Bồi thường thiệt hại trong vụ kiện xâm phạm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam

Biện pháp dân sự là một trong những biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ (“SHTT)) chiếm vị trí quan trọng. Bồi thường thiệt hại là một trong những biện pháp dân sự hữu hiệu để xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu cũng như đảm bảo quyền cho bên bị vi phạm. Khác với việc không xác định mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đươc quy định trong Bộ Luật Dân Sự (mức bồi thường được tính là trị gía bằng tiền của thiệt hại thực tế), Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT.

Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT

Một số lưu ý khi tính mức bồi thường thiệt hại

Thứ nhất, thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT phải là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do chính hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra. Xuất phát từ đặc tính của nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu nhận diện sản phẩm dịch vụ này với sản phẩm dịch vụ khác trong cùng một lĩnh vực, thiệt hại về vật chất đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu là những thiệt hại ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác quyền đối với nhãn hiệu và gây ra sự giảm sút về doanh thu, lợi nhuận cũng như các thiệt hại vật chất khác cho chủ sở hữu nhãn hiệu.Việc bồi thường thiệt hại cần căn cứ vào thiệt hại thực tế xảy ra. Một thiệt hại sẽ được xác định là tổn thất thực tế nếu đáp ứng đủ ba (03) căn cứ như sau:

  • Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại.
  • Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích vật chất hoặc tinh thần.
  • Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó.

Thứ hai, nếu lợi nhuận giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất, khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT được áp dụng trong căn cứ tính mức bồi thường thiệt hại vật chất. Theo đó, Luật SHTT đã đồng nhất lợi nhuận bị đơn thu được từ hành vi xâm phạm nhãn hiệu với lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn. Về mặt lý luận, quy định này chưa thực sự phù hợp, tuy nhiên, về mặt thực tiễn, việc xác định thiệt hại trong xâm phạm nhãn hiệu chỉ mang tính tương đối nên sự thay thế vẫn có thể chấp nhận được và pháp luật của nhiều quốc gia tiếp cận cùng hướng với quy định pháp luật Việt Nam.

Thứ ba, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh được hành vi xâm phạm nhãn hiệu đã gây thiệt hại về vật chất cho mình, chủ sở hữu nhãn hiệu hay còn gọi là nguyên đơn trong vụ án tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ chỉ được lựa chọn một trong các căn cứ nêu trên để xác định mức bồi thường thiệt hại.

Thứ tư, khác với vụ kiện khác, đối với các tranh chấp liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chi phí luật sư được xem là một khoản tiền bồi thường làm căn cứ để tính mức bồi thường thiệt hại khi xâm phạm nhãn hiệu.

Khởi kiện dân sự trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền đối nhãn hiệu nói chung đang là một xu thế giúp tối ưu hóa các lợi ích của chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ. Với đặc trưng của tài sản sở hữu trí tuệ là một tài sản vô hình, việc xác định mức bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn xét xử. Tuy nhiên, bồi thường thiệt hại là một trong những chế định hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.