khoản 1 Điều 14 Luật Đầu tư 2020 quy định cụ thể về vấn đề giải quyết tranh chấp đầu tư liên quan đến hoạt động kinh doanh tại Việt Nam như sau:
“1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.”
Như vậy, căn cứ theo quy định như trên thì việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Thương lượng: Là biện pháp giải quyết tranh chấp do đôi bên tự đàm phán, thỏa thuận với nhau để tìm hướng giải quyết. Thương lượng thường là biện pháp được ưu tiên lựa chọn bởi thủ tục nhanh chóng, thủ tục đơn giản và linh hoạt.
- Hòa giải: Là biện pháp giải quyết những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh với sự tham gia của bên thứ ba. Đó có thể là cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò trung gian hòa giải, đưa ra những ý kiến cũng như tìm kiếm các giải pháp nhằm xoa dịu mâu thuẫn, xung đột của đôi bên.
- Trọng tài: Là phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư thông qua Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên. Biện pháp này diễn ra theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 và sự đàm phán giữa đôi bên.
- Tòa án: Là biện pháp giải quyết những tranh chấp phát sinh tại cơ cơ quan xét xử nhân danh quyền lực của Nhà nước, được tiến hành theo những quy định nghiêm ngặt và chặt chẽ. Trong đó, những phán quyết của Tòa án thường mang tính cưỡng chế cao.
3.2. Biện pháp giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế nước ngoài và cơ quan nhà nước
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 14 Luật Đầu tư 2020, “Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam sẽ đóng vai trò là cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư phát sinh giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này”.
3.3. Biện pháp giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài
Tại Khoản 3 Điều 14 Luật Đầu tư 2020 cũng quy định chi tiết về biện pháp giải quyết tranh chấp trong trường hợp tranh chấp có ít nhất một bên là tổ chức đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế thuộc diện quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 23.
Theo đó, đôi bên có quyền lựa chọn giải quyết những tranh chấp phát sinh thông qua các cơ quan, tổ chức sau:
- Tòa án Việt Nam;
- Trọng tài Việt Nam;
- Trọng tài nước ngoài;
- Trọng tài quốc tế;
- Trọng tài do các bên liên quan thỏa thuận thành lập;
Tham khảo: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại trong đầu tư kinh doanh
3.4. Biện pháp giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư quốc tế và các cơ quan chính quyền có thẩm quyền
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 14 Luật Đầu tư 2020, vấn đề tranh chấp đầu tư giữa các nhà đầu tư quốc tế với cơ quan nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được áp dụng biện pháp giải quyết thông qua cơ chế Tòa án hoặc Trọng tài Việt Nam, ngoài trừ thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế .
Tranh chấp đầu tư có thể dẫn tới những sai sót và hệ lụy đáng tiếc nếu như doanh nghiệp không giải quyết đúng cách. Vì thế, để vấn đề tranh chấp được giải quyết công bằng và nhanh chóng, doanh nghiệp nên tìm đến những tư vấn chuyên sâu từ luật sư.
Apolat Legal tự hào là một trong những đơn vị tư vấn pháp luật uy tín trong lĩnh vực giải quyết những tranh chấp phát sinh với sự tham gia của đội ngũ luật sư chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết những tranh chấp nghiêm trọng về đầu tư. Apolat Legal sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Trên đây là những quy định mới nhất của pháp luật về những biện pháp giải quyết tranh chấp đầu tư. Nếu như có thắc mắc về vấn đề liên quan, liên hệ ngay Apolat Legal để được tư vấn nhanh chóng!
Thông tin liên hệ:
- HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
- HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Phone: 0911 357 447
- Email: info@apolatlegal.com
- Website: apolatlegal.com
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.