Sử dụng biến thể của nhãn hiệu

Sau quá trình đăng ký nhãn hiệu hơn 02 năm, một số doanh nghiệp vì nhiều lý do mà không còn “mặn mà” với nhãn hiệu đã đăng ký hoặc vì không có hiểu biết về các rủi ro khi sử dụng nhãn hiệu không đúng cách, nên đã thực hiện “cải cách” nhãn hiệu của mình cho hợp xu thế hoặc phù hợp với chiến lược kinh doanh của Công ty. Điều này vô tình gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng nhãn hiệu. Bài viết dưới đây là để giúp Quý độc giả hiểu thêm về rủi ro của việc sử dụng biến thể của nhãn hiệu cũng như cách thức để sử dụng nhãn hiệu đúng cách. 

Sử dụng biến thể của nhãn hiệu
Sử dụng biến thể của nhãn hiệu

 1. Rủi ro của việc sử dụng nhãn hiệu không đúng cách:

  1. Mất hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký: Thật vậy, sau khi đăng ký nhãn hiệu thành công, một trong những nguyên nhân chính khiến cho rất nhiều doanh nghiệp “đánh mất” nhãn hiệu của mình là không sử dụng nhãn hiệu hoặc không sử dụng nhãn hiệu đúng cách (lược bỏ hoặc thay đổi một phần nhãn hiệu). Cụ thể, theo quy định pháp luật, sau khi đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu của mình. Nếu nhãn hiệu không được đưa vào sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục thì bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu đó.
  2. Không thể xử lý xâm phạm nhãn hiệu: Nếu doanh nghiệp thiết kế lại nhãn hiệu đã đăng ký của mình thành một phiên bản nhãn hiệu khác mà không thực hiện đăng ký nhãn hiệu thiết kế đó, thì doanh nghiệp sẽ không được pháp luật bảo hộ trước những hành vi xâm pham nhãn hiệu của bên thứ ba khác.
  3. Có khả năng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của bên khác: Trong trường hợp doanh nghiệp thiết kế lại nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó lại trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký của bên khác thì doanh nghiệp có thể được xem là đang xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của bên đó.

2. Thế nào là sử dụng nhãn hiệu? Pháp luật Việt Nam nói gì?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định về việc sử dụng nhãn hiệu như sau: Hành vi sử dụng nhãn hiệu là các hành vi sau đây: 

  1. Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
  2. Bán, chào bán, quảng cáo để bán, trưng bày để bán, tàng trữ để bán, vận chuyển hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;
  3. Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Theo đó, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đưa ra các phương thức để xác định liệu rằng một nhãn hiệu có được sử dụng hay không? Tuy nhiên, Luật SHTT đã không đề cập đến việc sử dụng biến thể của nhãn hiệu có phải là một hình thức sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký hay không? và không đưa ra hướng dẫn nào liên quan đến thế nào việc sử dụng biến thể nhãn hiệu. 

3. Sử dụng biến thể của nhãn hiệu đã đăng ký một cách đúng đắn:

Như đã đề cập ở trên, pháp luật Việt Nam hiện không có quy định liên quan để xác định giá trị pháp lý của việc sử dụng biến thể khác của nhãn hiệu đã đăng ký. Theo đó, chúng tôi trước hết vẫn khuyến nghị chủ sở hữu nhãn hiệu nên ưu tiên sử dụng đúng nhãn hiệu đã đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ để đảm bảo quyền lợi tối đa.  

Trong trường hợp Quý doanh nghiệp/chủ sở hữu nhãn hiệu cần thực hiện thay đổi, điều chỉnh một số chi tiết của Nhãn hiệu đã đăng ký (như thay đổi màu, bổ sung, thay đổi dấu hiệu,…), Quý doanh nghiệp/chủ sở hữu nhãn hiệu cần bảo đảm sự nguyên vẹn về tính phân biệt có trong nhãn hiệu đã đăng ký. Cụ thể, theo Điều 5.C.2 của Công ước Paris (Paris Convention) về bảo hộ sở hữu công nghiệp mà Việt Nam là thành viên: “Việc chủ nhãn hiệu hàng hoá sử dụng nhãn hiệu theo mẫu khác biệt về chi tiết, nhưng không làm thay đổi tính phân biệt (distinctive character) của nhãn hiệu theo mẫu đã được đăng ký tại một nước thành viên bất kỳ của Liên minh sẽ không dẫn tới việc đình chỉ đăng ký và không thể hạn chế sự bảo hộ đã dành cho nhãn hiệu”.  

Hay nói cách khác, trong trường hợp Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ thực hiện thay đổi một số chi tiết của nhãn hiệu mà vẫn giữ được tính phân biệt vốn có của nhãn hiệu đã đăng ký thì việc sử dụng nhãn hiệu được sửa đổi đó vẫn được xem là một hình thức của việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký. Theo đó, Chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ tránh được nguy cơ, rủi ro về việc sử dụng biến thể của nhãn hiệu không đúng cách. 

4. Tính phân biệt (distinctive character) trong nhãn hiệu đã đăng ký và biến thể của nhãn hiệu:

Như vậy, mặc dù pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể, nhưng có cơ sở để chủ sở hữu nhãn hiệu có thể sử dụng biến thể của nhãn hiệu mà vẫn đảm bảo được giá trị pháp lý như việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký. Tuy nhiên, như đã đề cập, chủ sở hữu nhãn hiệu cần đảm bảo việc nhãn hiệu biến thể đó vẫn giữ nguyên vẹn tính phân biệt (distinctive character) có trong nhãn hiệu đã đăng ký. 

Để Quý độc giả có thể hình dung rõ hơn về tính phân biệt của nhãn hiệu, chúng tôi xin được lấy ví dụ về nhãn hiệu “Apolat Legal” đã đăng ký của chúng tôi có thông tin sau đây: 

Nhãn hiệu Apolat Legal 

Logo Apolat Legal

Số đơn: 4-2016-09508 

Chủ văn bằng: Công ty Luật TNHH Apolat Legal 

Đối với nhãn hiệu Apolat Legal nói trên, có thể thấy rằng chữ “Apolat” đã được thể hiện một cách nổi bật (viết cách điệu chữ A, có màu đỏ, kích cỡ lớn,….). Theo đó, chữ “Apolat” được xem là dấu hiệu có tính phân biệt cao trong tổng thể nhãn hiệu “Apolat Legal”. Vì vậy, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu biến thể chỉ bao gồm chữ “Apolat” (tính phân biệt cao) thì vẫn có thể được xem là sử dụng nhãn hiệu. Ngược lại, nếu nhãn hiệu biến thể lược bỏ đi chữ “Apolat” thì chủ sở hữu nhãn hiệu không được xem là sử dụng nhãn hiệu và có thể phải đối mặt với các nguy cơ như đã đề cập tại phần đầu của bài viết này. 

5. Khuyến nghị của Apolat Legal về việc sử dụng biến thể của nhãn hiệu đã đăng ký

Trên thực tế, đã không ít vụ việc sử dụng biến thể nhãn hiệu tại Việt Nam dẫn đến gặp các rủi ro, nguy cơ cho chủ sở hữu nhãn hiệu như đã nêu tại phần đầu của bài viết. Điển hình là vụ việc tranh chấp xâm phạm nhãn hiệu giữa Asano và Asanzo vào giai đoạn năm 2018 – 2019. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu Asanzo (bị đơn) đã sử dụng một biến thể khác ( ) so với nhãn hiệu đăng ký theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và theo đó, bị Tòa án nhân dân Cấp cao tại Tp. Hồ Chí Minh (dựa trên các kết luận của Cục SHTT) xác định là xâm phạm nhãn hiệu với nhãn hiệu Asano của nguyên đơn.  

Do đó, để tránh phải đối mặt các nguy cơ về việc sử dụng biến thể của nhãn hiệu không đúng cách, chúng tôi có một số lưu ý về việc sử dụng biến thể của nhãn hiệu như sau:  

  1. Đăng ký nhãn hiệu biến thể: Hiện nay, việc đăng ký nhãn hiệu có chi phí không quá cao mà có thể đảm bảo được cho doanh nghiệp/chủ sở hữu nhãn hiệu các quyền lợi chính đáng đối với nhãn hiệu theo quy định pháp luật. Vì vậy, trong trường hợp Chủ sở hữu nhãn hiệu có mong muốn sử dụng nhãn hiệu biến thể một cách thường xuyên, chúng tôi khuyến nghị chủ sở hữu nhãn hiệu nên đăng ký nhãn hiệu biến thể đó với Cục Sở hữu trí tuệ để được hưởng quyền lợi theo quy định pháp luật (ví dụ: quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu, quyền thực thi, bảo vệ quyền trước các hành vi xâm phạm….).

Apolat Legal tự hào là một công ty luật và đại diện sở hữu công nghiệp uy tín và có chuyên môn cao trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Apolat Legal có thể tư vấn và giúp bạn đăng ký nhãn hiệu một cách hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất. Trong trường hợp bạn cần đăng ký nhãn hiệu, vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. 

  1. Sử dụng nhãn hiệu biến thể đúng cách: Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ nên sử dụng các biến thể của nhãn hiệu khi các biến thể đó vẫn đảm bảo được sự nguyên vẹn của các yếu tố có khả năng phân biệt có trong nhãn hiệu đăng ký.

Trước khi sử dụng biến thể nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu cần tham khảo ý kiến của đội ngũ pháp lý có chuyên môn về sở hữu trí tuệ để đảm bảo việc sử dụng biến thể nhãn hiệu không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu.  

Tại Apolat Legal, chúng tôi tự hào vì có đội ngũ pháp lý có chuyên môn cao về sở hữu trí tuệ có thể cung cấp các ý kiến đánh giá có độ chính xác và tin cậy cao đối với các biến thể của nhãn hiệu. Vì vậy, bạn đừng ngần ngại liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn về các biến thể của nhãn hiệu. 

  1. Sử dụng nhãn hiệu đăng ký: Để tránh nguy cơ bị mất nhãn hiệu đã đăng ký, bên cạnh việc sử dụng nhãn hiêu biến thể, chủ sở hữu nhãn hiệu cũng nên sử dụng nhãn hiệu đăng ký trong thời hạn năm năm liên tục. Việc sử dụng nhãn hiệu liên tục là cơ sở để giúp chủ sở hữu nhãn hiệu đảm bảo tính hiệu lực liên tục cho nhãn hiệu đã đăng ký của mình.
  1. Lưu ý về gia hạn nhãn hiệu: Một trong những nghĩa vụ cơ bản nhưng vô cùng quan trọng của chủ sở hữu nhãn hiệu là gia hạn đăng ký nhãn hiệu sau mỗi 10 năm. Tuy nhiên, vì số lượng nhãn hiệu trong mỗi thời kỳ có thể tăng liên tục nên việc kiểm soát nhãn hiệu gây tương đối khó khăn cho chủ sở hữu nhãn hiệu. 

Apolat Legal có cung cấp dịch vụ quản lý nhãn hiệu miễn phí đối với Khách hàng đã sử dụng bất kỳ dịch vụ pháp lý nào của Apolat Legal và tự động cập nhật đến Khách hàng tiến độ, tình trạng của nhãn hiệu. Trong trường hợp bạn có nhiều nhãn hiệu cần được quản lý, bạn đừng ngần ngại liên hệ đến Apolat Legal để được ưu đãi về dịch vụ quản lý nhãn hiệu miễn phí. 

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến việc việc sử dụng biến thể của nhãn hiệu (nhãn hiệu biến thể) và các rủi ro pháp lý có liên quan. Trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu tư vấn về Sở hữu Trí tuệ, Quý đọc giả vui lòng liên hệ Apolat Legal thông qua địa chỉ info@apolatlegal.com để được tư vấn chi tiết. 

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Việt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.