Một số nghĩa vụ pháp lý cần thực hiện

1| Nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp trong năm 2019

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 03/2014/NĐ-CP, Người Sử Dụng Lao Động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với Người Sử Dụng Lao Động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo số lao động cho thuê lại với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện định kỳ 06 tháng và hàng năm. Thời điểm báo cáo cụ thể được hướng dẫn tại thông tư 23/2014/TT – BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh xã hội là trước ngày 25 tháng 5 và ngày 25 tháng 11 hằng năm.

Trường hợp doanh nghiệp doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động không nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động ở địa phương sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng (khoản 2 Điều 9 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 88/2015).

Đối với Người Sử Dụng Lao Động không thông báo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc báo cáo nhưng chưa đảm bảo những nội dung, thời hạn theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Đối với Người Sử Dụng Lao Động là tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam không báo cáo tổ chức có thẩm quyền tuyển, quản lý người lao động Việt Nam về tình hình tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

2| Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Theo Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 07/2016/TT-BLDTBXH, Người Sử Dụng Lao Động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử) trước ngày 10 tháng 01 của năm 2020.

Người Sử Dụng Lao Động không nộp báo cáo định kỳ về công tác an toàn, vệ sinh lao động có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Điểm d Khoản 1 Điều 16 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

3| Nộp lệ phí môn bài năm 2020

Theo Khoản 4 Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm 2020.

Doanh nghiệp nộp thuế môn bài không đúng hạn sẽ bị phạt 0.03% trên số tiền thuế chậm nộp cho mỗi ngày nộp trễ (Khoản 3 Điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC), cụ thể:

Số tiền phải nộp = Số tiền chậm nộp x 0,03% x Số ngày chậm nộp

Lưu ý: Số ngày chậm nộp tiền thuế (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật) được tính từ ngày liền kề sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế.

4| Quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC, Doanh nghiệp có trả thu nhập cho người lao động thì phải thực hiện khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thực hiện khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo Khoản 4 Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

Trong đó, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính (điểm đ Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC).

Tải Cập nhật pháp lý tại đây.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.