Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ

Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ

 

Đăng ký nhãn hiệu là một trong những biện pháp ngăn chặn hành vi mạo danh, sao chép sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp trước hành vi xâm phạm của đối thủ. Tại Ấn Độ, để tránh tình trạng hàng hóa, dịch vụ của mình bị lạm dụng bởi đối tượng khác, các cá nhân, tổ chức thường lựa chọn hình thức đăng ký nhãn hiệu. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn về các bước đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ và một số vấn đề cần lưu ý. 

quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ
Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ

1. Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ

Nhãn hiệu đăng ký ở Ấn Độ sẽ được tiếp nhận, quản lý bởi Cục Sở hữu trí tuệ Ấn Độ, cụ thể là Văn phòng Tổng kiểm soát Bằng sáng chế, Kiểu dáng và Thương hiệu (Office of the Controller General of Patents, Designs and Trademarks – CGPDTM), một cơ quan thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại. Doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế:

Bước 1: Tra cứu đăng ký nhãn hiệu

Trước khi đăng ký nhãn hiệu, bạn cần phải kiểm tra và đảm bảo rằng tên hoặc biểu tượng mà bạn muốn đăng ký không bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký trước đó. Trong trường hợp tìm thấy các nhãn hiệu tương tự, hãy kiểm tra phần mô tả để xem nhãn hiệu đó có đại diện cho cùng một nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ do bạn đề xuất hay không. Việc kiểm tra nhãn hiệu có bị trùng hoặc tương tự trước khi đăng ký giúp chủ sở hữu phát hiện những rủi ro tiềm ẩn và có thể tránh được những tình huống bất lợi cho chủ sở hữu. Bạn có thể tìm kiếm thông tin về các nhãn hiệu đã được đăng ký trên trang web của CGPDTM.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Sau khi hoàn tất tra cứu, bạn có thể bắt đầu đăng ký nhãn hiệu bằng cách chuẩn bị hồ sơ cần thiết và đệ trình đơn đăng ký cho CGPDTM. Người nộp đơn đăng ký phải thực hiện theo Biểu mẫu TM-A thông qua cách thức nộp hồ sơ trực tuyến tại website chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ Ấn Độ hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký nhãn hiệu. Đơn đăng ký phải được điền đầy đủ thông tin về chủ sở hữu nhãn hiệu, tên và địa chỉ, thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ được liên kết với nhãn hiệu, và hình ảnh của nhãn hiệu.

Bước 3: Thẩm định nhãn hiệu đăng ký

Khi đơn đăng ký của bạn được nộp, kiểm tra viên sẽ đưa ra một báo cáo kiểm tra bắt buộc sau khi kiểm tra toàn diện đơn đăng ký nhãn hiệu, phù hợp với hướng dẫn của Đạo luật nhãn hiệu của Ấn Độ. Cơ quan đăng ký sẽ gửi Báo cáo kiểm tra thông báo về việc liệu rằng Cơ quan đăng ký sẽ từ chối hay chấp nhận đơn đăng ký có điều kiện.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định, người nộp đơn phải có văn bản trả lời, trong đó phải giải thích rõ ràng kèm với các bằng chứng nếu phản đối quan điểm của Cơ quan đăng ký đưa ra. Theo đó, người nộp đơn phải nêu rõ lý do tại sao không nên từ chối đơn của mình và phải được tiến hành các thủ tục đăng ký tiếp theo. Đơn sẽ bị hủy bỏ khi người nộp đơn không phản hồi trong khoảng thời gian trên.

Sau khi nhận được đơn đăng ký, CGPDTM sẽ xác nhận thông tin và tiến hành kiểm tra đối chiếu với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó. Nếu không có sự trùng lặp hay tương tự gây nhầm lẫn, nhãn hiệu của bạn sẽ được chấp nhận để đăng ký.

Bước 4: Hậu kiểm tra hồ sơ

Sau khi người nộp đơn gửi phản hồi cho Báo cáo kiểm tra, kiểm tra viên có thể sắp xếp một phiên điều trần nếu họ không hài lòng với phản hồi do người nộp đơn gửi hoặc phản hồi chưa nêu rõ các quan điểm của người nộp đơn đối với các vấn đề được nêu trong báo cáo.

Tại buổi điều trần, nếu kiểm tra viên hoàn toàn hài lòng về phản hồi của người nộp đơn, nhãn hiệu có thể được chấp nhận nhãn hiệu và công bố trên Tạp chí Nhãn hiệu (Trademark Journal). Ngược lại, kiểm tra viên có thể từ chối đơn đăng ký nếu người nộp đơn không thể bác bỏ các quan điểm từ chối được nêu trong báo cáo.

Bước 5: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu đã được chấp nhận sẽ được đăng tải trên Tạp chí Nhãn hiệu (Trademark Journal) trong vòng 4 tháng. Trong khoảng thời gian này, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có thể nhìn thấy và có thể nộp đơn phản đối chống lại nhãn hiệu của người nộp đơn. Tạp chí Nhãn hiệu (Trademark Journal) có trên trang web chính thức của Cơ quan đăng ký, được cập nhật vào thứ Hai hàng tuần.

Bước 6: Thông báo phản đối

Trong vòng 4 tháng kể từ ngày công bố đơn nói trên, bất kỳ bên nào có lợi ích bị thiệt hại từ việc công bố nhãn hiệu đó cũng có thể gửi thông báo phản đối. Thông báo phản đối sẽ tạm dừng quy trình đăng ký đối với nhãn hiệu bị phản đối của người nộp đơn theo Đạo luật nhãn hiệu, và người nộp đơn phải thực hiện một số thủ tục pháp lý nếu họ muốn tiếp tục đăng ký, bao gồm việc nộp đơn tuyên bố phản bác (counter-statement), đệ trình các bằng chứng cho đơn tuyên bố phản bác đó (counter-statement) và trong một số trường hợp người nộp đơn cũng phải trải qua phiên điều trần tổ chức bởi Cơ quan đăng ký.

Bước 7: Hoàn tất đăng ký nhãn hiệu

Bước cuối cùng trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu là cấp giấy chứng nhận đăng ký. Sau khi nhãn hiệu trải qua tất cả các quy trình pháp lý nêu trên, sau khi hết hết thời hạn công bố nhãn hiệu 04 tháng mà không có phản đối nào hoặc có phản đối từ bên thứ ba nhưng không được chấp thuận hoặc bị thu hồi, người nộp đơn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có giá trị trong khoảng thời gian 10 năm và được phép gia hạn không hạn chế với thời hạn 10 năm/1 lần gia hạn.

2. Một số lưu ý khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu 

Người nộp đơn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  1. Nếu bạn muốn sử dụng nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký, bạn phải đính kèm bản khai có tuyên thệ của người sử dụng để cung cấp bằng chứng về việc sử dụng trước đó trong thương mại.
  2. Việc chọn nhóm hàng hóa/dịch vụ để đăng ký cho nhãn hiệu cũng nên được cân nhắc và phù hợp với hoạt động kinh doanh của bạn. Việc lựa chọn nhóm hàng hóa/dịch vụ phù hợp có thể giúp bạn tránh được các phản đối trong quá trình đăng ký nhãn hiệu và các tranh chấp pháp lý về quyền sở hữu nhãn hiệu có thể phát sinh trong tương lai.
  3. Ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu rất quan trọng vì nó quyết định mức độ ưu tiên của đơn đăng ký. Bạn nên nộp đơn càng sớm càng tốt để đảm bảo ngày ưu tiên.
  4. Quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ có thể mất đến vài năm để hoàn thành và đôi khi gặp phải các thủ tục pháp lý phức tạp. Vì vậy, nếu bạn muốn đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ, bạn nên tham khảo các chuyên gia tư vấn về sở hữu trí tuệ hoặc đại diện pháp lý để giúp bạn đăng ký một cách hiệu quả và nhanh chóng hoặc thông qua dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ của Apolat Legal.

Trong kinh doanh, nhãn hiệu góp phần xây dựng danh tiếng và tạo sự nhận diện với khách hàng. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu là một bước quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của bạn và đảm bảo rằng sản phẩm của bạn không bị sao chép hoặc sử dụng trái phép. Hãy liên hệ đến chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc liên quan đến quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ. Chúng tôi sẽ giúp bạn bảo vệ tài sản trí tuệ và hỗ trợ doanh nghiệp của bạn phát triển tại thị trường tiềm năng ở Nam Á.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.