1. Hai hình thức thừa kế theo quy định pháp luật.
1.1. Thừa kế theo pháp luật
Căn cứ theo Điều 649, Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế theo pháp luật được định nghĩa là “thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Thừa kế theo pháp luật thường được áp dụng trong trường hợp như sau:
- Người chết không để lại di chúc.
- Người chết có di chúc nhưng không hợp pháp.
- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc, tổ chức, cơ quan được thừa hưởng di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
1.2. Thừa kế theo di chúc
Căn cứ theo Điều 624, Bộ luật dân sự định nghĩa di chúc: “là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Hình thức của di chúc có thể thành lập thành văn bản hoặc di chúc miệng.
Ngoài ra, theo Bộ luật dân sự thì mọi cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Sau khi cá nhân lập di chúc chết, tài sản sẽ được phân chia theo nội dung của di chúc, miễn là di chúc đó hợp pháp, có hiệu lực pháp luật, và người thừa kế còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc tổ chức, cơ quan nhận thừa kế vẫn tồn tại và không từ chối việc nhận thừa kế.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế
Cơ sở pháp lý: Điều 26. Điều 35, Điều 37, Điều 39, Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Căn cứ vào khoản 7 Điều 26, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Cụ thể Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ tranh chấp thừa kế. Còn Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài như tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc đương sự ở nước ngoài.
Căn cứ vào Điều 39, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đối với các vụ án dân sự như sau:
“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”
Theo đó, đối với tranh chấp thừa kế mà tài sản là động sản thì thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án có thẩm quyền tại nơi cư trú, làm việc của bị đơn. Còn trường hợp tranh chấp thừa kế mà tài sản tranh chấp là bất động sản (nhà ở, đất,…) thì thẩm quyền giải quyết thuộc về toà án có thẩm quyền tại nơi có bất động sản.
3. Thời hạn khởi kiện đối với di sản thừa kế.
Căn cứ vào Điều 623, Bộ luật dân sự 2015 thì thời hạn khởi kiện đối với di sản thừa kế được quy định như sau:
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3.Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Lưu ý: Trong trường hợp không có người thừa kế di sản thì giải quyết như sau:
- Di sản thuộc về quyền sở hữu của chủ thể đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236, Luật Dân sự 2015.
- Di sản thuộc về Nhà nước nếu như không có chủ thể nào đang chiếm hữu.
4. Hình thức giải quyết tranh chấp thừa kế
Tranh chấp thừa kế có thể giải quyết theo các hình thức sau đây:
- Thương lượng: là việc bàn bạc, thảo luận giữa các bên tranh chấp để đi đến một thỏa thuận thống nhất về việc giải quyết vấn đề nào đó. Thương lượng là phương thức thể hiện quyền tự do thỏa thuận và định đoạt của các bên tranh chấp.
- Hòa giải: là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của các bên tranh chấp và một bên thứ ba làm trung gian để điều hòa mâu thuẫn và gợi mở phương hướng giải quyết tranh chấp thừa kế của các bên.
- Khởi kiện: khi không thể thương lượng hay hòa giải, các bên tranh chấp có thể tiến hành khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp thừa kế tài sản theo Khoản 5, Điều 26, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
5. Các bước giải quyết tranh chấp thừa kế
Bước 1: Gửi đơn kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Căn cứ theo Điều 190, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện cần gửi đơn kiện cùng các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc tranh chấp thừa kế đến Toà án có thẩm quyền theo các phương thức sau:
- Nộp đơn kiện trực tiếp tại Tòa án.
- Nộp đơn kiện cho Tòa án thông qua dịch vụ bưu chính.
- Nộp đơn kiện bằng hình thức gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Tòa tiếp nhận và xử lý đơn kiện
Căn cứ theo Điều 191, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án sau khi nhận được đơn kiện tranh chấp đất đai phải thực hiện các công việc sau:
- Ghi vào sổ nhận đơn và cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
- Tòa án phải phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn.
- Thẩm phán phải xem xét đơn kiện trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công và đưa ra một trong các quyết định sau:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu đơn khởi kiện chưa đầy đủ thông tin.
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn (nếu đủ điều kiện).
- Chuyển đơn kiện cho Tòa án có thẩm quyền nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án khác và thông báo cho người khởi kiện.
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện với trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của Tòa án.
- Quyết định xử lý đơn của Thẩm phán phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện.
Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án và thông báo đến các cá nhân, cơ quan có liên quan
Trường hợp đơn khởi kiện hợp lệ và vụ án thuộc thẩm quyền xử lý thì Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án và thông báo cho người khởi kiện đến Tòa án để nộp tiền tạm ứng án phí (trừ trường hợp được miễn). Sau khi nhận được biên lai thu tiền tạm ứng án phí, Tòa bắt đầu thụ lý vụ án.
Trong vòng 03 ngày làm việc, Tòa án phải thông báo đến các bên đương sự của vụ án tranh chấp thừa kế và Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án. Trên cơ sở thông báo của Tòa án, bị đơn và người có quyền lợi & nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra ý kiến với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập đối với Tòa án về vụ án.
Bước 4: Tiến hành hòa giải
Căn cứ theo nội dung tại Điều 208, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì trước khi xét xử vụ án, Tòa án cần tổ chức phiên họp với sự tham gia của đương sự trong vụ việc tranh chấp và các đối tượng liên quan. Nội dung của phiên họp này là việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ đồng thời hòa giải giữa các bên tranh chấp.
“Điều 208. Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
- Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
- Trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.
- Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.”
Bước 5: Đưa ra xét xử vụ án nếu hòa giải không thành
Trong trường hợp hòa giải giữa các bên không thành thì Tòa án sẽ đưa vụ án tranh chấp thừa kế ra xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
6. Đơn vị tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế uy tín tại TPHCM
Trên đây là những thông tin liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế, hình thức giải quyết và các bước giải quyết tranh chấp thừa kế chi tiết mà có thể bạn chưa biết. Nếu bạn đang có thắc mắc về vấn đề này cũng như cần tìm kiếm một đơn vị tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế chất lượng, uy tín thì Apolat Legal là lựa chọn thích hợp.
Với nhiều năm hoạt động trong nghề cùng đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn có kiến thức chuyên môn sâu rộng, đặc biệt là trong lĩnh vực thừa kế, Apolat Legal tự tin khi là lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng. Khi đến với chúng tôi, bạn sẽ nhận được một trải nghiệm dịch vụ hàng đầu với chi phí hợp lý, giúp bạn giải đáp mọi vấn đề pháp lý tồn đọng liên quan đến giải quyết tranh thừa kế. Còn chần chờ gì nữa, liên hệ với Apolat Legal theo thông tin dưới đây nhé.
Thông tin liên hệ:
- HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
- HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: 0911 357 447
- Email: info@apolatlegal.com
- Website: apolatlegal.com
Tham khảo các bài viết liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế
- Thế nào là hàng thừa kế thứ 3? Ai thuộc hàng thừa kế thứ 3
-
Quy định hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện nay
-
Quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật hiện hành
-
Thủ tục khai di sản thừa kế nhanh và chuẩn nhất hiện nay
-
Thủ tục thừa kế cổ phần, cổ phiếu theo quy định
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.